PHẬT GIÁO VIỆT NAM

PHẬT  GIÁO  VIỆT NAM
TRONG TƯƠNG LAI GẦN
Minh Mẫn
---o0o---
  
Nhị vị HT lãnh đạo GHPGVNTN đã được phục hồi quyền công dân,dù bất cứ lý do nào bị quản chế, cũng thuộc về quá khứ, lịch sử luôn bắt đầu bằng hiện tại !
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ, thường vung tay quá trán, thậm chí răn đe kẻ khác, nhà nước muốn xử dụng họ như một phương tiện tốt để điều động quần chúng cũng không như ý, nhà nước muốn tôn trọng họ ngang bằng với cấp lãnh đạo GHPGVNTN cũng không thể, nói chi đến việc phục hồi sinh lực văn hóa cho dân tộc sau nhiều thập kỷ bị hao mòn vì nhiều nguyên nhân, tăng phong đạo cách đã theo giới luật ra đi, đó là điều thất vọng ê chề không đáng có; Trong khi đó, các tôn giáo bạn cố gắng vượt mọi khó khăn để bành trướng phát triển một cách không thuận lợi, họ lặn lội tận vùng sâu, vùng cao để mở mang nước Chúa, cố xác định một hiện hữu giữa cộng đồng dân tộc, họ tận dụng mọi khả năng để chứng minh sự đóng góp văn hóa cho đất nước mặc dù là nét văn hóa khập khểnh chưa thể đồng thuận với Á Ðông, họ có mặt trong các công tác từ thiện xã hội như một thiện ý, các soeur, linh mục có mặt rất sớm trong các các bệnh viện và trại phong....Trong khi  một số vùng ngoại ô thành phố lớn chùa thiếu tu sĩ, cần cán bộ hoằng pháp, các vùng kinh tế mới thèm khát hình bóng tăng sĩ như cần có cơm, nhưng mấy ai chịu hy sinh đến đó, vì địa phương thiếu tiện nghi vật chất, phật tử nghèo không đủ cúng dường... Duy nhất trong tu sĩ PG từ xưa đến nay chỉ có thầy Thich Chơn Phương đã cùng với bệnh nhân phong hòa hợp từ thập niên 70, dù vì lý do nào đưa đẩy thầy đến với những thân thể không lành lặn đó, cũng đáng tán dương, so với bể khổ mênh mông của dân tộc, một tu sĩ như vậy chỉ là hạt muối bỏ bể.Ngày xưa, PG là mạch sống và hơi thở của dân tộc chống lại ngọai xâm và xây dựng đất nước, sau 1975, PGVN trở thành một gánh nặng cho quần chúng, một hơi thở nặng nề cho dân tộc và một mạch sống lệch lạc trong huyết quản nhân dân, thảm trạng nảo nề đó, ai là người có trách nhiệm khôi phục lại phẩm chất uy dũng cao thượng của Phật pháp ? Hiện nay trong giới tu sĩ trẻ không thiếu những tâm hồn ưu tư cho tiền đồ PGVN, không thiếu những tài năng trẻ có trình độ, có đạo đức, thế nhưng họ không có đất dụng võ, bị trói tay bởi những kẻ bất tài cố vị tham quyền trong PG hiện tại, cơ chế giáo hội hiện hữu chỉ là cái xác mục rữa dở sống dở chết! Nhà nước cũng lắm ê chề khi xử dụng xác thân bại liệt để trang trí cho một thể chế, biết sao hơn !!! 
Nhị vị lãnh đạo GHPGVNTN tuổi ngoài hoa giáp, sức khỏe hao mòn,đáng ra phải được môn đồ phụng dưỡng, nhưng ý thức trách nhiệm chưa tròn, các ngài cố gắng trong hơi thở mòn mỏi, làm cái gì đó cho dân tộc. cho Ðạo pháp đã trót lỡ gánh vác với lịch sử truyền thừa; Nhà nước phóng thích nhị vị HT là một thử thách đối với lịch sử và xã hội trong thời đại cơ chế thị trường,đúng lúc PGVN đang trên bờ băng hoại, đất nước đang hòa nhập thông tin, an ninh, kinh tế, ngoại giao,y tế, thương mãi...với thế giới trong quỷ đạo toàn cầu hóa chung ngôi nhà nhân loại, một thử thách mới đối với các ngài khi mà 30 năm trôi qua bị gián đoạn mọi giao tiếp, thông tin với sinh hoạt tiến triến của đất nước và nhân loại, các ngài không khỏi ngở ngàn gở rối để bắt đầu làm lại một cái gì cho thích hợp; giữa những bất đồng thiếu cảm thông đem đến một hiểu lầm không đáng có giữa nhà nước và GHPGVNTN suốt 30 năm đã làm thiệt hại nhiều lợi ích cho dân tộc, nếu một sự chuyển mình êm thắm từ một tổ chức PG cũ sang một tổ chức PG mới trong cơ chế mới một cách hợp pháp và tôn trọng, có lẽ PGVN ngày nay là một tổ chức tôn giao đầy uy tín trong khu vực, không cường điệu nếu bảo rằng sẽ khởi đầu một thời đại Lý Trần phục hưng. 
Lịch sử PGVN hiện nay bắt đầu như thế nào ?
