|
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
-
Không Tông & Hữu Tông
-
(Trích từ Phật Giáo Tam Bách Đề - Từ Thiệu Cường)
-
Thích Nữ Liên Nghiêm dịch
-
---o0o---
-
-
Không tông và Hữu tông là tên riêng của hai tông phái lớn của
Phật giáo Ðại Thừa Ấn Ðộ. Không tông gọi đủ là Ðại Thừa Không
tông, là tên riêng của tông phái Trung Quán Phật giáo ; Hữu tông
gọi đủ là Ðại thừa Hữu tông, là tên riêng của tông phái Du Già
Phật giáo. Lấy Không, Hữu để đặt tên cho hai phái lớn này, chủ
yếu là do đặc trưng giáo nghĩa của hai tông phái này. Nói cách
khác, tông phái Trung quán sở dĩ có tên là Không tông, chính là
vì tông phái này đặc biệt nói rõ bản chất của sự vật hiện tượng
duyên khởi tánh không ; tông phái Du Già sở dĩ có tên là Hữu
tông, là do tông phái này nhấn mạnh tất cả các sự vật hiện tượng
đều là tồn tại hư giả do “thức” biến hiện ra, mà “thức” biến
hiện ra vạn tượng trong vũ trụ thì tồn tại, có nghĩa là “hữu”.
-
Tông phái Trung quán trên cơ sở tư tưởng không quán vào đầu thời
kỳ kinh điển Bát nhã đại thừa xướng đạo, đã đưa ra lập trường
trung đạo để thuyết minh bản chất “không” của sự vật tồn tại. Lý
luận tánh không của “Kinh Bát nhã” cho rằng, bản chất sự vật thì
không có chân thật bất biến, cho nên gọi là không ; nhưng sự vật
hiện tượng thì tồn tại nên gọi là huyễn có. Ngài Long Thọ là
người đặt nền móng cho tư tưởng tông phái Trung quán, tiến một
bước từ trong quy định bản chất “tự tánh” và mối quan hệ hai lần
phủ định của “hữu (tồn tại)” và “vô (không tồn tại)”, để luận
chứng “vô tự tánh, ”, từ đó xiển thuật tư tưởng trung đạo của
mình. Ngài Long Thọ cho raèng “tự tánh” chính là cái mà rời bỏ
tất cả sự vật hiện tượng khác mà có thể độc lập tồn tại, tức là
không cần tha nhân mà tự ngã sanh ra, tự ngã tồn tại, hoặc là tự
ngã tồn tại không bị bất cứ điều kiện hạn cheá nào ; nói ngược
lại vật sanh ra do điều kiện nhân duyên chính là “vô tự tánh”.
Tất cả sâm la vạn tượng không có cái nào mà không ở trong mối
quan hệ nhân quả, đều là vô tự tánh, chính là “không” ; “không”
chẳng phải là hư vô, mà là chỉ sự xuất hiện của sự vật bắt nguồn
từ một nhân duyên nào đó. Như thế, Ngài Long Thọ từ trong tánh
chất duyên khởi của pháp và tự tánh có cách nhìn phủ nhận sự vật
có tự tánh . Tự tánh của sự vật đã không thể thành lập, thì cũng
không thể có tha tánh, vì tha tánh chính là tự tánh của sự vật.
Tự tánh, tha tánh đều không thể thành lập, thì không có “hữu
(bản chất tồn tại)” của thế giới vạn vật, đó gọi là “bất hữu” ;
đã không có “hữu ”, cũng không tồn tại “vô (sự biến hóa của bản
chất)”, vì không có bản chất, nên không có sự biến hóa của bản
chất, đó gọi là “bất vô”.
-
Ngài Long Thọ còn đưa ra, “không” chính là sự thống nhất của
“hữu” và “vô”, “bất hữu” và “bất vô”. Nói nó là “vô”, “bất hữu”,
là chỉ sự vật không có tự tánh, không có sự tồn tại của bản chất
; nói nó là “hữu”, “bất vô”, là chỉ sự vật đều nằm trong điều
kiện nhaân duyên, sự biến hóa sanh diệt của sự vật, chỉ có ý
nghĩa sự vật từ điều kiện nhân duyên này chuyển đến một điều
kiện nhân duyên khác, hoàn toàn không có sự biến hóa của bản
chất. Cái “không” này là sự nhận thức chân thật nhất đối với thế
giới, là chân lý tuyệt đối do Ðức Phật thuyết ra, chính là “chân
đế”.
