|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
- Thị xã Sóc
Trăng có khá nhiều ngôi chùa, trong đó Kh'Leang là ngôi chùa cổ
nhất. Bên cạnh những ngôi chùa Việt mà chúng ta thường thấy, đây
là một công trình kiến trúc khá độc đáo mang đậm dấu ấn của văn
hóa Khmer.
- Tọa lạc trên
một khuôn viên rộng 3,5 hecta với nhiều cây cao bóng cả, lúc đầu
đây chỉ là một ngôi chùa làm bằng gỗ lợp la, sau mới sửa lại bằng
gỗ lợp ngói. Từ khi xây dựng (năm 1533) đến nay, chùa đã được
trùng tu nhiều lần, lần trùng tu gần nhất cách nay cũng đã trên 80
năm. Tính từ vị tổ đầu tiên là Đại đức Thạch Sóc cho đến Đại đức
Tăng Nô trụ trì hiện nay, chùa Kh?Leang đã trải qua 21 đời truyền
thừa.
- Có hai lối đi
vào chùa: cổng chính ở số 71 đường Mậu Thân, cổng phụ ở đường
Nguyễn Chí Thanh. Nền chùa cao hơn mặt đường khoảng 1m có ba bậc
sân, mỗi bậc được bao bọc bởi một tường rào xây bằng gạch. Có bốn
cửa ra vào mở theo theo bốn hướng. Cửa ngoài cùng xây rất công
phu, gần như cổng chính.
- Ở trung tâm nền
chùa, ngôi chánh điện vươn cao lên nền trời, với diện tích gần 200
m2 (chiều rộng (,20m, chiều dài 20,80m). Bộ khung mái
gồm ba cấp, chia thành 9 nếp, làm toàn bằng gỗ. Mái được đỡ bằng
12 cây cột to, xây theo kiểu corinthien của Hy Lạp, có chu vi tới
1,10m, phủ sơn đen bóng và có vẽ hình rồng, hình cá uốn lượn màu
vàng lộng lẫy. Trước bàn thờ có một tấm bao lam cao tới mái, được
sơn son thếp vàng. Ở chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật
Thích-ca chiều cao 6,80m, phần tượng cao 2,70m. Tấm bia bằng chữ
Khmer phía sau pho tượng cho biết L "Đại đức Liêu Đuông, đời
truyền thừa thứ 17, đã đứng ra lập tượng Phật vào năm Phật lịch
2460 với sự cúng dường của gia đình ông Lum Sum".
- Nói đến kiến
trúc đặc biệt của chùa Kh'Leang, cần lưu ý các khái niệm và hình
tượng có liên quan đến văn hóa Khmer sau đây:
- - Hô Cheang là
tên gọi hai đầu hồi được các nghệ nhân Khmer chạm trổ rất công phu
với các họa tiết trang trí và theo phép đối xứng.
- - Krud hay
Garuda là hình tượng một loại chim thần có mình người; đầu, chân
và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc. Loài chim này là
kẻ thù truyền kiếp của rắn. Cho nên, nếu hình tượng khúc đuôi rắn
dài và cong vút được đắp trên đầu các góc mái chùa, thì hình tượng
Krud được án ngữ ở chỗ tiếp giáp đầu cột với đuôi mái chùa.
- - Yeak (Chằn)
trong các chuyện cổ Khmer là nhân vật tượng trưng cho cái Ác,
thường gieo điều dữ cho con người. Hình tượng Yeakcó dáng vẻ của
một người mang bộ mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mắt lồi,
lông mày xếch. Mình Yeak mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn và tay cầm
cái chày dài. Trong nghệ thuật trang trí chùa Khmer, Yeak đã được
đức Phật cải hóa và đặt đứng hai bên bậc thềm ở phía trước chánh
điện nhằm mục đích bảo vệ ngôi chùa.
- - Reach Cha Sei
là con vật mà Tiên nữ và Yeak đứng trên đó khi giao đấu với nhau.
Hình tượng này được chạm trổ trên hai cánh cửa ra vào chánh điện.
- - Teahu là hình
tượng người có bộ mặt hung dữ, hai tay bưng mặt trời hay mặt trăng
chuẩn bị nuốt vào bụng. Hình tượng này cũng được trang trí tren
khung cửa ra vào.
- - Sala là dãy
nhà sàn rộng rãi, thông thoáng được xây bên cạnh chánh điện, dùng
làm chỗ cử hành lễ dâng cơm cho sư sãi và nơi hội họp của các Phật
tử trong các ngày lễ hội.
- Trong khuôn
viên chùa có sáu tháp để cốt của các sư sãi và Phật tử đã qua đời.
Chùa Kh'Leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử -
văn hóa ngày 27-4-1990. Đợt trùng tu mới nhất của chùa được hoàn
thành vào cuối năm 1994.
--o0o--
|
|