|
BỒ TÁT HẠNH
- Ý Nghĩa
- Vía Phật -
Bồ Tát Trong Năm
- ---o0o---
-
Bài Đọc Thêm
-
SƠ LƯỢC SẮC THÁI THIỀN TRUNG HOA
-
Thích Phước Tiến
-
--o0o--
-
-
Đạo Phật ra đời hơn
25 thế kỷ. Sự ảnh hưởng của Đạo Phật càng ngày càng lan rộng
khắp nơi, càng ngày càng được thêm nhiều giới trí thức đón nhận
nồng nhiệt; điều đó chứng tỏ giá trị bất hủ của đạo Phật, không
chỉ thời xa xưa, cho dù thời khoa học hiện đại, nó càng soi sáng
thêm cho chân giá trị của đạo Phật. Trong kinh Tăng Chi đức Phật
dạy:“Phật pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến
để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu”. Như vậy đạo Phật
là đạo giác ngộ, đạo của người trí, có hiểu biết đúng đắn.
-
Nhờ
49 ngày đêm tư duy
thiền quán dưới cội Bồ Đề, đức Thế Tôn đã giác ngộ thật tướng
của vạn pháp thành Phật. Trên nền tảng đó, suốt bề dày lịch sử
tuyền bá đạo Phật, thiền trở thành nguyên lý căn bản, là cốt tuỷ
của đạo Phật.
-
Đạo Phật có hai nguồn
tư tưởng lớn và được xem như là tư tưởng chủ đạo của mọi thời
đại: Đó là tư tưởng Đại thừa và tư tưởng Nguyên thuỷ; Thiền của
Nguyên thuỷ như thiền tứ niệm xứ, thiền ngũ đình tâm...Thiền Đại
thừa như thiền chỉ quán, thiền lục diệu pháp môn, thiền Pháp Hoa
tam muội...Tựu chung hai khuynh hướng thiền Đại thừa và Nguyên
thuỷ điều thực hành theo phương pháp mà Đức Phật dạy nên còn gọi
là NHƯ LAI thiền-Thiền theo Phật hay theo kinh điển. Những nguồn
tư tưởng này được du nhập vào Trung Hoa rất sớm.
-
Đặc biệt, khi thiền
tông được truyền vào Trung Hoa, nhất là thời của tổ Đạt Ma trở
về sau, thì sắc thái của thiền tông hoàn toàn thay đổi; Sự thay
đổi này làm cho thiền trở về với chính nó, càng làm cho thiền
phát triển tuyệt đốỉ ở khả năng chứng ngộ tự tâm của hành giả.
Đây là sự sáng tạo độc đáo của chư Tổ nên còn gọi là Tổ sư
thiền. Như vậy Tổ sư thiền, là thiền tông đặc biệt của Trung
Hoa,mặc dù kế thừa từ Ấn Độ, và có thể nói là sản phẩm độc đáo
nhất của người Trung Hoa,trong lịch sử phát triển thiền Phật
giáo.
-
Như chúng ta đã biếât
Phật giáo được truyền vào Trung Hoa từ nhữmg kỹ nguyên đầu tây
lịch. Các tư tưởng thiền nguyên thủy đã được các bậc danh tăng
truyền vào như An Thế Cao (đời Hán), Ca Diếp, Ma Đằng...nhưng
không làm nổi bậc được phong thái của thiền học. Đến đầu thế kỷ
thứ VI, tức năm 520, Bồ Đề Đạt Ma chính thức truyền thiền tông
vào Trung Quốc, và đây là mấu chốt cho việc khởi sắc chân giá
trị của thiền tông, hay tổ sư thiền. Ngài Đạt Ma chủ xướng: “Bất
lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh
thành Phật”. Mặc dù tông chỉ như vậy, nhưng ngài Đạt Ma vẫn chưa
xử dụng đúng mức đường lối chủ trương của mình, bởi vì Ngài còn
mang nặng sắc thái thiền Ấn Độ. Giữa hai tư tưởng Ấn - Hoa có
nhiều cái đối lập nhau: Người Ấn Độ luôn hướng về triết học thần
bí siêu hình; Người Trung Hoa bình dị giản đơn và thực tiễn, cho
nên khó có thể nào nhất thời hoà nhập với nhau được. Vì vậy việc
sơ giao buổi đầu giữa tổ Bồ Đề Đạt Ma với vua Lương Võ Đế đã
không được thành công là điều tất nhiên .
-
- Vua Lương Võ Đế
hỏi: Trẫm xây dựng hơn 70 kiểng chùa độ chúng Tăng nhiều vô số,
việc ấy có công đức gì không ?