-
Ngài Long Thọ chỉ ra : lại có một loại “tục đế” đối
đãi với “chân đế”, là nhận thức điên đảo của phàm phu thế tục
đối với thế giới. Trong con mắt của phàm phu tục tử, sự tồn tại
của sự vật là vì nó có thực thể, sự biến hóa, phát triển của sự
vật là sự biến hóa hoặc mất đi của bổn thể của sự vật. Vì thế,
phàm phu tục tử nói “hưõu” là thực hữu, là sự tồn tại của thực
thể. Nếu họ nói “vô”, thì có ý nghĩa là hư vô, là sự tiêu tán
mất đi của thực thể. Như thế chúng sanh sẽ vì “hữu” mà vui, vì
“vô” mà buồn, không bao giờ giải thoát được sự trói buộc của
phiền não. Vì để phương tiện hướng dẫn cho chúng sanh tiếp nhận
chân đế của Phật giáo, nhận thức một cách như thực bổn lai diện
mục của sự vật, Ðức Phật chỉ đành mượn các danh từ mà thế tục đã
nhận thức như : hữu, vô, không... để thuyết minh duyên khởi, vô
tự tánh, như thế chân lý mà Phật vì chúng sanh phương tiện
thuyết ra gọi là tục đế.
-
Nói khái quát, Ngài Long Thọ cho rằng, do tác dụng nhân duyên mà
vạn tượng vũ trụ sanh ra, được phản ánh trong nhận thức, có thể
gọi đó là “không”, cũng có thể nói là sự giả thuyết của ngôn ngữ
văn tự ; mặc khác tính chất chân thực của tự thân các hiện tượng
sự vật đều nương vào điều kiện nhân duyeân nhất định mà sanh
khởi thì chẳng phân ra không và giả. Ðó chính là nói, “không”
chẳng phải là bản chất chân thực của tự thân hiện tượng sự vật,
mà là một loại quy định từ nhận thức luận Phật giáo đối với
duyên khởi sự vật của đại thừa Không tông.
-
Kỳ
thực, thừa nhận tất cả hiện tượng sự vật đều do nhân duyên hòa
hợp mà sanh khởi, là nguyên lý căn bổn của Phật giáo, không phải
một mình tông phái Trung quán hiểu rõ được sự mầu diệu của giáo
lý duyên khởi, mà tất cả tông phái Phật giáo đều ở trên cơ sở
này đối với nghĩa lý Phật giáo mà riêng có phát minh và sáng
tạo. Các nhà học giả Trung quán như Ngài Long Thọ... về đặc điểm
nổi bật của phương diện duyên khởi luận, các Ngài y cứ tư tưởng
duyên khởi đưa ra “không”, đó cũng chính là nguyên nhân sở tại
mà các Ngài có thể lấy “Không” làm tông. Các Ngài sở dĩ có thể
từ lập trường duyên khởi nói “không”, vì với cách nhìn của các
Ngài, một vài bộ phái Phật giáo trước đó, trên cơ sở thuyết
duyên khởi đưa ra những kết luận đã đi lệch hướng, xa rời mục
đích tôn chỉ của Phật giáo là đưa người liễu thoát sanh tử. Nói
một cách xác thực, không quán của Ngài Long Thọ, chủ yếu là nhắm
vào các bộ phái Phật giáo nhất là thiên kiến của Thuyết Nhất
Thiết Hữu Bộ về phương diện duyên khởi luận.
-
Thời kỳ bộ phái, một vài bộ phái Phật giáo từ tư tưởng duyên
khởi tất cả sự vật đều do nguyên nhân điều kiện mà tồn tại, đưa
ra kết luận sự vật thực hữu, trong đó đặc biệt nổi tiếng là
Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ cho rằng,
không những sự vaät hiện tượng tồn tại trước mắt thực hữu mà tất
cả vật chất tinh thần hiện tượng ở quá khứ và vị lai cũng đều
phổ biến tồn tại. Người đã đều có quan niệm sự vật trong quá
khứ, hiện tại, vị lai là tồn tại, đó chính laø thuyết minh sự
vật là thực tế tồn tại, vì nếu sự vật không tồn tại, người sẽ
không có đối tượng của tư tưởng. Lại nữa, theo duyên khởi luận,
kết quả là do nguyên nhân trước đó mà sanh ra, do nhân mà có
quả, kết quaû không thể sanh ở không vô. Nguyên nhân đã có thể
sanh ra kết quả, thì chứng minh nguyên nhân là thực tại. Như
thế, thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ từ phương diện có nguyên nhân tánh
của sự vật hiện tượng tồn tại mà khẳng định tất cả sự vật vĩnh
viễn tồn tại. Ðiều này trái ngược với quan niệm vô thường của
Nguyên thủy Phật giáo. Vì để khẳng định quan điểm vô thường của
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ phân hóa
ra như Thuyết Kinh bộ lại cho rằng, sự vật quá khứ và vị lai đều
không có thực thể, thực tại chỉ là sự vật tồn tại trước mắt. Với
cách nhìn của Thuyết Kinh bộ, sự thực hữu hoặc tồn tại của sự
vật là đối với một công dụng nào đó vốn có của sự vật mà nói.
