|
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
-
Ðại Ý Triệu Luận
-
Tô Quân – Thích Nữ Dũng Liên dịch
(trích từ Phật giáo tam bách đề)
-
---o0o---
-
-
I. CUỘC ÐỜI TÁC GIẢ
-
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả
Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Taàn Trung Quốc, chủ
yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo. Thời gian khoảng
giữa đời Lương và đời Trần (Nam Triều) biên soạn thành tập gọi
là “Triệu Luận”.
-
Tăng Triệu họ Trương, người Trường An, Kinh Triệu (nay là thành
phố Tây An), sanh vào niên hiệu Thái Nguyên thứ 9 Hiếu Vũ Ðế đời
Ðông Tấn (384), viên tịch niên hiệu Nghĩa Hy thứ 7 đời vua An Ðế
(414). Thời niên thieáu ham mộ tư tưởng Lão Trang, sau đó nhân
đọc kinh Duy Ma mà giác ngộ xuất gia. Sau khi xuất gia đọc tụng
kinh, luận Phật Giáo đại thừa, thông hiểu kinh điển ba tạng
kinh, luật, luận. Năm 20 tuổi trở thành nhà lý luận Phật Giáo
nổi tiếng ở Trường An. Không bao lâu, Ngài Cưu Ma La Thập đến Cô
Tạng (nay là huyện Vũ Uy Cam Túc), Tăng Triệu từ ngàn dặm xa xôi
đến lễ La Thập làm thầy, theo La Thập tu học nghĩa lý Bát nhã
học và được Ngài La Thập tán thán khen ngợi. “Triệu Luận” là
quyển luận Phật Giáo về tư tưởng Bát nhã do Tăng Triệu trước tác
trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
-
II. ÐẠI Ý “TRIỆU LUẬN” :
-
“Triệu Luận” gồm có 5 thiên :
-
Tôn bổn nghĩa, Vật bất thiên luận, Bất chân không luận, Bát nhã
vô trí luận, Niết bàn vô danh luận.
-
1. Tôn bổn nghĩa :
-
Nội dung chủ yếu của “Tôn bổn nghĩa” là giải thích danh, tướng
của Bát nhã học, cho rằng các khái niệm như : Bổn vô, Thực
tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội v.v... danh, tướng tuy
sai khác nhưng nghĩa lý thì tương đồng, và cho rằng chỉ có xem
“tánh không” thành “chư pháp thực tướng”, mới có thể chính xác
lý giải giáo nghĩa Phật giáo.
-
2. Vật bất thiên luận :
-
Chữ “thiên” có nghĩa là “thay đổi”, “vận động”. Người thường
nhìn thấy sự vật “sanh tử đổi thay, đông đến hạ đi” bèn cho rằng
sự vật là vận động. Ðối với vấn đề này Tăng Triệu cho rằng :
Cách nhìn sự vật vận động, trên thực tế chỉ là một kiến thức sai
lầm. Vạn sự vạn vaät, nhìn từ bề mặt tuy là vận động, thực tế
không phải là sự vận động trung thực, cái gọi là vận động là hư
ngụy giả tạo. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải nói là sự vật
tịnh chỉ. Sự vật tuy không phải là vận động, nhưng cũng không
phải là tuyệt đối tịnh chỉ, cái gọi là tịnh chỉ cũng là hư vọng.
Tăng Triệu cho rằng : Tất cả vạn vật “tuy động mà thường
tịnh, không bỏ động mà tìm cầu cái tịnh, tuy tịnh mà không lìa
cái động, động và tịnh chưa từng có sự sai khác”, động tức
là tịnh, tịnh tức là động, động tịnh nhất như. Cách nhìn này
chính là sự biểu đạt tư tưởng Trung Quán Phật giáo đại thừa.
Ngài Long Thọ trong “Trung Luận” đưa ra : Tất cả vạn pháp “Bất
sanh diệc bất diệt, bất thường diệt bất đoạn, bất nhất diệc bất
dị, bất lai diệc bất xuất” (xuất cũng có thể gọi là khứ).
-
Dịch :
-
Không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không
một cũng không khác, khoâng đến cũng không đi.
-
“Vật bất thiên luận” của Tăng Triệu chính là sự biểu đạt cụ thể
đối với câu “bất lai bất xuất (khứ)”.