Do sự vụng về, quá khứ đã ách tắt, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể tự mình tách ra khỏi quỷ đạo đóù,đành rằng những nước chậm phát triển phải trả một giá nhất định về quyền lợi kinh tế, quốc phòng, giao thương, nhưng bù lại, thông tin y học, công nghệ, sáng tạo, giáo dục... sẽ kịp thời nắm bắt, mức sống người dân cũng sẽ bớt chênh lệch, từ đó ranh giới tệ nạn,bất công, kỳ thị ...sẽ mờ nhạt. VN ta nhạy bén trong ngoại giao, cẩn thận trong chuyển đổi, tinh tế trong sách lược toàn cầu, biết chọn thế đứng vừa lòng cả đôi khi mà thế giới không còn lưỡng cực, cái đối cực hiện nay của nhân loại là khủng bố bạo lực, hình như lan khắp thế giới, nhưng VN cũng đã khôn khéo chận đứng từ trong trứng. Thế hệ lãnh đạo VN hiện nay tiến bộ hơn xưa, tuy có sự chuyển hoán từ lớp đàn anh, nhưng ít cực đoan hơn,uyển chuyển hơn,có trình độ hơn để bắt kịp bước tiến của thế giới hiện đại, VN đã mở trói nhiều lãnh vực và còn tiếp tục cải thiện một cách cẩn thận những lãnh vực nhạy cảm để bên ngoài không có cớ sách nhiểu o ép; Từ trung ương tập quyền chuyển sang phân quyền, bao cấp trở thành kinh tế thị trường, quốc doanh độc quyền đã có tư doanh song hành, y tế và học đường đã có mặt bệnh viện tư và tư thục bán công....mai đây khi trình độ dân trí biết bảo vệ giá trị tự do dân chủ của đất nước, an ninh xã hội được vững chắc, những cái đơn cực sẽ thành đa cực, đa nguyên mà không cần phải hô hào đòi hỏi, nhà nước cũng sẽ không còn sợ bên ngoài lợi dụng xách động gây xáo trộn, vì lúc bấy giờ dân trí ý thức trách nhiệm. Việc trả tự do cho các cấp lãnh đạo GHPGVNTN là một trong những tín hiệu chuyển biến tốt đẹp đó được khởi đầu, Thủ tướng chính phủ Phan văn Khải tiếp HT xử lý Viện Tăng Thống và ngài được tự do đi lại giao tiếp các thành phần từ Bắc vào Nam là một thử nghiệm tốt đẹp; Tuy nhiên bà Phan Thúy Thanh vẫn khẳng định VN không thay đổi lập trường đối với GHPGVNTN khi nước ngoài phỏng vấn mang tính thách thức, vâng, nhà nứơc không thay đổi lập trường vì đó là sĩ diện của một chính sách, như một lập trường kiên định của Liên Sô đối với Tư Bản trước đây! Như ta đã biết trong cuộc sống tương đối, không có gì là tuyệt đối dù là vũ trụ thiên hà thì một chính sách trên giấy trắng mực đen không thể gọi là bất di bất dịch, nhà nước trót lở phủ nhậõn tính hợp pháp của GHPGVNTN thì không thể một sóm một chiều ký giấy công nhận, nhưng nói thế không có nghĩa tình trạng bế tắt 30 năm qua không có lối thoát, đây là việc tế nhị cả đôi bên khi uyển chuyển tháo gở, Tính kiên định là đức tính tốt, nhưng không uyển chuyển trở thành cứng ngắt, cố chấp, không ích lợc gì, dân tộc ta đã mất mát thiệt thòi quá nhiều so với các nước bạn cùng khu vực; trên thế giới những quốc gia đối lập gay gắt đã biết đối thoại hợp tác đôi bên cùng có lợi, các phe nhóm đối lập cố chấp trở thành đối kháng mang lại tan tóc cho đất nước, cho nhân dân như Indonesia, Srilanka ... Dân tộc ta klhông cố chấp, biết hỷ xả, tha thứ, nhờ vậy sau hàng thế kỷ băng hoại, đã biết xóa bỏ hận thù, vươn lên một cách nhanh chóng đuổi kịp bạn bè năm châu.  GHPGVNTN là một tổ chức hợp pháp mang tính truyền thừa của dân tộc và giáo sử, tuỳ mỗi thời đại mang một danh xưng, nhưng chuyển hóa danh xưng cũng phải mang tính hợp pháp, huống nữa, pháp nhân của GHPGVNTN đã trở thành một quốc tế, muốn xóa bỏ danh xưng cũng phải theo trình tự pháp lý có thể chấp nhận. Danh xưng không là gì, nhưng  ngôn không chánh danh không thuận thì mọi việc khó trót lọt. GHPGVN hiện nay có thể là một danh xưng thích hợp trong cơ chế mới, nhưng không có nghĩa ngang nhiên tự áp đặt thiếu sự đồng thuận và truyền thừa, như ta đã biết, cái gì đó không ổn trong sinh hoạt và bất phục trong phụng hành đã đưa giáo hội đương quyền đến chổ tạp loạn, tăng sĩ, cán bộ bát nháo, quần chúng thiếu niềm tin !
Các bậc tôn đức lãnh đạo GHPGVNTN cũng không khư khư ôm cứng danh xưng đó, vì đó là giả danh, thế nhưng thời gian qua  các ngài chưa có dịp để làm một cuộc cách mạng lịch sử trong nội bộ PGVN khi mà đất nước đã thống nhất, một tổ chức chia năm xẻ bảy không phải là một tổ chức mạnh, các ngài vẫn biết thế nhưng biết sao hơn khi chưa thuận duyên. Mọi gút mắc hiểu lầm nhau đã qua,30 năm đủ cho nhà nước hiểu tính trung thực và khuynh hướng vì dân tộc của GHPGVNTN, cái mũ tay sai ngoại bang cũng đa vô giá trị, một số thành phần Cần Lao Nhân vị lưu vong cũng không còn cớ chụp mũ GHPGVNTN là CS nằm vùng, và những kẻ thất cơ lở vận trong buổi giao thời cũng thôi trách móc PGVN trong những biến động xã hội thời Diệm Thiệu, thòi gian đã minh chứng tiềm lực PG là tiềm lực của dân tộc. 30 năm là thời gian quá dài để đôi bên hiểu nhau và làm hòa nhau, vì ai cũng phải lầm lỗi,mỗi bên đều có khuynh hướng phục vụ nhân dân, tại