PHẬT HỌC CƠ BẢN

KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
Pháp Sư Diễn Bồi
--o0o--
LỜI GIỚI THIỆU
 
Là một đại sư sống giữa hai thế kỷ (17, 18), ngài Thực Hiền luôn luôn trăn trở đối với đạo pháp, với tăng chúng và với thực tại cuộc sống nhân sinh. Trước sự suy vi của đạo, sự tha hóa của chúng tăng trong thời pháp nhượ ma cường ngài không thể đành lòng ngồi nhìn sự thế, nhắm mắt yhụ hưởng sự ưu đãi cúng dàng của thiện tín bần hàn mà quên trách nhiệm của một người xuất gia tu Phật. Ngài đã dành cả cuộc đời ngắn ngủi để hoằng đạo, giáo hóa quần sinh. Khẩn thiết khuyên mọi người tu hành, vì đời người là có bao, nay còn mai mất. Nhưng để khỏi sai phạm và lầm lạc trên bước đường tu hành Ngài khuyên mọi người phải phát tâm bồ đề. Ngài nói “… nếu tâm quảng đại không phát thệ nguyện kiên cố không lập thì dù có tu hành trải qua trăm đời ngàn kiếp vẫn cứ quẩn quanh trong cảnh khổ sinh tử luân hồi. Dù có công tu hành cũng chỉ nhọc lòng vô ích, đắng cay vẫn hòan đắng cay…”
Đây là một bài Khuyến văn ngắn gọn, cô đọng, nghĩa lý thâm sâu đã được Pháp sư Diễ Bối dầy công nghiên cứu. Pháp sư đã giới thiệu, chú thích và phân tích tỷ mỉ, chuẩn xác hầu mong mọi người cùng đọc cùng hiểu cùng thực hiện góp phần làm cho:
HÒA BÌNH VĨNH CỐ, XÃ HỘI XƯƠNG MINH,
PHẬT NHẬT TĂNG HUY, PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN
Để đóng góp thêm tư liệu cho Tăng Ni và Phật tử tu học, chúng tôi cho xuất bản tòan bộ tác phẩm này và xin trân trọng giới thiệu cùng qúy vị.
 
PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
 
LỜI TỰA
 
 
Làm thế nào để được thành Phật? Nhờ hành đạo Bồ Tát mà thành Phật. Đạo Bồ Tát làm sao mà hành được ? Là do đã phát tâm Bồ Đề. Do vậy, phát tâm Bồ Đề là động lực độc nhất vô nhị của nhân hành Bồ tát và quả chứng Như Lai. Không có động lực đó, nhân hành Bồ tát không có ai hành, quả chứng Như Lai cũng không ai chứng.
Như vậy, phát tâm Bồ Đề quan trọng như thế nào trọng như thế nào trong Phật pháp Đại thừa phải là điều mà ai cũng có thể nhận thức được. Là một hành gỉa Phật pháp Đại thừa mà nói là không cần phát tâm Bồ đề là không thể tưởng tượng được.
Chẳng qua, phải nói là người thực sự tu họ Đại thừa xưa nay chưa ai bỏ qua việc phát tâm Bồ đề cả.
Về việc phát tâm Bồ đề như thế nào, bài “ Văn khuyến phát tâm Bồ Đề” của Tỉnh Am đại sư đã chỉ ra rất rỏ, trong bài giảng này cũng thuyết minh tỉ mỉ, đọc rồi khắc rõ, ở đây bất tất phải nhiều lời. Tóm lại, người có thể phát tâm Bồ Đề là người đáng được chúng ta tôn kính.
Phát tâm Bồ Đề không tính thời gian, lúc nào cũng có thể được. Thời đức Phật Đà tại thế, cố nhiên là được. Để Phật pháp trụ lại ở thế gian, việc phát tâm Bồ Đề trong thời đại Phật pháp suy vi cực độ lại càng đáng quý hơn.
Đạo Phật lưu hành ở Trung Quốc xưa nay không chỉ là Phật pháp Đại thừa mà còn là Nhất thượng thừa. Hành gỉa Phật pháp nói chung, đúng lý đều là Bồ Tát và đều đã phát tâm Bồ Đề. Nhưng nếu hỏi rằng phải chăng đạo hữu đã phát tâm Bồ Đề thì tôi dám nói rằng đại đa số Phật tử sẽ không biết trả lời ra sao.
Những hành gỉa Phật pháp Đại thừa như vậy, quả là không đủ tư cách được gọi là Bồ Tát. Vì vậy mà họat động thể hiện ở hành vi không có phong cách Bồ Tát: cho nên trong bài“ Từ ngữ Pa li nói với Bồ Tát hạnh ngày nay” đại sư Thái Hư nói:”Phật giáo Trung Quốc giáo lí là Đại thừa, nhưng hành vi lại là Tiểu thừa. Ý chính là ở đây.
Chính vì người tu học Phật nói chung không biết phát tâm Bồ Đề như thế nào, không thực hiện Bồ Tát đại hạnh, cho nên nền Phật giáo lâm vào hiện tượng ảm đạm trời chiều, và đa số nhân quần xã hội cho rằng Phật giáo là không cần thiết cho ngày nay, thậm chí chê bai là tiêu cực yếm thế. Thử hỏi điều đó là một tổn thất to lớn biết chừng nào cho đạo Phật.
Người có tâm với đạo Phật chúng ta không thể ngồi nhìn đạo Phật cứ thế mà đăm chiêu, không chút động tâm. Cho nên cần phải dựa trên tinh thần căn bản của đức Phật Đà, nêu cao những đặc chất vì pháp vì người của đạo Phật, làm cho Đạo Phật họat động tích cực trở lại trong thế giới ngày nay. Vậy phải làm sao? Chỉ có một cách duy nhất là phát tâm Bồ đề, thực hiện Bồ Tát đại hạnh mới được.
            Năm 1966, nhân dịp tôi về nước hoằng đạo, Pháp sư Ấn Hải mời tôi giảng bài “Văn khuyến phát tâm Bồ Đề” ở giảng đường Tuệ Nhật, hy vọng sẽ nhờ đó mà khích lệ người học Phật pháp phát tâm Bồ Đề, để tích cực thực hiện Bồ Tát đại hạnh phát huy tinh thần đại vô úy cứu người đời của đạo Phật, chứng minh Đạo Phật là cần thiết cho nhân quần ngày nay.
Khi tôi giảng “Văn khuyến phát tâm Bồ Đề” cư sĩ Tạ Tịnh Đức từ xa đến nghe pháp đã lập tức phát tâm ghi lại những điều tôi giảng thành văn bản và đã ghi rất tỉ mỉ, trình bày rất mạch lạc, lời văn lại trong sang lưu lóat không có câu rườm lời thừa. Thật là một việc đáng quý.
Sau đó, theo yêu cầu cư sĩ Chu Phỉ, biên tập viên của báo “ Bồ Đề thu”, cho đăng cho đăng tải dần trên báo, đến năm ngóai thì đăng hết tòan văn. Cư sĩ Tịnh Đức quả là người đã phát đại tâm Bồ Đề để làm cho những người học Phật muốn phát tâm mà chưa phát tâm có thể thực sự phát tâm, để đại chúng phàm phu quảng đại hành Bồ Tát, cho nên đã phát tâm cho ấn hành bản ghi giảng thành sách để phổ cập. Hơn thế nữa “Thiện dữ nhân đồng”(việc thiện cùng mọi người chia sẻ) không chỉ riêng mình làm công tác đó, mà ông còn khuyên thân phụ là Tạ Thường Như cùng các cư sĩ Ngô Khoan Tính, Đinh Thường Thực cùng phát tâm, cho nên bản ghi giảng này được ra mắt bạn đọc thuận lợi. Không thể không cảm ơn cư sĩ Tạ Tịnh Đức.
Bản ghi giảng được đăng trên “Bồ Đề thụ” là công đức của cư sĩ Chu Phỉ, được ấn hành thành sách là công đức của cư sĩ Hòai Khiêm, được xuất bản phát hành rộng rải là công đức của những thí chủ đã tài thí. Vì vậy ở đây tôi xin chân thành gửi đến chư vị đã bỏ tiền, bỏ sức lời cám ơn cao cả nhất. Xin chúc chư vị tuệ nghiệp nhật tiến.
 
CHÙA HUYỀN TRANG
Ngày 5 tháng tư năm 1969
--o0o--