|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Thuyết Bốn Ðế
- GS MINH CHI
- Chủ
nhiệm bộ môn
- Tôn
giáo học và Phật giáo sử
Việt Nam
-
Trường Phật học cao cấp Thành phố Hồ Chí Minh
- 1996
- ---o0o---
-
B/ NGHIỆP
-
1. NGUỒN GỐC CỦA TƯ TƯỞNG NGHIỆP
LỰC:
-
Các nhà Ấn Ðộ học như người Đức Zimmer và Basham đều cho rằng,
ngay trước khi bộ tộc Aryan vào Ấn Ðộ, những người thổ dân ở đây
(giống người Dravidiens) vốn đã có các khái mệm về nghiệp, Du
già (yoga), giải thoát.
- Trong các
giáo phái ở Ấn Ðộ cổ đại, Kỳ na Giáo (Jainism) - là tôn giáo có
nhiều liên hệ với Phật giáo Nguyên thủy, và với tín ngưỡng dân
gian Ấn Ðộ.
-
Thuyết nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo Nguyên thủy khác nhau
và giống nhau ở chỗ nào? Quan điểm của Phật giáo, nghiệp thiện
hay ác chỉ có thể hình thành trên cơ sở động cơ tâm lý của đương
sự (tức là dụng tâm - motivation). Kinh Phật Nguyên thủy gọi
dụng tâm đó là tác ý (cetana). Nói cách khác, tác ý chính là
nghiệp. Không có tác ý thì không có nghiệp. Kỳ Na giáo có một
quan điểm cơ giới về nghiệp : nhơn biểu hiện ra như thế nào thì
quả biểu hiện ra như thế ấy, bất kể động cơ tâm lý hay dụng tâm
của đương sự như thế nào, ví dụ, một người do vô ý mà phạm tộí
sát sinh, thì sẽ phải chịu quả báo của sát sinh, không thể tránh
khỏi được. Kỳ Na giáo lại còn chủ trương, nên sống khổ hạnh ép
xác tự làm khổ mình thì có thể bù cho nghiệp ác tạo ra từ đời
trước, triệt tiêu nghiệp ác này, nhờ đó mà được giải thoát. Ðồng
thời, kiên trì không làm gì hết để không còn tạo nghiệp mới nữa.
Ðó là phương pháp giải thoát của Kỳ Na giáo.
-
Quan diểm về nghiệp của Kỳ Na giáo "tuy không cố ý sát, nhưng
cũng phải chịu quả báo sát sinh" được phê phán trong bộ luận
Kathavatthu. Ðối với Phật giáo, động cơ tâm lý (dụng tâm, tác ý)
thiện hay ác là cái quyết định sự hình thành nghiệp lực, chứ
không cố chấp vào hành vi tạo nghiệp bên ngoài. Quan điểm nghiệp
lực của Phật giáo là một quan điểm không chấp tướng, nó thúc đẩy
mọi người hướng thưọng về mặt nội tâm. Luận sư Buddhaghosa (Giác
Âm cũng gọi là Phật Âm) đã so sảnh hai quan điểm nghiệp lực khác
nhau của Phật giáo và Kỳ Na giáo như sau :
-
“Phật giáo đồ như con sư tử vậy, khi kẻ đi săn nhắm bắn vào con
sư tử, thì con sư tử dũng mãnh xông vào kẻ đi săn : Người Phật
tử nỗ lực diệt khổ não, biết rõ phưong pháp diệt khổ não là diệt
trừ căn nguyên của khổ não (chứ không phải diệt trừ cái ở bên
ngoài căn nguyên đó). Còn ngoại dạo Kỳ Na giáo, thì giống như
con chó vậy. Khi con chó bị người ta đánh thì nó không xông lại
cắn người đánh mà lại cắn cái gậy. Người Phật tử nói : phương
pháp loay hoay trong quả báo, chứ không phải trực tiếp đối trị
nguyên nhân tạo thành quả báo". Nghiệp của Phật Giáo không có
tính cơ giới, và định mạng. Do đó, nó coi trọng ý chí tự do của
con người, nó đề cao nỗ lực đạo đức.