-
- Đạt Ma trả lời
:Không có công đức .
-
Câu nói ấy đã làm cho
Vua thất vọng, bởi vì người Trung Hoa không thể nào chấp nhận
những câu nói cầu kỳ rắt rối như thế !
-
Một câu nói phủ đầu
của Ngài Đạt Ma đối với người Trung Hoa, nhất là vua, là hoàn
toàn có tác dụng ngược lại với người muốn đưa ra chiêu bài này
nhằm cảm hoá Vua làm việc đừng chấp tướng, vì nó còn giới hạn
trong phước báo hữu lậu nhơn thiên. Nhưng vì những quan điểm
trái nhau, nên Ngài Đạt Ma đã thất bại ở buổi đầu, bèn trốn vào
đất Ngụy, ngồi ngó vách chín năm để đợi thời cơ. Nếu buổi đầu Tổ
Đạt Ma khéo vận dụng “thuật đắc nhơn tâm” thì đây là cơ hội ngàn
vàng cho bước đuớc đầu truyền thiền của Ngài, nghĩa là tuỳ duyên
mà bất biến thì có phương hại gì. Đằng này, Đạt Ma vẫn khư khư
quan điểm của mình, tức quan điểm Ấn Độ, thì vua Lương Võ Đế
cũng đâu dễ gì chấp nhận thái độ xem như là đối kháng của Tăng
nhơn ngoại quốc! Như vậy giữa hai người không có điểm gặp nhau.
Cho đến chín năm sau, người Trung Hoa đầu tiên có thể bỏ hết mọi
thành kiến chủ quan để chấp nhận sự thách thức phủ đầu của Đạt
Ma chính là Tuệ Khả_Thần Quang. Trong khi Thần Quang đứng cả đêm
ngoài trời tuyết ngập đến phủ đầu gối, vậy mà Ngài Đạt Ma lại
nói một câu hết sức vô tình “Diệụ đạo vô thượng của chư Phật
phải nhiều kiếp tinh cần, chỉ có chút lao khổ nhọc nhằn mà cầu
pháp chân thừa được sao?”.Vượt được thử thách này thì Thần Quang
được là người Trung Hoa đầu tiên chấp nhận được thiền của Bồ Đề
Đạt Ma. Như vậy Ngài Đạt Ma được xem như gạch nối giữa thiền
Trung Hoa và Ấn Độ-Tổ cuối cùng Ấn Độ và sơ tổ của thiền tông
Trung Hoa.
-
Kể từ đó, thiền học
luôn luôn được biến chuyển, linh hoạt hơn, thực tế hơn nhằm cập
nhật với người dân Trung Hoa.Và người được xem là cách mạng toàn
diện dấu vết cũ của thiền Ấn Độ chính là Huệ Năng, người thầy
nổi bậc của dòng thiền đốn siêu tuyệt.
-
Một ngày kia trong
pháp hội của tổ Huỳnh Mai,có một chàng thanh niên quê mùa xứ
Lãnh Nam, làm lễ ra mắt Tổ.
-
- Tổ hỏi: Ông từ đâu
đến ?
-
- Năng đáp: Con từ
Lãnh Nam đến.
-
- Ông muốn cầu gì ?
-
- Chỉ cầu làm Phật.
-
- Tổ bảo: Người Lãnh
Nam không có Phật tánh làm sao thành Phật được.
-
- Năng đáp: Người
đành có Nam Bắc tánh Phật há có vậy sao ?
-
Chính câu trả lời
tuyệt diệu ấy, là tiền đề cho đặc chất của thiền Trung Hoa phát
triển sau này.
-
Như chúng ta đã biết
tổ Đạt Ma chủ trương: bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,
trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật, nhưng ngài chưa hoàn
tất triệt để về tông chỉ của mình, bởi vì ngài Đạt Ma vẫn còn xử
dụng bốn bộ kinh Lăng Già làm nơi y cứ cho thiền tông truyền lại
cho Huệ Khả; và ý nghĩa kiến tánh thành Phật, Ngài cũng chưa lột
xác được hết ý nghĩa thâm thuý này. Cho nên tông chỉ của tổ Đạt
Ma hoàn toàn nhờ vào tay của ngài Huệ Năng mới giải quyết hết ý
nghĩa của nó.Và dĩ nhiên Huệ Năng trở thành một thiền sư sáng
giá nhất của Trung Hoa. Để thấy được điều này chúng ta cùng luận
bàn về bốn câu kệ đã nêu.