Nếu sự vật sanh ra một loại kết quả nhất định nào đó, từ một
loại hình thức tồn tại chuyển hóa thành một loại hình thái tồn
tại khác, chính là chứng minh sự vật này là thực tại. Do đó
Thuyết Kinh bộ còn phủ nhận quan điểm Niết bàn là cảnh giới an
lạc vĩnh viễn, cho rằng tất cả đều là vô thường, Niết bàn cũng
chỉ là cảnh giới ngừng thọ khổ, siêu việt luân hồi mà thôi.
-
Tông phái Trung quán cho rằng, người do vì đối với diện mục thực
tế của tất cả sự vật ở thế gian không có sự nhận thức chân
chánh, mà sanh ra hý luận vô ích, phân biệt điên đảo, vì thế mới
bị chịu các sự thống khổ không ngừng. Giải trừ tất cả thống khổ,
điều căn bổn nhất là phải thể hội tất cả sự vật không có thực tế
tự tánh, từ trong duyên khởi sự vật hiện tượng nắm bắt cho được
cái “không”. Các học giả của tông phái Phật giáo Du Già được
thành laäp sau đó, một mặt kế thừa tư tưởng duyên khởi tánh
không của tông phái Trung quán, mặt khác cho rằng : Cách nói
“tất cả đều là không” sẽ dẫn đến sự phủ định Phật Pháp Tăng Tam
bảo, phủ định chủ thể thành Phật cùng vơùi sự tồn tại của cảnh
giới Niết bàn, hình thành sự nguy cơ của lý luận, gây tai hại
cho sự tồn tại của tự thân Phật giáo. Vì thế tông phái Du Già
đưa ra tư tưởng mới “cảnh vô thức hữu”, một mặt tiếp tục kiên
trì lập trường căn bổn của đại thừa Phật giáo duyên khởi sự vật
giả có, mặt khác lại tuyên bố “thức” là thực tại, là “có”. Ðó
chính là nguyên nhân mà gọi là đại thừa Hữu tông. Thích ứng với
mục đích căn bổn giải thoát thaønh Phật của Phật giáo, lấy “thức
hữu cảnh vô” làm cơ sở, tông phái Du Già lại đưa ra “chuyển thức
thành trí”, chủ trương chúng sanh thông qua triệt để chuyển biến
tư tưởng ý thức, cuối cùng có thể đạt được vô thượng trí huệ,
chứng thánh thành Phật.
-
Từ
đó có thể thấy “không” của Không tông và “hữu” của Hữu tông hoàn
toàn không có đối lập. “Không” mà tông phái Trung quán nói ra là
muốn phủ định tánh thực tại của tất cả hiện tượng sự vật ; “hữu”
mà tông phái Du Già nói ra, chỉ là khi đồng thời hoàn toàn phủ
định tánh thực tại của vạn vật thế giới, lại giữ lại một cái
“thức”, từ đó vì sự tu trì giữ lại cái khả năng chuyển thức
thành trí. Chính laø nói, Hữu tông ra đời sau Không tông, trên ý
nghĩa tích cực, kế thừa tư tưởng trung đạo của duyên khởi tánh
không, đồng thời lại bổ sung “tất cả đều không” của tông phái
Trung quán, có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Kyø thực, đại thừa
Không tông chủ trương “tất cả đều là không”, đồng thời cũng đưa
ra “thực tướng Niết bàn”. Chỗ cao minh của Hữu tông đại thừa
chính là thông qua “vạn pháp duy thức”, kết hợp sự phủ định vạn
vật thế tục và lý tưởng vi diệu xuất thế giải thoát.
--o0o--
|
|