-
3. Bất chân không luận :
-
“Bất chân không luận” là thuyết minh cụ thể của Tăng Triệu đối
vơùi Bát nhã không quán, đối với đề mục “Bất chân không” Tăng
Triệu giải thích rằng : “Các pháp hư giả nên gọi không chân
thật ; hư giả không thật cho nên là không”, không cũng chính
là nói, tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh khởi,
vọng tưởng hư huyễn không thực, là một sự tồn tại không chân
thực, nên gọi là “bất chân”. Về mặt khác, do vì các pháp không
chân thật, đều do nhân duyên giả hợp mà có, nên nói là bổn tưï
tánh không. Kỳ thực “bất chân” tức là “không”, “không” tức là
“bất chân” ; “không” và “bất chân” không phải là hai khái niệm
đối lập mà là đồng nhất. Phát xuất từ nhận thức này, Tăng Triệu
đã tiến hành phê bình “luïc gia thất tông” là các nhà các tông
Bát nhã học nổi tiếng thời đó. Từ nội dung của bộ luận này có
thể thấy rằng : Tăng Triệu đối với giáo nghĩa “Duyên khởi tánh
không” do Long Thọ đề xướng, có lý giải vô cùng chính xác và sâu
sắc.
-
4. Bát nhã vô tri luận :
-
“Bát nhã vô tri luận” là bài luận quan trọng của Tăng Triệu được
hoàn thành sau khi tham gia công trình phiên dịch “Kinh Ðại phẩm
Bát nhã”, chủ yếu nhắm vào quan điểm Bát nhã hưõu tri tiến hành
phê phán, từ đó trình bày đạo lý Bát nhã vô tướng vô tri.
-
Bát nhã là tiếng Phạn, danh từ thường dùng của Phật giáo Ấn Ðộ ,
có nghĩa là trí huệ , tức là trí huệ nhận thức chư pháp tánh
không. Tăng Triệu cho rằng : Bát nhã thì tuyệt đối vĩnh hằng, có
thể chiếu soi tất cả, mà bản thân của nó lại là vô tướng , vô
danh, vô tri. Sở dĩ như thế là vì chư pháp vô tướng, nếu có
tướng tức là hư vọng, vì thế đối với Bát nhaõ mà nói, không có
bất cứ cái gì cần nó phải đi nhận thức. Ðó chính là hàm nghĩa
của Bát nhã vô tri. Nhận thức luận này đã nói rõ phương pháp
Trung Quán của đại thừa Phật giáo không rớt vào có, không lạc
vào không , không rơi vào hai bên. Mà tác dụng chủ yếu của nó
chính là muốn chúng ta quăng bỏ đi các thứ nhận thức có liên
quan đến thế giới thế tục, từ đó tiêu trừ chấp trước, được giác
ngộ giải thoát.
-
“Bát nhã vô tri luận” còn bao gồm các bài “Thư hỏi của Lưu Di
Dân” và “Trả lời thư của Lưu Di Dân” của Tăng Triệu, thuyết minh
về nội dung Bát nhã học.
-
5. Niết bàn vô danh luận :
-
“Niết bàn vô danh luận” chia làm hai phần :
-
Phần đầu là “Biểu thượng Tần Chủ Diệu Hưng” cũng gọi là “Thượng
Tần vương biểu”, phần sau là bộ luận này. Bộ luận này có người
nói do Diệu Hưng trước tác, gồm 9 chiếc 10 diễn, cho nên cũng có
lúc xưng là “Niết bàn vô danh cửu chiết thập diễn”. Do vì thể
tài, bút pháp, sự thật lịch sử, tư tưởng v.v... nhiều phương
diện của bộ luận này có chỗ không giống với các trước tác của
Tăng Triệu, nên các học giả cho rằng bộ luận này không phải do
Tăng Triệu làm ra.
-
Nội dung trung tâm của bộ luận này là thuyết minh thể Niết bàn
tịch tịnh hư không , vi diệu vô tướng, không thể dùng ngôn ngữ
văn tự biểu đạt, không thể dùng tâm phàm phu thế tục để nhận
thức, nó vượt ra ngoài tất cả danh tướng, vì thế Niết bàn chẳng
qua cũng chỉ là một loại giả danh mà thôi, nên gọi là Niết bàn
vô danh.