-
Bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền, tức là sự liểu ngộ của mỗi con người không
phải do văn tự mà được. Chữ nghĩa văn tự, đối với thiền tông,
đôi khi lại là pháp chướng đạo, bởi vì có những người chuyên lo
học vấn nên kiến thức trở thành sở tri ngăn ngại phương diện thể
nhập chơn tánh của thiền giả. Chính vì vậy, để giúp cho Hương
Nghiêm Trí Nhàn thoát khỏi rừng văn tự kiến chấp dày đặc, Qui
Sơn khích Trí Nhàn một câu : Thử tìm trong kinh sách để trả lời
xem khi cha mẹ chưa sanh ông là cái gì ? Vì không trả lời được
câu ấy nên Trí Nhàn đốt hết kinh sách vào rừng dựng am tu hành .
Nhờ câu ấy mà sau này khi ngộ đạo, Trí Nhàn hướng về Qui Sơn
đảnh lễ nói rằng ơn thầy lớn hơn ơn cha mẹ!
-
Ngày xưa, bằng thủ
thuật trên, chỉ cần hình ảnh con ong bay qua cửa kính , Ngài
Thần Tán điểm đạo cho thầy bằng bài kệ :
-
“Không môn bất khẳng xuất
-
Đầu song dả thái si
-
Bách niên toản cổ chỉ
-
Hà nhật
xuất đầu thiø “
-
(cửa không chẳng chịu
ra, quá ngu chui cửa sổ, trăm năm giấy mực dùi, ngày nào thoát
ra được )
-
Như vậy tính chất của
thiền là lột xác hết các kiến chấp suy lý tìm cầu trên văn tự.
Đó là chỗ trực kiến tâm linh, thể nhập chơn tánh. Kinh điển chỉ
là phương tiện như ngón tay chỉ mặt trăng, cần phải thấy trăng
chớ không phải nhìn ngón tay là trăng! Nhằm phá bỏ các kiến chấp
văn tự, ngài Huệ Năng đối đáp dứt khoát với ni Vô Tận Tạng. Ni
Tận Tạng cầm kinh hỏi chữ. Tổ bảo chữ thì không biết, nghĩa tức
mời hỏi. Ni bảo chữ còn không biết sao có thể hiểu nghĩa. Tổ bảo
diệu lý của chư Phật chẳng quan hệ gì đến văn tự. Một câu điểm
đạo tuyệt vời làm ni Vô Tận Tạng tỉnh ngộ. Tuy vậy, chúng ta
đừng ngĩ rằng Tổ Huệ Năng là người dốt đặc đến chữ nhất một cũng
không biết , mà sự không biết chữ ûcủa Ngài chỉ để nhằm làm nổi
bật lên ý nghĩa “bất lập văn tự” của thiền tông. Bởi vì thiền
tông phá bỏ kiến chấp của những người lấy văn tự làm chân lý.
Nếu nương vào văn tự để đạt đến chổ siêu tuyệt thì chẳng có
ngại gì. Tổ Huệ Năng cũng nhờ nghe kinh Kim Cang mà ngộ đạo.
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh diển tả lời Tổ dạy Pháp Đạt : khi Tổ
chỉ cho Pháp Đạt cách trì kinh Pháp Hoa, Pháp Đạt thưa: Nếu vậy
thì chỉ cần hiểu nghĩa lý, không cần tụng kinh hay sao ? Tổ bảo
ý kinh có lỗi gì mà ngăn cấm người tụng; mê ngộ ở nơi người ,
hại hay lợi đều do mình mà ra. Miệng tụng tâm hành ấy là chuyển
được kinh, miệng tụng tâm không hành, ấy là bị kinh chuyển. Do
đó chúng ta chẳng lạ gì , tại sao thiền không lập văn tự, mà
kinh điển, sách lục lại nhiều vô số? Đó là chỗ chúng ta cần phải
lưu ý .
-
“Trực chỉ nhơn tâm,
kiến tánh thành Phật .” Đây là ý nghĩa kế thừa tư tưởng Đại
Thừa. Tư tưởng ấy chính là “tất cả chúng sanh đều có tánh Phật
và sẽ thành Phật”. Chuyện thành Phật là chuyện của con người,
chớ chẳng phải là ai khác, không phải chư Thiên, La Hán, Bồ Tát
mới thành Phật? Thật ra chư vị ấy cũng phát xuất từ một con
người và thành Phật cũng là chuyện con người . Tổ Huệ Năng đã
sớm giác ngộ được điều này và đã tự khẳng định chân giá trị của
con người mình: “Người có Phân chia Nam Bắc, thân quê mùa cùng
Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác”(Pháp bảo
đàn kinh). Nhận rỏ được nghĩa này nên Tổ Huệ Năng mới nói rằng
bản lai vô nhất vật. Như vậy một mặt nào đó chúng ta thấy Thiền
dường như chống trái với kinh điển, nhưng đi sâu vào nội dung ta
mới thấy rằng , những ngôn ngữ của thiền chỉ là không rập khuông
lại theo ngôn ngữ kinh điển, nhưng ý nghiã của nó hoàn toàn khế
hợp với lời dạy của chư Phật. Đây là điểm nổi bậc của thiền
Trung Hoa, lột xác tận cùng tông chỉ của Tổ Đạt Ma và dần dần lộ
rỏ lên được bản chất của mình, nếu không muốn nói là độc tôn.
