|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
- Thiên Ấn niêm
hà (Ấn trời đóng trên sông) là thắng cảnh thứ nhất trong mười cảnh
đẹp của tỉnh Quảng Ngãi. Nằm bên tả ngạn sông Trà Khúc, núi Thiên
Ấn cùng với giòng sông trở thành biểu tượng cho sự vĩnh hằng của
vùng đất này, như hai câu thơ của thi sĩ Bích Khê:
- Ngàn năm quả
Ấn nằm trơ mốc,
- Một dải sông
Trà chảy sậm xanh.
- Từ chân cầu Trà
Khúc hai mươi nhịp, đi theo con đường về phía Cổ Lũy khoảng 2km,
du khách sẽ gặp lối đi lên chùa Thiên Ấn trên núi.
- Núi Thiên Ấn
xưa kia có tên là núi Hó, nay thuộc địa phận xã Tịnh Ấn, huyện Sơn
Tịnh. Núi cao khoảng 105m, đỉnh núi bằng phẳng, rộng độ 10 ha. Từ
phương Đông nhìn lên thấy bốn phía núi đe? có hình thang cân trông
giống như cái ấn trên sông. ở phía Nam, dưới chân núi có gò nhỏ
gọi là hòn Triện. phía Đông giáp núi Tam Thai, phía Bắc tiếp núi
Lã Vọng. phía Tây có núi Long Đầu. Xưa kia núi Thiên Ấn có nhiều
đá son dùng mài mực son chấm quyển chữ nho. Đường lên núi nay
không còn là lối mòn mà được mở rộng, tuy chưa bằng phẳng, nhưng
xe hơi có thể lên tới chùa được.
- Do vị trí địa
lý của nó, năm Minh Mạng thứ 11 (1830) hình núi Thiên Ấn được chạm
vào Di Đỉnh (một trong chín đỉnh đồng ở Huế được đúc dưới triều
vua Minh Mạng). Đến năm Tự Đức thứ ba (1850), Thiên Ấn được liệt
vào hàng danh thắng.
- Chùa Thiên Ấn
được Thiền sư Pháp Hóa khai sơn năm 1694. Ông tên là Lê Diệt,
người Phúc Kiến, hiệu là Minh Hải - Phật Bảo, sinh năm 1670, viên
tịch năm 1754, trụ trì tại chùa này suốt 60 năm. Bên cạnh chùa có
giếng sâu 21m, nước mát ngọt, cũng là một công trình của Thiền sư
Pháp Hóa. Núi cao, đá cứng, thiếu dụng cụ, nhưng Ngài vẫn kiên trì
đào giếng suốt bốn năm ròng. Một hôm có vị tăng trẻ từ đâu không
rõ phát nguyện cùng đào giếng với Thiền sư. Cùng làm việc suốt ba
tháng ròng, họ mới chuyển được một tảng đá lớn chắn ngang, từ đó,
mạch nước mới tuôn ra. Nhưng lúc giếng có nước cũng là lúc mà vị
tăng trẻ ra đi biệt tích. Câu chuyện này còn được truyền tụng qua
câu ca dao:
- Ông thầy đào
giếng trên non,
- Đến khi có
nước không còn tăm hơi
- Gắn liền với
chùa Thiên Ấn còn có sự tích quả đại hồng chung linh thiêng.
Chuông này vốn được dân làng Chí Tượng (nay là xã Đức Hiệp, huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đúc cho chùa làng nhưng đánh không kêu.
Vào năm 1845, Thiền sư Bảo Ấn, vị Tổ sư thứ ba của chùa đang tham
thiền, thì thấy một vị Hộ Pháp tới bảo thỉnh quả chuông ấy về
chùa. Xuất định, Thiền sư Bảo Ấn nhờ sư Diên Tọa đến làng Chí
Tượng thỉnh chuông về. Trong ngày lễ khai chuông, sau khi chú
nguyện, Thiền sư Bảo Ấn đã gióng lên tiếng chuông tròn ấm ngân
vọng khắp vùng. Chuông này nay treo ở bên trái chính điện của
chùa.
- Tổ đình "Thiên
Ấn Tự" được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn
Tự" năm 1716. Ngày nay bên cạnh chùa, dưới bóng mát của tàn cây đa
cổ thụ còn có tháp của Thiền sư Pháp Hóa và 5 vị trụ trì kế tiếp
là Khánh Văn, Bảo Ấn, Giác Tịnh, Hoằng Phúc, Diệu Quang.
- Ngoài ra, phía
trước chùa, trên núi, còn có mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng được nhân
dân an táng tại đây năm 1947.
- Cũng năm 1947,
chùa Thiên Ấn bị giặc Pháp ném bom sụp đổ. Sau năm 1954, Giáo hội
Tăng già tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, đã phác họa chương trình
trùng kiến chùa Thiên Ấn. Dưới sự chỉ đạo của hai thầy Huyền Tân
và Hồng Ân, chùa được khởi công xây dựng từ năm 1959 và khánh
thành vào ngày mùng 8 tháng giêng năm Tân Sửu (1961).
- Là một thắng
tích của đất nước, chùa Thiên Ấn đã trở thành đề tài ngâm vịnh của
nhiều văn nhân thi sĩ. Bài thơ nổi tiếng nhất viết về chùa là bài
Vịnh Thiên Ấn niêm hà của Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767):
- Phong cảnh
nơi đây thật rất xinh
- Niêm hà có
ấn của trời sinh
- Xem kia dấu
tích còn vuông vức
- Nhận lại non
sông rõ dạng hình
- Cách thức
như in đồ Cổ Tự
- Cỏ cây nào
phụ tiếng chuông linh
- Châu sa đổ
dưới chân chờ mãi
- Trấn chỉ sau
lưng núi Cẩm Thành.
--o0o--
|
|