sao phải lo ngại nhau khi mà PG là tôn giáo bất vụ lợi, hiếu hòa xem thường công trạng , các bậc cao tăng thường rũ áo ra đi ẩn thân nơi thảo am khi sứ mâng phụng sự đất nước đã đủ, bậc chân tu không hề tham danh tham lợi thì đâu là mối đe dọa đối với quyền lực thế gian. Nhà lãnh đạo khôn ngoan thường không bao giờ lạm dụng PG như một công cụ mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho PG hoàn thánh sứ mạng đối với dân tộc một cách tự nguyện như biên sử đã minh chứng. Khi bị quản thúc là lúc các ngài nhẹ trách nhiệm đối với lịch sử, nhưng khi được phục hồi quyền công dân cũng là lúc ý thức trách nhiệm được khởi động. Ai là người đủ uy tín thay thế các ngài tiếp nối sứ mạng trước lịch sử? Ðã một thời có những người là thành viên của GHPGVNTN muốn đứng ra thay thế để vô hiệu hóa các ngài hầu lái PG theo chiều hướng thóai hóa, nhưng không đủ tư cách,uy tín và tính hợp pháp để làm việc đó, cho dù thời gian lấy đi mạng sống các ngài thì vẫn có những nhân sự kế tục theo hiến chương GHPGVNTN qui địinh. Tinh thần trách nhiệm của cao tăng thạc đức đối với tiền đồ PGVN không bị tuổi tác và sức khỏe kềm chế, các ngài vẫn cố gắng làm được nhửng gì trong những ngày còn lại để trang sử PGVN không bị hoen ố. Vậy tính hợp pháp của GHPGVNTN và sự phủ nhận tổ chức đó có là mãnh xương hóc ngay cổ của cả đôi bên ? Với tinh thần cố chấp thì đó là một ách tắc, nhưng đôi bên tế nhị không đặt danh xưng làm tiền đề để giải quyết thì lại là một lối thoát dể chịu. Nhà nước trả tự do cho nhị vị HT là phục hồi quyền công dân chứ không phải phục hồi quyền sinh hoạt giáo hội PGVNTN, hiệp thương giữa hai giáo hội là chuyện nội bộ PG chứ không phải là chuyện nguyên tắc của luật pháp nên nhà nước không can dự.Mọi tổ chức quần chúng cần thống nhất chặc chẻ là yêu cầu tất yếu trong một xã hội, nhà nước phải có bổn phận yểm trợ. Mọi tổ chức kể cả tôn giáo đều hành xử theo luật pháp là đúng nguyên tắc nhà nước cần tạo điều kiện; trên nguyên tắc là vậy, thực chất giáo hội đương quyền không thể tự ý hiệp thương với GHPGVNTN nếu nhà nước chưa thuận thảo. Nhung hiện nay nhà nước đang cần một lực lượng quần chúng đủ tư cách thể hiện bản sắc dân tộc để làm một đối trọng với các quốc gia đề cao dân tộc tính,mang nét đặc thù, chỉ có một PG hòa hợp vững mạnh mới đủ tầm vóc lãnh trách nhiệm đó. Ngày nay, nhu cầu tổ chức và lãnh đạo giáo hội không cần là người có thành tích, công trạng với đảng, cũng như các cấp chính quyền hiện nay cần cán bộ tài đức hơn là đảng viên, xã hội đã như thế thì tôn giáo phải là bậc đạo hạnh chân tu, có tài lãnh đạo và phong cách gương mẫu, trong sạch! Cái yêu cầu chính đáng hiện nay không cần nhà nước quan tâm quá mức cần thiết đối với mọi sinh hoạt thuần túy tôn giáo mà chỉ cần biết sinh hoạt đó có hợp với luật pháp hay không, không cần biết tu sĩ đó có công cách mạng hay không hoặc thuộc ban bệ nào đưa vào mà chỉ biết tôn trọng những giáo phẩm uy tín đạo hạnh  làm tốt đạo dẹp đời là được, tạo điều kiện dể dải cho họ làm việc; đừng nên sợ kẻ nói thẳng mà hãy cảnh giác kẻ xu nịnh, biết lắng nghe ý kiến dù trái nghịch để thấy điều phải trái, có những người lãnh đạo đất nước khôn ngoan như vậy, chắc chắn đất nước sẽ có nhiều nhân tài đóng góp và sẽ không sợ ai trở thành kẻ thù ! Chuyện sinh hoạt bất cứ đoàn thể tôn giáo nào xèt thấy không đe dọa an ninh đất nước, không bán đứng dân tộc, cứ việc để họ tự do xây dựng gíáo dục xã hội theo tôn chỉ đã đăng ký, đó là những tổ chức phi chính phủ hữu dụng và đắc lực hơn những tổ chức tôn giáo do nhà nước thành lập và quản lýù, do trong quá khứ thiếu trình độ quản lý nên có những cái sợ vu vơ làm cản trở và bỏ lở nhiều cơ hội tốt đẹp cho đất nước. Ngày nay, cán bộ quản lý được học hỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều, làm việc có khoa học hơn, nên việc quản lý tôn giáo cũng cởi mở hơn.
Trong nội bộ PGVN hiện tại, không nên e ngại chư tôn túc thuộc giáo hội cũ, hãy nghĩ đến tiền đồ đạo pháp và quyền lợi dân tộc, xét lại khả năng của mình qua 25 năm đã dủ uy tín đối với quốc nội và thế giới ? tự xét lại với thời gian một phần tư thế kỷ làm được gì để trong sâch hóa nội bộ và giáo dục tu sĩ ngoài việc trang bị một mớ kiến thức phù phiếm thiếu đạo đức đưa đến ngã mạng và tha hóa, khuynh hướng vật chất và lợi dưỡng đã lấn át lý tưỡng phụng sự chúng sanh, thượng cầu phật đạo, nghĩ đến tư lợi nhiều hơn là bảo vệ uy tín giáo đoàn. Còn rất nhiều và rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ, thật đau lòng ! Cảm thấy không đủ khả năng điều hành giáo hội, không đủ phẩm chất đạo đức, hãy can đảm tôn thỉnh những bậc cao minh lãnh đạo phật sự, hãy khiêm tốn hạ mình học hỏi và phụng hành theo phép Y chỉ sư, dù vị tôn sư đó thuộc giáo hội nào, tông phái nào.
