|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
(TƯ PHÚC TỰ)
-
-
Thời
nhà Trần, nước ta có các trung tâm Phật giáo lớn là Yên Tử, Côn
Sơn, Quỳnh Lâm và Vĩnh Nghiêm. Nhà tổ ổ Côn Sơn còn thờ tượng Trúc
Lâm tam Tổ (ba vị Tổ phái Thiền Trúc Lâm) là Trần Nhân Tông (1258
- 1308), Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) và Thiền sư Huyền Quang
(1254 - 1334).
-
Không phải ngẫu nhiên mà Thiền sư Pháp Loa đã dựng am Bạch Vân ở
Côn Sơn và Thiền sư Huyền Quang đã chọn nơi đây tu hành vào những
năm tháng cuối đời. Côn Sơn (cách thị xã Hải Dương 15km, nay thuộc
xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng, vốn là tên một ngọn
núi cao khoảng 200m so với mặt biển, có ba nhóm nhô lên như một
con kỳ lân phủ phục, nên còn tên là Lân Sơn. Leo khỏi 600 bậc đá,
đứng trên đỉnh núi nhìn khắp chung quanh sẽ thấy hiện ra "Một vùng
cây cỏ tận hưởng niềm vui thưởng thức, sông núi bao la thu vào tầm
mắt ngóng trông" (Nhật thiên thảo mộc cùng ngu hưởng. Bất tận
giang sơn nhập chỉ huy) như vua Lê Thánh Tông đã viết.
-
Và
không phải ngẫu nhiên mà vua Trần Nghệ Tông đã đặt tên cho mấy nếp
nhà bên suối dưới khe núi Côn Sơn, với thạch bàn giữa thiên nhiên
đầy cỏ hoa và khóm trúc, trên đầu non khói tỏa là Thanh Hư động:
nơi ở thanh tịnh vắng vẻ như động tiên giữa chốn hư không. Khi trụ
trì ở đây, Thiền sư Pháp Loa đã cảm hứng giữa đất trời tao nhã:
-
Sự
đời quên cả chẳng lôi thôi
-
Chiếc chõng quanh năm bó gối ngồi
-
Ngày
tháng chẳng còn sờ đến lịch
-
Thấy
hoa cúc nở đoán thu rồi.
-
(Nguyễn Trọng Thuật dịch)
-
Nằm
ở chân núi phía Nam, chùa Côn Sơn, tên chữ là Tư Phúc Tự, được xây
dựng từ thời Lý, dân gian thường gọi là chùa Hun (nơi đốt than).
Tương truyền rằng vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã từng đến
thăm chùa. Vào đời Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ
trì, chùa được trùng tu và mở rộng, có đến 83 gian, bao gồm tam
quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống? Bị chiến
tranh tàn phá, ngày nay chùa Hun chỉ còn là một ngôi chùa nép mình
dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ: thông, đại và hương bài.
-
Phía
trước, ngay lối đi vào chùa có một tấm bia đá đặt trên lưng rùa
khắc ba chữ "Thanh Hư Động", bút tích của vua Trần Nghệ Tông. Bên
trái là nhà bia cũ dựng năm 1608, có tấm bia ghi bài minh nhan đề
"Côn Sơn Tư Phúc Thiền Tự Bi" nói về việc trùng tu chùa.
-
Bên
đường dẫn lên đỉnh núi rợp bóng cây phía sau chùa là khu mộ tháp,
nổi bật là Đăng Minh bảo tháp dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong
đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.
-
Chùa
Côn Sơn đã chứng kiến một chặng đường đời và bi kịch của người anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Thanh Hư động chính
là nơi Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán, ông ngoại nhà thơ, ẩn
dật. Mấy gốc thông già trải qua sương nắng hơn sáu thế kỷ còn đứng
đó là do chính tay Trần Nguyên Đán trồng, như thơ của Băng Hồ
tướng công đã ghi lại:
-
Xuân
nhật tảo di hoa ảnh động
-
Thu
phong vãn tống hạc thanh lai
-
Lưu
Quang điện hạ tùng thiên thụ
-
Tận
thị kình thiên nhất thủ tài.
-
Nghĩa là:
-
Nắng
xuân sớm động bóng hoa
-
Gió
thu hiu hắt chiều tà hạc kêu
-
Lưu
Quang thềm điện xanh rêu
-
Chống trời thu biếc do đều một tay.
-
Một
phần tuổi thơ của mình, từ lúc 5 tuổi đến lúc 10 tuổi, Nguyễn Trãi
sống với ông ngoại. Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn
Trãi lui về Côn Sơn. Dòng suối Côn Sơn đã in bóng nhà thơ ngồi
trên thạch bàn những ngày ẩn dật. Cảnh đẹp Côn Sơn đã gợi nên cảm
hứng để Nguyễn Trãi sáng tác nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập:
-
Côn
Sơn có suối rì rầm
-
Ta
nghe tiếng suối như cầm bên tai
-
Côn
Sơn có đá rêu phơi
-
Ta
ngồi trên đá như ngồi chiếu êm?
-
Nhưng bi kịch của lịch sử đã không để cho nhà thơ được yên nghỉ
tuổi già dưới bóng thông và ngâm thơ nhàn. Vụ án Lệ Chi Viên với
cái chết đột tử của Lê Thái Tông vào tháng 9 năm 1442 đã dẫn đến
hình phạt tru di tam tộc đối với Khai quốc công thần Nguyễn Trãi.
Học trò Nguyễn Trãi đã đưa thi hài nhà thơ về mai táng trên núi
Giáp Sơn, phía Đông Bắc núi Côn Sơn. Gần đó, trên đỉnh núi Tam
Tiên là ngôi mộ Nguyễn Phi Khanh, thân sinh Nguyễn Trãi.
-
Một
lần về Côn Sơn, nhà thơ Trần Đăng Khoa chợt thức giấc lúc nửa đêm
và cảm nhận được hồn thiêng của Ức Trai còn hòa lẫn với thiên
nhiên cảnh vật:
-
Ngang trời kêu một tiếng chuông
-
Rừng
xưa nổi gió, suối tuôn ào ào.
-
Đồi
thông sáng dưới trăng cao
-
Như
hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm.
--o0o--
|
|