|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
(NINH PHÚC TỰ)
-
-
Đi
lối cầu Đuống theo đường đê hữu ngạn hoặc rẽ trái từ ga Phú Thụy
trên đường đi Hải Phòng, khoảng 15km, du khách sẽ đến xã Đình
Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc - trước kia là làng Á Lữ, xã
Nhạn Tháp, huyện Siêu Loại - nơi có chùa Bút Tháp nằm giữa cánh
đầng nhìn về phía Nam.
-
Chùa có tên là Ninh Phúc Tự. Khi Thiền sư Huyền Quang đến tu tại
đây, ông đã cho xây tháp cao 9 tầng trang trí hình hoa sen ,
nhưng ngọn tháp đó ngày nay không còn nữa. Tháp Báo Nghiêm mang
hình dáng quản bút khổng lồ vươn lên trời cao mà chúng ta thấy
ngày nay được Thiền sư Minh Hành (1596-1659) dựng năm 1647. Năm
1876 tháp này được vua Tự Đức đặt tên là Tháp Bút, ngôi chùa từ
đó mang tên Bút Tháp. Tháp xây bằng đá ghép, có 5 tầng, hình 8
cạnh, cao 13,05m, đỉnh tháp hình nậm rượu, giữa các tầng có gờ
mái uốn cong. Bệ tháp mỗi bề rộng hơn 3m, có 2 lần tường bao
bọc. Lòng bệ tháp đặt tượng Thiền sư Chuyết Công (1590 - 1644),
người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ
trì ở chùa. Trước phút viên tịch, Thiền sư đọc cho đệ tử nghe
bài kệ:
-
Tre gầy thông vót nước rơi thơm
-
Gió thoảng trăng non mát mát rờn
-
Nguyên Tây ai ở người nào biết?
-
Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn.
-
(Thích Thanh Từ dịch)
-
Vua Lê Chân Tông đã sắc phong cho Hòa Thượng Chuyết Công hiệu
"Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư".
-
Sau đó, Hoàng Thái Hậu Trị?h Thị Ngọc Trúc, hiệu Pháp Tánh,
người làng Á Lữ? xin cha là Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho trùng
tu lại chùa Bút Tháp ở quê nhà. Bà đã cùng Thiền sư Minh Hành
chăm sóc việc trùng tu. Đến khi vua Lê Thần Tông băng hà, Bà đã
về tu hẳn ở chùa.
-
Phong cách kiến trúc đời Hậu Lê để lại rất rõ nét trên kiến
trúc chùa Bút Tháp. Được xây dưng theo kiểu "Nội công ngoại
quốc" như chùa Dâu, chùa Bút Tháp có một quần thể kiến trúc bao
gồm: tam quan, gác chuông, tòa thiêu hương, thượng điện, cầu đá,
tòa Cửu phẩm Liên hoa (Tích thiện am), nhà chung, phủ thờ, hậu
đường. Tất cả gồm 10 tòa nhà, nằm trên một trục dài hơn 100m.
Bên trái chùa là nhà tổ và tháp Báo Nghiêm. Lùi về phía sau có
tháp Tôn Đức. Xung quanh tòa thượng điện là hàng lan can đá gồm
36 phiến chạm trổ tinh vi những cảnh đẹp của thiên nhiên đất
nước với hình ảnh cò bay trên đầm sen, cá lội, trẻ chăn trâu và
một số điển tích khác như cá hóa rồng, tứ linh, tứ quí, Đường
Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh?
-
Bước vào tòa thượng điện, cảm xúc về cái trác tuyệt hiện lên khi
ta đứng trước tác phẩm điêu khắc nổi tiếng: tượng Quan Âm Thiên
thủ Thiên nhãn.
-
Tượng Quan Âm cao 3,70m bằng gỗ phủ sơn được một nghệ nhân họ
Trương tạc vào năm 1656. Tượng có 11 khuôn mặt , 994 tay với 994
con mắt nằm trong lòng mỗi bàn tay. Dưới chiếc mũ hoa sen, khuôn
mặt chính diện trang nghiêm mà hiền hòa, hai bên má còn có hai
khuôn mặt khác. Lại thêm 8 đầu nhỏ xếp thành hình tháp 3 tầng,
trên đỉnh là một pho tượng nhỏ. Trước ngực hai tay chắp lại, sau
lưng 40 cánh tay vươn ra hài hòa như hình lá sen, phía ngoài là
952 cánh tay nâng con mắt tạo thành một vòng hào quang. Trên
đỉnh tượng là một đôi chim thần đầu người xòe cánh rộng áp vào
nhau. Tượng đặt trên tòa sen, do một con rồng vươn lên mặt nước
đội đỡ. Bốn góc là 4 pho tượng lực sĩ thân hình vạm vỡ ra sức
nâng bệ tượng.
-
Bao thế kỷ qua, Quan Âm vẫn ngồi đó, nghìn mắt để nhìn thấy mọi
trầm luân của trần gian và nghìn tay để sẵn sàng cứu vớt chúng
sinh. Chiêm ngưỡng pho tượng, ta có cảm giác như đức Phật nghe
được tất cả những âm vang của cuộc đời và truyền cho con người
lòng nhân ái khoan dung cùng sự bình thản trong tâm hồn.
--o0o--
|
|