Trở lại vấn đề GHPGVNTN, uy tín và tài năng của chư tôn lãnh đạo giáo hội trong quá khứ đã minh chứng,các ngài không màng đến việc ai sẽ lãnh đạo ai một khi ngôi nhà PG được thống nhất, nhưng cái quan trọng sau khi hòa hợp, liệu những nhân sự ù lì đó có cản trở bước tiến của giáo hội, có làm trì trệ sách lược mới, có nhiệt tình năng nổ góp phần xây dựng giáo hội phụng sự dân tộc hay vẫn ẩn dương nương phật để vô hiệu hóa nhị vị tôn đức một cách hiệu quả hơn, nếu hòa hợp mà không đem lại một tương lai sáng sủa cho đạo và đời thà các ngài ở tù sướng hơn, đở mất uy tín hơn. Vẫn còn những ngoan cố phủ nhận tính hợp pháp của GHPGVNTN, họ bảo rằng chỉ có giáo hội của thầy Tâm Châu mới đủ tư cách pháp nhân, vì do tranh chấp, giáo hội Ấn Quang tách riêng nên không phải là giáo hội chính thức, ta thử nghĩ một thân cây tách đôi ngọn,ai bảo ngọn nào của thân cây và ngọn nào không phải của thân cây? Ngọn nào tồn tại là ngọn đó của thân cây! Cái ưu tư hiện nay không phải là vấn đề đó, cũng không là vấn đề giáo hội cũ và giáo hội mới mà làm thế nào hòa hợp và vận chuyển một cổ máy ù lì rỉ sét quen thói ỷ lại và thụ động trong nội bộ, và quan trọng nhất là quyền hạn tối đa của sinh hoạt giáo hội ở mức nào nhà nước có thể chấp nhận; liệu giáo hội có bị chi phối toàn bộ như trước hay sẽ có một quyền hạn thoải mái để các ngài rộng đường sinh hoạt, một giáo hội tự trị, độc lập chỉ tùy thuộc về pháp lý. Sau khi thỏa thuận hòa hợp, vạch một phương án chiến lược, danh xưng chung được chấp nhận, một văn bản chính thức giải thể danh xưng cá biệt trước đây sẽ được công bố, điều kế tiếp không kém phần nan giải là tài sản và cơ sở vật chất của giáo hội đã bị trưng dụng trước đây giải quyết thế nào không thiệt giáo hội, không mất thể diện và khó xư đối với nhà nước, không đưa nhà nước vào thế kẹt khi mà các tôn giáo bạn cũng bị trưng thu ! Thật ra đây không phải là điều quan trọng; Việt Nam Quốc Tự là bộ mặt tiêu biểu của PGVN,nhà nước giải quyết trả lại cũng là điều hợp lý, cơ sở các tôn giáo khác bị trưng thu chỉ là chi nhánh chứ không phải tòa Tổng Giám Mục, chi nhánh như vậy, PG có vô số am tự viện và trường học bị xử dụng.cái quan trọng là nhà nước có thật lòng để cho PG hòa hợp làm đòn bẩy phục vụ đất nước về mặt văn hóa, nghệ thuật,giáo dục đạo đức xã hội và tâm linh hầu cân bằng đời sống vật chất mà nhà nước đang cố gắng công nghiệp và hiện đại hóa, nâng cao mức sống của toàn dân, tránh được cuộc khủng hoảng mà xã hội phương Tây vấp phải một đời sống thừa mứa vật chất để lại một khoảng trống tinh thần mà tín ngưỡng thần giáo không đủ khả năng cung ứng, đưa đến bạo động, tự tử,sa đọa và bệnh hoạn; Hiện nay Tây Phương đang được các bậc chân sư từ các nước Á Ðông đến lập thế cân bằng ổn định tinh thần xã hội bằng thiền định và giáo lý nhân bản nâng cao tâm linh cho thiên đàng vật chất ấy, VN ta có diểm phúc ẩn tàng một tôn giáo nhân bản như vậy từng góp phần hưng thịnh đất nước một thời, bị chói mắt trước hào nhóang vật chất kỷ thuật bỏ quên giá trị tâm linh truyền thống nên chịu nhiều điêu linh thống khổ, bây giờ là lúc cần phải phục hưng bằng sự chân thành và tin tưởng lẫn nhau, có sách lược hổ trợ nhau xây dựng đất nước. Nên lắng nghe tâm tư nguyện vọng và sáng kiến của các bậc tôn đức đó, mọi bất đồng và tự ái phải dẹp bỏ khi tiếp thu những lời nói thật. Chư tôn túc cũng hỷ xả vui vẻ lắng nghe những sai lầm trong quá khứ được giới lãnh đạo đất nước thành thật xác lập, bởi vì chúng ta đều là con cháu Lạc Hồng, có chung nguyện vọng xây dựng quê hương, không nên cố chấp vì không có vấn đề gì mà không thể cùng thảo luận giải quyết, vấn đề ở đây không phải hơn thua, ăn miếng trả miếng, cò kè bớt một thêm hai trên bàn thương nghị chính trị quốc tế, mà là chuyện trong nhà, con cháu của quốc tổ Hùng Vương khai sáng đất nước, chúng ta có bổn phận bảo vệ và xây dựng phát triển, kẻ thù trước đây là ngoại xâm còn bắt tay giao thương thì ruột thịt không thể dứt đoạn, người phật tử và là người dân rất mong những vị có trách nhiệm đất nước, những bậc trưởng thượng sẽ vì quyền lợi của dân tộc, nên hỷ xã, tạo dể dải cho nhau cùng làm lợi ích chung mà quốc gia đang cẩn co.
Tôn chỉ của PGVN trong thời hậu chiến là củng cố lại niềm tin quần chúng, xây dựng đạo đức, văn học, nghệ thuật và tâm linh,đồng thời đào tạo tăng tài có phẩm hạnh, thực tu thực chứng, tái hiện thực lực PG trên tinh thần BI TRÍ DŨNG, cung ứng cho đất nước những công dân ưu tú biết yêu nước. Trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn từ nội bộ đến bên ngoài, nhưng tinh thần trách nhiệmn của chư tôn đức sẽ vượt qua những chướng duyên đó, ta tin rằng không bao lâu PGVN sẽ tròn sứ mạng như sứ mạng trong thời chinh chiến vừa qua!
MINH MẪN, 7/2003
----o0o----
 
PHẬT  GIÁO  VN
TRONG TƯƠNG  LAI  GẦN (2)
 
Hòa Thượng Viện trưởng Viện Hóa Ðạo được giải chế đúng một tháng, riêng HT xử lý Viện Tăng Thống không nghe đặt vấn đề ân xá, nhưng ngài đã tự do di chuyển nơi cư trú và thăm viếng từ Bắc vào Nam với sự tiếp đón nồng nhiệt của tăng tín đồ PG, đồng thời được ban Tôn giáo chỉ thị Thành Hội chuẩn bị chu đáo đưa đón vào thời gian lưu trú tại Sài Gòn.