-
III. ÐỊA VỊ VÀ SỰ CỐNG HIẾN CỦA TĂNG TRIỆU :
-
Tăng Triệu cuộc đời ngắn ngủi nhưng học thuyết của Ngài chiếm
địa vị quan trọng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc và lịch sử
triết học Trung Quốc.
-
Tác dụng quan trọng này, đầu tiên là biểu hiện trên sự tổng kết
và phê phán của Ngài đối với Bát nhã học thời Ngụy Tấn. Trước
Tăng Triệu, Bát nhã học Phật giáo Trung Quốc thạnh hành là “Lục
gia thất tông”, là :
-
1.
Bổn vô tông của Ðạo An,
-
2.
Tâm vô tông của Chi Mẫn Ðộ,
-
3.
Bổn vô dị tông của Trúc Pháp Thâm,
-
4.
Sắc tông của Chi Ðạo Lâm,
-
5.
Thức Hàm Tông của Vu Pháp Khai,
-
6.
Huyễn hóa tông của Ðạo Nhất,
-
7.
Duyên hội tông của Vu Ðạo Toại.
-
Các tông các nhà này là các dòng chủ yếu của Bát nhã học trước
thời Tăng Triệu, nhưng giáo nghĩa của lục gia thất tông tuy dùng
tên Bát nhã học, nhưng thực tế khách quan mà nói, tư tưởng của
các tông này bao hàm màu sắc huyền học của thời Ngụy Tấn vô cùng
sâu đậm, đối với nghĩa lý Bát nhã đại thừa có một số lý giải sai
lầm, hoặc thiên nặng về không, hoặc thiên nặng về sắc, hoặc
thiên nặng về tâm, không thể lý giải chính xác đạo lý duyên khởi
tánh không của Bát nhã học : Có tức là không , không tức là có,
không và có chẳng phải một chẳng phaûi hai.
-
Tăng Triệu theo học với Ngài Cưu Ma La Thập đã học được nguyên
tắc tư duy biện luận của học phái Trung Quán Phật giáo Ấn Ðộ,
đồng thời dùng học thuyết bản thể tác dụng của huyền học Ngụy
Tấn thêm vào kiến giải của mình, đối với lý giải sai lầm của lục
gia thất tông tiến hành phê phán, xiển thuật chính xác tinh thần
cơ baûn của Phật giáo đại thừa : phi hữu phi không, tức động
tức tịnh, tri tức bất tri, thể dụng nhất như, ngã pháp đều không.
Giống như học thuyết Trung Quán, Ngài sử dụng phương pháp hai
lần phủ định, đối với tất cả sự vật, không thừa nhận tuyệt đối
là không cũng không thừa nhận tuyệt đối là có ; không thừa nhận
tuyệt đối vận động, cũng không thừa nhận tuyệt đối tịnh chỉ ;
không thừa nhận Bát nhã hữu tri, cũng không thừa nhận Bát nhã vô
tri. Ðối với chân thực tự tướng của vạn vật mà nói, tất cả tánh
chất mà có thể dùng ngôn ngữ văn tưï để biểu đạt là hư giả. Nhận
thức này của Tăng Triệu có thể nói là lý giải một cách chính xác
giáo lý duyên khởi tánh không của Bát nhã học. Do đó, “Triệu
Luận” của Tăng Triệu đã đánh dấu sự kết thúc của một thời đại,
tức là kết thúc lục gia thất tông đã chịu sự chi phối của huyền
học thời Ngụy Tấn, đồng thời cũng đánh dấu sự bắt đầu của một
thời đại, tức là tư tưởng Bát nhã Không tông, bắt đầu thạnh hành
trên đất nước Trung Quốc. Chính là từ Tăng Triệu bắt đầu, Bát
nhã Không quán mới phổ biếu lưu hành trong tư tưởng Phật giáo
Trung Quốc, trở thành lý luận trung tâm của sự phát triển tư
tưởng Phật giáo Trung Quốc.
-
Sau đó, Trung Quốc xuất hiện nhiều tông phái, hoặc ít hoặc nhiều
đều lấy Bát nhã Không quán làm cơ sở lý luận cho tông phái mình.
-
Phật học viện Mân Nam – Hạ Môn - Trung Quốc
Ngày 15.7.2002
--o0o--
|
|