Như vậy Tổ Huệ Năng là người Trung Quốc đầu tiên làm sámg tỏ
triệt để pháp kiến tánh thành Phật của Tổ Đạt Ma. Giáo sư
SUZUKI nói rằng: Huệ Năng là vị tổ có công lớn đưa thiền tông
lên tột đỉnh của pháp môn này với phương pháp trực chỉ nhơn tâm
kiến tánh thành Phật của lối đốùn ngộ và uy danh của ngài đã làm
lu mờ hẳn tên tuổi của Đạt Ma tổ sư. Do đó Huệ năng đã trở thành
linh hồn của thiền học Trung Hoa”. Kể từ Huệ Năng trở về sau
thiền tông phân hoá thành năm dòng khác nhau, nhưng đó chỉ là
biểu hiện cho sự phát triển lan rộng cùng khắp và đa dạng mà
thôi. Năm dòng ấy gồm: Lâm Tế, Tào Động, Qui Ngưỡng, Vân Môn,
Pháp Nhãn. Đương thời, đều phát triển rực rở theo khuynh hướng
riêng của mình và nhờ các hàng hậu bối thừa tiếp truyền bá rộng
thêm. Nhưng rồi theo thời gian, một vài tông phái cũng bị lu mờ.
Riêng có hai dòng thiền Tào Động của Thanh Nguyên _ Hành Tư
(740) và dòng Lâm Tế của Nam Nhạc _Hoài Nhượng (677-744) được
tồn tại mãi ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam ...Mặc dù trãi qua
nhiều biến đổi quyết liệt, ở nhiều phương diện, nhưng nguyên lý
và chân phong thiền vẫn sinh động không suy giảm gì mấy so với
thời Lục Tổ và đó là chân tinh thần vô giá của Đông Phương nay
ảnh hưởng còn thấm nhuần sâu đậm trong văn hoá nhất là giữa trí
thức Nhật Bản – SUZUKI .
-
Tóm Lại, qua phần
trình bày sơ lược, chúng ta được biết thiền xuất hiện rất sớm ở
Trung Hoa, nhưng các phương thức tu tập còn bị hạn chế trong
khuông khổ, phần lớn chỉ vận dụng kế thừa theo vài phương pháp
cổ xưa, còn câu nệ hình thức nên chưa được phổ thông và rộng
rãi. Đến khi thiền tông được Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung
Quốc, thiền được nâng lên một cấp độ rõ rệt và làm nền tảng căn
bản cho sự phát triển của thiền Trung Quốc sau này. Kể từ thời
Huệ Năng trở đi tâm yếu thiền tông Trung Hoa không những xoá vết
thiền Nguyên thuỷ mà còn vượt lên trên Đại thừa phát huy thành
tối thượng thừa thoát ly hẳn triết lý thiền Ấn Độ khi mơiù du
nhập. Cho nên cành hoa vi tiếu của Ngài Ca diếp là thần tượng
của thiền tông xem đó như sự chánh truyền từ thời đức Phật cho
đến Đạt Ma tổ sư là vị Tổ cuối cùng của Ấn Độ ; Nhưng chắc có
lẻ, đây chỉ là hệ thống hoá cho được logic, chớ thật ra thì Ấn
Độ chưa có tông phái thiền hẳn hoi. Nhờ du nhập vào đất Trung
Hoa thiền tông mới biểu hiện được sức sống của mình. Và như vậy
Trung Hoa, đặc biệt là Lục Tổ đã làm sáng giá giáo nghĩa của
thiền học, như lời nhận định của SUZUKI : “Phật giáo thiền tông
Trung Hoa không còn là một sản phẩm ngoại lai, và đã được biến
chế lại từ nội tâm của dân tộc này thành một sáng hoá kỳ đặc? Ấy
chính vì thiền chuyển được thành một sản phẩm của đất nước mới
tồn tại được vượt qua các trường phái khác” .
--o0o--
|
|