Như ta đã biết, đây là sự kiện đặt biệt đối với GHPGVNTN nói riêng và VN nói chung, nhất là VN ta chuẩn bị cho Seagame sắp tới, cần tạo sự lắng dịu dư luận quốc tế, giảm bớt áp lực chính trị, hòa hoản việc bang giao thương mãi giữa Mỹ Việt và nhất là báo cáo hàng năm về Nhân Quyền của quốc hội Mỹ, đồng thời xem đây là nút gở khởi đầu của một ách tắc khó chịu suốt 25 năm đối với PGVN, một thử nghiệm, nếu được, sẽ tiếp theo những bước hoặc phục hồi quyền sinh hoạt độc lập của GHPGVNTN hoặc hạn chế nếu không xử dụng được PG như một trang trí chế độ để rồi PG tự lũng đoạn tha hóa như một Trí Ðộ miền Bắc qua 25 năm xây dựng XHCN,giáo hội PG đương nhiệm gần 30 năm đã dần mất chất cao thượng, tu sĩ buông thả, tha hóa đáng báo động tại miền Nam !
Chuyện lạ, trước đây HT Viện Trưởng ra thăm HT Xử lý VTT đã bị ngạn chận, nhưng HT Xử lý VTT tự động thay đổi nơi chỉ định cư trú  cách nhau trên trăm cây số và tự do đi từ Bắc vào Nam vẫn được chiếu cố giúp đở; việc ra Bắc chửa bệnh và thay đổi nơi cư trú không hiểu Viện Tăng Thống có tham khảo ý kiến của Viện Hóa Ðạo hay chỉ là tự phát ? Nguyên tắc là phải có sự nhất trí của lưỡng viện vì hành chánh và thủ tục thuộc quyền VHÐ, quản lý giáo dục tu sĩ là phạm vi VTT, nói là lưỡng viện thực chất chỉ còn hai ngài, do đó làm gì cũng phải thông qua với nhau, nhưng chắc chắn HT Xử lý VTT chỉ thông báo mà không bàn bạc với HT Viện trưởng VHÐ bởi lý do giản dị – cách xa nhau gần ngàn cây số, đi chửa bệnh là chuyện cá nhân, về Nguyên Thiều để có người chăm sóc sức khỏe, nhưng giữa hai ngài không còn là vấn đề cá nhân nữa mà là vận mệnh của cả một giáo hội nhiều uy tín trên trường quốc tế, nhất cử nhất động phải cân nhắc, ngoài tăng tín đồ nương vào uy đức của quý ngài, thế giới chăm chú theo dỏi từng động thái của giáo hội và nhất là nhóm Cần Lao luôn tìm kẻ hở để chụp mủ PGVN. Một chuyện hết sức lạ nữa không hiểu vô tình hay hữu ý, khi vào SG, thay vì HT đến thăm HT Viện trưởng VHÐ và báo cáo cho VHÐ về chuyến đi Bắc chửa bệnh, gặp thủ tướng Phan Văn Khải cùng số nhà lãnh sự, ngoại giao, sứ quán Liên Hiệp AÂâu Châu...HT lại đi thăm những thành viên của giáo hội đương nhiệm, thăm thành ủy, tôn giáo thành phố, và tôn giáo bạn...mãi ngày thứ ba ngài mới viếng HT Thích Quảng Ðộ, đành rằng mọi báo cáo chi tiết chuyến đi Bắc đã có thầy Tuệ Sĩ tường trình, nhưng thầy Tuệ Sĩ không phải thư Ký của VTT, như vậy VHÐ chỉ được thông báo khi sự việc đã rồi, mọi sinh hoạt của HT Xử lý VTT đều do suy nghĩ cá nhân tự phát chứ không là một phương án được nghiên cứu và hoạch định chu đáo. Về phương diện khách quan, chuyến đi của HT THQ  là một tín hiệu tốt đẹp làm dịu cơn sốt giữa nhà nước và GHPGVNTN. Mang lại nhiều hứa hẹn cho một hòa nhập mới của PGVN,mọi người đều tán đồng và nhất là tăng tín đồ PGVN, nhưng về mặt tổ chức lại là diều đáng buồn cho VHÐ. Ta không thể ví chuyến đi nầy của HT Xử lý VTT như những chuyến đi của HT T Trí Thủ trước đây sang Liên Sô; HT có quá nhiều kinh nghiệm nguyên tắc hành chánh hơn HT Trí Thủ, vì vậy hành tung của một lãnh đạo không thể ra ngoài nguyên tắc tổ chức, nhưng phải công tâm mà nói, nếu ngài cũng cương nghị như HT Viện trưởng VHÐ chắc chắn giáo hội sẽ đi vào bế tắc như hiện nay, biết đâu việc hòa hoản của ngài là một chiến thuật có lợi làm nền tảng cho việc gở rối hiện tại ! Gần đây một văn thư đứng tên của HT XL TV VTT không đề ngày tháng, không nơi xuất xứ, gởi cho các cấp chính phủ trung ương, hội đồng chứng minh và hội đồng trị sự trung ương GHPGVN xin được đóng góp vào sự nghiệp chung của Ðạo pháp và dân tộc.( do Ðổng Nghiêm phổ biến) như có cái gì đó không ổn trong phong cách mà GHPGVNTN vẫn duy trì mấy mươi năm qua , nhất là trong văn bản HT nhiều lần nhắc đến tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách, nội dung đề nghị xây dựng ngôi nhà chung PGVN do ngài phát họa mà không có sự đồng thuận của VHÐ, chứng tỏ thiện ý ngài muốn làm cái gì đó gở rối cho hiện tại, mình hãy chứng tỏ khả năng bằng việc làm, tại sao lại phải xin được đóng góp ? Việc ngài tự động thay đổi nơi cư trú là một đòn bất lợi cho GHPGVNTN. Dư luận nghe rằng ngài sắp được mời trở lại Hà Nội với lý do tái khám hay gì đó, tương lai có thể ngài thay thế HT Thích Tâm Tịch để kế vị Pháp chủ và là viện trưởng viện Ðại Học PG tại Hà Nội ! Xử lý VTT có nghĩa là quyền Tăng Thống, quyền Tăng Thống sẽ la Tăng Thống cũng không xa cách là bao, nhưng Tăng Thống và Pháp Chủ có một khoảng cách nhất định, khoãng cách giữa hai giáo hội hiện giờ không thể đo bằng không gian mà là thời gian,điều gì sẽ xẩy ra, đó là điều đáng sợ cho GHPGVNTN nếu việc nầy là sự thật,một cột chống của giáo hội PGVNTN được rút ra, ta thấy gì một giáo hội chỉ còn một VHÐ độc diễn ? nếu VHÐ phải theo HT XLVTT đi trên con đường mới được sắp đặt như vậy thì lịch sử PGVN sẽ có những dòng chữ xa lạ với chủ trương của chính mình, nếu VHÐ khư khư một nẻo thì dư luận sẽ nghiêng về đâu khi hai danh nhân đứùng hai lối ? con tàu sẽ mất bánh lái hay gãy cột buồm ?  Phải chăng người mang chữ CANH trong thiên Cang luôn là người cô đơn và cô độc trong hành xử như HT Viện trưởng VHÐ ? Từ lúc gánh trách nhiệm với giáo hội, người luôn đối đầu với buồn chán và bất mãn từ trong nội bộ ra ngoài xã hội, tuy hàng triệu tăng tín đồ trong và ngoài nước dành cho người một tình cảm sâu sắc, cũng không đủ làm cho người vui và nhẹ gánh âu lo, nếu  giải Nobel Hòa Bình được dành cho ngài, cũng vô vị như một anh dũng bội tinh của cán bộ về vườn, chưa nói đến những dư luận ác cảm với PG khi mà lưỡng viện không thống nhất nhau về phương án giải quyết hiện tình giáo hội. 
