|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
- Du khách đến Mỹ
Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là
ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc tiêu biểu ở
Nam Bộ. Chùa tọa lạc trên mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta,
thuộc làng Mỹ Hóa, nay là xã Mỹ Phong, bên con rạch Bảo Định hiền
hòa nước ngọt quanh năm.
- Vào nửa đầu thế
kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát
nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hòa
thượng Từ Lâm ở chùa Bửu Lâm về trụ trì. Sau khi ông Bùi Công Đạt
qua đời, Hòa thượng Huệ Đăng dã vận động tín đồ xây dựng thành
ngôi đại tự với tên Vĩnh Tran2g, hoàn thành vào mùa hè năm Canh
Tuất (1850).
- Khi thực dân Pháp đánh chiếm Định
Tường, chùa Vĩnh Tràng bị hư hại khá nặng. Người kế vị Hòa thượng
Huệ Đăng là Hòa thượng Thiện Đề, sư đệ của Ngài, nối tiếp công
việc trùng tu ngôi chùa. Sau khi Hòa thượng Thiện Đề viên tịch,
chùa Vĩnh Tràng hương tàn khói lạnh. Năm 1890 tín đồ đã đến chùa
Sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Trà Chánh Hậu về trụ trì. Ngài
quê ổ Mỹ Tho, là đệ tử Hòa thượng Minh Phước gốc Tổ đình Bửu Lâm.
Năm 1895 Hòa thượng Chánh Hậu cùng bổn đạo trùng tu toàn bộ ngôi
chùa. Đến năm 1904, do một trận bão lớn, chùa lại bị tàn phá, vì
vậy mà 3 năm sau (1907), chùa Vĩnh Tràng được trùng tu một lần
nữa. Hòa thượng Chánh Hậu trụ trì 33 năm (1890 - 1923) thì qua
đời, Kế tục sự nghiệp của Ngài , Hòa thượng Minh Đàn, pháp danh
Tâm Liễu, cho xây dựng cổng tam quan, mặt tiền, chánh điện và nhà
thờ tổ.
- Trước cửa chùa
có tam quan tráng lệ do tốp thợ người Huế thực hiện năm 1933, với
sự tài trợ về kinh phí của hai ông Huỳnh Trí Phú và Lý Văn Quang.
Chiếc cổng giữa bằng sắt lâu nay vẫn đóng kín. Hai cổng bên bằng
bê-tông cốt thép vươn cao như hai tòa lâu đài cổ. Nét độc đáo của
tam quan chùa Vĩnh Tràng thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành,
mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa
những sự tích nhà Phật, những truyện tích dân gian và những đề tài
Tứ quí, Tứ linh, hoa lá? Tầng lầu thượng của cổng tam quan có vòm
cửa rộng, bên phải đặt tượng Hòa thượng Chánh Hậu, bên trái đặt
tượng Hòa thượng Minh Đàn. Cả hai tượng này đều đắp bằng xi măng
giống như người thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.
- Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng trang trí
theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á lẫn Âu. Ở đây có những
hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông
sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản? Chữ Hán viết theo lối chữ
triện cổ kính , còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ gô-tích. Từ
xa trông vào, du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăng-co
có năm tháp. Theo lời truyền tụng của nhân dân địa phương, thì Hòa
thượng Minh Đàn và ông Huỳnh Trí Phú đã từng du lịch sang xứ Chùa
Tháp nên tiếp thu được cái đẹp trong kiến trúc ngôi chùa bên đó,
kết hợp với kiến trúc phương Tây.
- Ở chánh điện có
các bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu Bát
Tiên cỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng
năm 1907 - 1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng Phật như A-di-đà,
Thích-ca, La-hán và tượng các vị Bồ-tát. Hai bên bàn thờ là tượng
chân dung Hòa thượng Chánh Hậu và người kế pháp là Hòa thượng Minh
Đàn. Các Hòa thượng Huệ Đăng, Chánh Hậu, Minh Đàn đều thuộc Thiền
phái Lâm Tế.
- Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng
là bộ Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế Chí) bằng đồng. Tiếc rằng tượng
Quan Âm đã bị thất lạc từ lâu. Sau này Hòa thượng Chánh Hậu phải
thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ. Tượng Ngọc
Hoàng cũng bằng đồng, to gần bằng người thật, cùng phong cách với
tượng Già Lam, Đạt-ma ở chùa Bửu Lâm. Khác với thông lệ xưa nay,
Ngọc Hoàng ở đây không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu
hai bên. Thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.
- Hai bên tường
chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh Vương. Đặc biệt ở đây có bộ
Thập bát La-hán là những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số
nghệ nhân ở Nam Bộ đã tạc vào năm 1907 theo sự chỉ đạo của Hòa
thượng Chánh Hậu. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng
0,80m, bề ngang 0,58m, được đặt hai bên điện Phật gọi là sáu căn:
mắt, tai, lưỡi, mũi, thân và ý; ở ba thời: quá khứ, hiện tại và vị
lai. Các tượng La-hán này được tạo hình cân đối, sinh động, cỡi
trên các con thú như trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác v.v?
- Trong khuôn
viên chùa Vĩnh Tràng có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ được chăm
sóc thường xuyên. Dưới bóng cây, tháp Hòa thượng Chánh Hậu và gia
đình được xây dựng bề thế có tường rào bao bọc.
- Nhìn chung, vẻ
đẹp của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật tạo hình. Có ý kiến
cho rằng có thể xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ
thuật của đất Tiền Giang.
- Hiện chùa Vĩnh
Tràng l2 nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và trường
Cơ bản Phật học tỉnh Tiền Giang. Chùa đã trở thành điểm du lịch và
hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng ngày. Tết
Tân Dậu (1982) nhà thơ Xuân Thủy đã đến viếng chùa và viết tặng
một bài thơ:
- Đức Phật
giàu tình thương
- Nên chùa
tên Vĩnh Tràng
- Nhà sư
vốn yên nước
- Lòng như
sông Tiền Giang
--o0o--
|
|