Gần đây VHÐ ra một văn bản với 03 yêu cầu:
1- Nhà nước phục hồi quyền sinh hoạt của GHPGVNTN
2- Trả lại VN Quôc Tự và trung tâm Quảng Ðức để giáo hội có cơ sở sinh hoạt.
3- Ðiều tra cái chết của HT Thiện Minh ở trong tù.
            Như 30 năm qua mọi người đều rõ, để thành lập giáo hội đương nhiệm, GHPGVNTN phải bị bức tử mà không có một văn bản khai tử, do vậy nó trở thành bất tử, tuy nhà nước không công nhận nhưng nó vẫn đầy đủ pháp nhân và vẫn tồn tại. Ðã không có văn bản giải thể thì không có cơ sở để phục hồi, chính pháp nhân đóù đã cứu vãn cho đôi bên trong tình thế hiện tại, PG Hòa Hảo. Cao Ðài, Tin Lành đã được phục hoạt thì tại sao GHPGVNTN không thể trong khi bản thân nó từng đóng góp và hy sinh trong thời loạn ly của dân tộc? Bảo rằng chỉ cần một giáo hội PG là đủ thì các hệ phái của Tin lành vẫn tồn tại song hành? Mặc nhiên cho nó phục hoạt như mọi sinh hoạt khác có lẽ dể chịu hơn là công khai chấp nhận theo nguyên tắc. Nếu nhà nước thật lòng giải quyết vụ PG thì đây là cơ hội ! Mọi mắc mứu trong quá khứ đôi bên sẽ hỷ xả cho nhau.
Trở lại nội tình PG, việc HT XLVTT thong dong, HT Viện Trưởng VHÐ được giải chế là một bước ngoặc lớn đáng trân trọng, các bước kế tiếp là chỉnh đốn cơ sở và nhân sự. VHÐ yêu cầu trả lại hai cơ sở trên là hợp lý, cái tháp VNQT không phải là VNQT,diện tích VNQT bị trưng dụng làm khu giải trí không phải là diều cấp thiết, do vậy trả lại cơ sở đó không phải là điều khó xử nếu nhà nước có thiện chí và hai bên cùng thảo luận gở rối cho nhau , không thể đổ lổi là vướng các cơ sở tôn giáo khác tương tự, bởi lẽ kh6ng bộ mặt chính của tôn giáo nào bị trung dụng như của PG, tòa Tổng Giám Mục vẫn còn nguyên, Tòa Thánh Tây Ninh vẫn là bộ mặt của Cao Ðài.Việc đòi hỏi qua văn bản chỉ là việc đánh tiếng, VHÐ phải cử nhân sự có uy tín, biết ngoại giao và uyển chuyển để gặp trực tiếp thủ tướng chính phủ và Ban tôn giáo, mặt trận trung ương bàn bạc, (mặc dù các cơ sở trên thuộc địa phận SG ) dĩ nhiên phải kiên trì với thời gian dài lâu, nếu không như vậy, chả bao giờ nhà nước trực tiếp trả lại các cơ sở đó vì những lời lông bông trên văn bản.ù Bổ sung và củng cố nhân sự là điều khá nan giải cho GHPGVNTN hiện nay, sau cùng là phương hướng sinh hoạt trong cơ chế mới. Thiết nghĩ HT XLVTT và HT VT VHÐ đã có cơ hội tốt nhất để gặp gở bàn bạc sau 25 năm xa cách, qua những diễn tiến khả quan mấy tháng trước đây đã được đa số hoan hỷ tán đồng, bằng chứng chuyến đi lịch sử của HT XLVTT được nghinh tiếp trọng thể, và vừa rồi một nguồn tin thiếu chính xác về nhân thân của HT VT VHÐ đã gây xôn xao trong các giới, chứng tỏ mọi người quan tâm đặc biệt đến HT VT VHÐ bằng một tình cảm sâu sắc như: ( Một sáng sớm ni sư Huệ Từ trụ trì chùa Giác Tâm quận Phú Nhuận báo tin HT VT VHÐ viên tịch, tôi bèn nhờ Giác Tuấn và vài anh em đi xác minh, đồng thời nhờ thầy Tâm Bình chùa Kim Liên quận 8 mail qua mấy thầy để thẩm định chính xác hơn, nhưng do quá bức xúc, thầy Tâm Bình lại báo tin đứng tên tôi, do vậy gây xôn xao, dĩ nhiên tôi phải nhận chịu sự mạt sát và hăm dọa,ngờ vực một cách vô lý, tôi thông cảm sự sơ suất và lòng nhiệt thành của thầy Tâm Bình, nhưng các tu sĩ PG thiếu bình tỉnh sáng suốt để quy kết tôi, vì thế biết được lòng sùng bái của mọi người đối với quý ngài thật thâm đậm đáng kính; Riêng HT, tôi vẫn luôn tôn kính ngài là bậc thầy, người lãnh đạo đầy trí tuệ và cương nghị,tuy làm việc với ngài vỏn vẹn 2 năm tại Thanh Minh Thiền Viện vào năm 1978 1980, trước đó là trưởng ban báo chí cho đại hội 7 năm 1977 tại Ấn Quang, cũng do HT chỉ định,tôi hiểu được lòng chung thủy và nét trong sáng của người,khi các ngài bị bắt cũng là lúc tôi phải đi tù 10 năm vì những phật sự ấy, không một tội danh nào được quy kết theo luật pháp, và cũng không một chùâ nào thăm viếng tôi suốt thời gian lao lý để được an uiû, đến naỳ tôi vẫn chưa được hộ khẩu tuy  vẫn phải đóng góp theo yêu cầu địa phương, và vẫn quan tâm tới vận mệnh PGVN tuy không còn là tu sĩ, không là tín đồ của bất cứ giáo hội nào và không là đệ tử của bất cứ vị sư nào. Do nhiệt tình quá mức đã gây những hiểu lầm đáng tiếc như trên, nhưng tôi luôn thanh thảng vì không hề mang một dụng ý xấu đối với PG và các giáo phẩm đáng tôn kính như quí ngài; Thật lạ khi nghe HT VT VHÐ hỏi tôi: tại sao MM tung tin thầy viên tịch? Tại sao ngài không hỏi một tin vịt như vậây làm sao tôi dám đứng tên ! phải tìm hiểu nguyên nhân hơn là trách móc khi mà tôi dã tận tụy cùng ngài trong thòi gian sóng gió trước, và luôn trung thành với lý tưởng hiện tại; Giáo hội chưa thuận tiện để tôi góp sức nhưng tôi không hề bán rẽ lương tri như bao kẻ phản phúc xu thời ! )
Kiên định là đức tính tốt cho một cá nhân nhưng đôi khi làm chướng ngại công việc chung nếu không linh động tùy duyên để bất biến. Sự hòa hoản của HT XLVTT và tính kiên định của HT VT VHÐ bổ sung cho nhau trong phương án họat động có kế hoạch, sách lược rõ ràng sẽ nhiều lợi ich cho giáo hội trong mọi hoàn cảnh, ngược lại 2 cá tính hành động riêng lẽ sẽ gây khó khăn cho nhau, trống xuôi kèn ngược sẽ là tai nạn lớn cho nội bộ. Hành tung đơn phương của HT XLVTT dọn đường cho Giáo hội là việc tốt, nhưng VHÐ bị động theo vết xe thiếu kết hợp bàn bạc kỷ thì giáo hội sẽ về đâu ? nếu VHÐ không đi cùng đường VTT, Giáo hội cũng sẽ về đâu ?!
Ðừng nghĩ rằng, dù dưới hình thức nào CS cũng chỉ mục đích triệt tiêu tôn giáo, vâng, có thể là vậy với thời đại hưng thịnh của khối vô sản đối đầu với tư bản, nhưng khi Liên sô tan rã,CS Trung quốc đã tư bản hóa đời sống nhân dân, các nước CS còn lại không thể đeo đuổi chính sách cực đoan như vậy, huống nữa giới lãnh đạo VN hiện nay đã có nhiều bài học đáng giá của quá khứ, họ nhạy cảm với tính toàn cầu hóa hiện tại, không dại gì họ thụt lùi lại thời kỳ mò mẩm ấy! Cái băng hoại của PGVN hiện nay không phải là sự băng hoại của PG miền Bắc hơn 40 năm về trước; cái băng hoại trong thời buổi kinh tế thị trường nhập nhằn dọ dẩm học hỏi của VN, do GH đương nhiệm không nghiêm túc, không thực lực, thực quyền nên tu sĩ tự phát một lối thoát tất yếu theo khuynh hướng hưởng thụ và sa đọa. Vẫn ý tưởng cực đoan trên, chả lẽ khoanh tay chờ phép mầu? Hoặc tự mình thúc thủ chờ chết ? KITÔ giáo gặp không ít khó khăn trong các nước CS trước đây, thế mà họ vẫn bằng mọi cách duy trì và phát triển, họ không thích CS nhưng họ vẫn hợp tác đôi bên cùng có lợi, PG chúng ta không cần những thủ thuật mua chuộc lòn cúi đó, nhưng cũng không thể tự quản chế như là phương cách tố cáo, hành xử đó chỉ tăng cường độ uy tín cá nhân nhưng giảm hiệu qua tồn tại của  GH và tinh hoa của PG cũng từ đó hao mòn khô chết vì sự hờn lẩy của chính mình.
Thời đại đấu tranh kiên cố mà các thế lực bạo động đã làm tan nát nhiều quốc gia của họ, VN ta không đi theo con đường đó, con đường mà số Cần Lao lưu vong muốn khuấy động để họ hả dạ và vổ tay tán thưởng vì ăn không được khuấy cho hôi ! PG chưa hề mang tiếng phá hoại dân tộc, vì vậy đấu tranh kiên cố của PG là đối thoại xây dựng – Ngọn cỏ tuy yếu ớt vẫn cố tìm cách ngoi lên một cách bất bạo động khi bị khối đá đè; PGVN đã có nhiều kinh nghiệm trong thời Bắc thuộc và đô hộ bởi ngoại bang, không thể tự mình chờ chết, cũng không thể đối kháng phủ nhận một thể chế đã được quốc tế chấp nhận qua bang giao. Thái độ khôn ngoan của nhà lãnh đạo bằng mọi cách phải vươn lên và phát triển, không vì uy tín cá nhân mà phải vì sinh mệnh tập thể, đó là tố chất của một PGVN trong tương lai gần.
Hy vọng nhị vị HT sẽ vực dậy con thuyền giáo hội đang chông chênh để phục hồi uy tín PGVN gần 30 năm băng hoại, thấy trách nhiệm lịch sử trước sách lược hành động, vì uy tín và cá tính tốt đẹp là niềm vinh dự cho quần chúng tung hô nhưng sẽ chướng ngại cho tập thể đi vào biên sử; quần chúng hiếu động luôn thích đối đầu khiêu khích hay cái gì đó khác thường như là trò tiêu khiển thời sự, nhưng quần chúng không làm nên lịch sử, không chịu trách nhiệm lịch sử như cấp lãnh đạo. Người phật tử hiểu rằng lãnh đạo của mình được giải Nobel Hòa Bình là tấm chắn bảo vệ nhân thân chứ không là hào quang làm nên lịch sử tôn giáo. Nhưng lịch sử PG sẽ ghi công giới lãnh đạo đã được giải Nobel hòa bình. Người lãnh đạo thế quyền cũng như tôn giáo, đòi hỏi tính khoan dung ,độ lượng,thông cảm, không cực đoan,quyết đoán khi chưa đủ dữ kiện, không nghe xu nịnh, biết lưu tâm đến lời nói thẳng không có ý đồ phá hoại, có tinh thần đồng đội khi khó cũng như lúc nhàn, biết an ủi thuộc cấp khi phạm lổi, biết tán dương khi được việc, phân biệt được sự năng nổ nhiệt tình và lập công dối trá, hảy nhìn việc làm của thuộc cấp mà không nghe lời ba hoa quá mức. Trong lúc GH chưa chính thức hoặc bắt đầu sinh hoạt cũng là lúc các tâm hồn thủ lợi  hưởng ứng ăn có như vụ cứu trợ bảo lụt những năm trước, hoặc xài đồng tiền thiếu cân nhắc, không đúng nguyên tắc một cách vô thưởng vô phạt, dù sao đồng tiền đó cũng từ uy tín của các ngài mà bên ngoài đóng góp, từ kinh nghiệm đó, khi GH trao quyền xử dụng ngân quỷ cũng phải biết người thừa hành là người thế nào, xử dụng nhân sự tùy tiện thường lợi bất cập hại, khi được việc thì tập thể có tiếng, khi thất bại hay tai tiếng thì đổ lổi cho thuộc cấp hoặc phủ nhận lòng nhiệt tâm của họ, GH không thể có phong thái vắt chanh bỏ vỏ như vậy! Xử dụng những kẻ bất tài dua nịnh thường nhận lấy thất bại không như ý, đành ngậm đắng nuốt cay không dám hé răng, nhưng những người có hiểu biết, chính chắn không vội vả tham gia phật sự lại ngờ vực họ không thật lòng, không dám mời họ tham gia,hoặc nghe lời dàm tiếu mà nghĩ không đúng về họ, từ đó những người có khả năng và tâm huyết ngại mình sẽ là nạn nhân của lời xiểm nịnh và bị chối bỏ như kẻ mạo danh dù trước đó họ từng là nhân sự nhiều thành tích Nói tóm lại, xử dụng và bổ sung nhân sự là việc cần nhưng cần nhất là thiện chí, khả năng và trung thực mà hệ tổ chức cần nắm vững nhân thân đương sự, thà ít còn hơn làm hỏng việc. Trong thời gian phục hoạt, GH sẽ phải đối đầu rất nhiều mặt : những kẻ ù lì bất tài trở ngại công việc, những kẻ ngầm ngầm phá hoại uy tín GH, những thiện nguyện viên không vồ vập xin việc nên gh không có dịp biết mà tiến cử, cạnh tranh bêu xấu xuyên tạc nhau làm rối mù tổ chức , và còn nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị quốc nội cũng như nước ngoài muốn tạo ảnh hưởng với khối PG đoàn kết, hẳn nhiên các ngài cũng sẽ tiên liệu nhiều vấn đề. Lợi thế nhất của GH là  Phòng Thông Tin PG quốc tế ở Paris đại diện GH có tiếng nói mang tầm quốc tế rất hữu hiệu tuy có hạn chế vì kinh phí, nhưng tổ chức trong nước cũng phải chứng tỏ khả năng tự mình đứng lên, vẫn còn là cơ thể khỏe mạnh chứ không chỉ khỏe cái miệng mà liệt cái thân ! Cũng cần có phòng thông tin PG trong nước để nói lên lập trường và chính sách của GH. Một khi nhà nứơc cởi trói là lúc các ngài đối đầu với nhiều vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng dể bị lệch lạc đốt cháy uy tín mấy mươi năm vang dội. Xét thấy quản thúc là một thất sách và nhiều tai tiếng, càng làm cho các ngài vang tiếng, vì vậy phóng thích là một tuyệt chiêu đặt các ngài trước nhiều thử thách đe dọa đến uy tín các ngài nếu tính toán sai lầm trong thế tiến thủ và nhà nước được tiếng nhân đạo với quốc tế, việc bây giờ, bảo vệ uy tín và làm được việc phải do chính nội bộ PGVN. Cho dù chư tôn đức có trí tuệ và kinh nghiệm hơn người, nhưng cũng cần có những sáng kiến đóng góp,trong đó bộ tham mưu không thể thiếu cho bất cứ lãnh tụ nào trên thế giới, tham mưu nhiều lãnh vực, người tham mưu am tường và cập nhật kiến thức thời sự cũng như luật lệ trong mỗi lãnh vực. GH đang đứng ngã ba đường trước vận mệnh mới của đất nước, không thể khư khư một phương án cách đây 30 năm áp dụng cho một xã hội nhiều thay đổi, tiến mạnh, tiến nhanh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa XH cũng phải thay đổi để thích nghi với thời đại kinh tế, thông tin,an ninh, chính trị toàn cầu, thì phương án hóa giải hay hòa nhập của thời chiến không thể áp đặt cho thời phục hưng đất nước hiện nay, cũng vậy, yêu cầu phục hoạt GH cũng phải tùy thực trạng đất nước mà thích nghi chứ không chỉ đối kháng, đa nghi, bảo thủ để thiệt hại chính mình. Có đối thoại mới hiểu nhau để tháo gở, mối thâm thù từ đời cha truyền qua đời con sẽ thiệt hại cho đời cháu, vì vậy đức Phật mới bảo oan gia nghi giải bất nghi kiết..
Tổng thư ký VHÐ phải vạch chương trình sinh hoạt cho từng chu kỳ ngắn hạn mỗi quý, trung hạn hàng năm và dài hạn 05 năm để HT viện trưởng và hội đồng lưỡng viện nắm được tình hình chung  mà lãnh đạo
Trước vận hội lịch sử giao phó trách nhiệm nặng nề đó, còn nhiều thử thách tù nội bộ lẫn ngoài xã hội, đòi hỏi sự bình tỉnh và sáng suốt, khôn ngoan và kiên quyết,cho dù những bất đồng nẩy sinh trong công việc, luôn cảnh giác âm mưu chia rẻ để nội bộ bị phân hóa, đây là lúc nhà lãnh đâo đóng vai chàng  nghệ sĩ điêu luyện giữ cân bằng trên chiếc giây đu.
            MINH MẪN, 01/8/2003                               
Cập nhật : 01-08-2003
--o0o--