-
Nghiệp lực, theo quan điểm Phật giáo là một sức mạnh lớn lao, nó
không những chi phối sự diễn biến của đời sống con người, mà còn
thông qua con người, chi phối sự diễn biến của vũ trụ nữa.
Nghiệp lực chính là cốt lõi của quy luật nhân quả báo ứng; quy
luật đạo đức. Vì sự vận hành của nghiệp lực quan hệ với nhiều
điều kiện, nhiều nhân, nhiều duyên lý tri con người khó lường
hết quan hệ của nghiệp lực. Thậm chí có tác giả viết : Nghiệp
lực là một cái gì huyền bí!
-
2. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT SỨC MẠNH
-
Nghiệp là hành dộng, và hành động nào cũng tự nhiên tạo ra một
sức mạnh, sức mạnh đó lại thúc đẩy con người có hành động mới,
như vậy cứ xoay vòng mãi.
-
Thế nhưng, hành động không những tạo ra sức mạnh, thúc đẩy con
người có hành động mới, mà đồng thời cũng thúc ép con người phải
chịu hậu quả của hành động của mình, ràng buộc con người với hậu
quả đó. Thí dụ, kết hôn là một loại hành động, nó thúc đẩy người
đàn ông, người đàn bà phải có quan hệ tình dục với nhau, dẫn tới
sinh con, đẻ cái, và quy dịnh trách vụ của cha và mẹ đối với
việc nuôi nấng, giáo dục con cái nên người...
-
Nghiệp là hành động, nó tạo ra sức mạnh thúc đẩy con người có
hành động mới, mặt khác cũng tạo ra một sự ràng buộc đối với con
người. Ðó là ý nghĩa cơ bản của nghiệp.
-
Một người có hành động tạo thành một sức mạnh. Hàng trăm ngàn
vạn người hành động, phối hợp tạo thành sức mạnh vĩ đại. Ðó là
sức mạnh của cộng nghiệp, lớn hơn nhiều sức mạnh của riêng từng
người, biệt nghiệp.
-
Một ví dụ sống động của cộng nghiệp là chiến tranh. Chính cộng
nghiệp thúc đẩy hàng trăm nghìn vạn thanh niên rời bỏ quê hương,
đến chiến trường sát hại những thanh niên khác, làm cái việc mà
thực ra họ không muốn làm.
- Nghiệp là
nguyên động lực thúc đẩy, sáng tạo và hủy diệt các loài hữu tình
cũng như thế giới, thì một câu hỏi đặt ra : Do đâu mà có nghiệp?
- Phật giáo trả
lời : "Do vô minh và Hành. Vô minh chữ Sanskrit là Avidya nghĩa
là không biết, ngu si. Hành, chữ Sanskrit là sankara là một loại
xung động bản năng (A. impulse)”.
- Triết gia Ðức
Schopenhouer gọi đó là một loại ý dục (will), nếu phân tích cụ
thể thì có hai loại: ý dục sinh tồn (will to live), và ý dục
hoạt dộng (will to act). Schopenhouer gọi cái ý dục dó là cái Ta
thực của con người.
- Theo đạo Phật,
vô mỉnh chính là phiền não tham, sân, si v.v... Phiền não thúc
đẩy con người tạo ra các nghiệp thiện, ác, gọi chung là hành, do
đó mà có từ hành nghiệp, và nghiệp lôi kéo chúng sanh vào cõi
luân hồi sanh tử.
-
3. NGHIỆP LỰC LÀ SỨC MẠNH BỒI DƯỠNG
NHÂN CÁCH
- Ðại sư Tây
Tạng Tkongsapa viết : "Nếu một người ở đời sống trước thích thú
sát sanh, đời sống này cũng thích thú sát sanh; đời sống trước
thích thú ăn cắp, đời sống này cũng thích thú ăn cắp, do đó
chúng ta thấy, có người từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi lấy sát sinh
làm vui, nhưng lại có người không nở sát hại con kiến và côn
trùng". (Bồ đề thứ đệ luận)
- Ðó là cái mà
đạo Phật gọi là "đẳng lưu quả" (S. Nisyandaphala).
- Cho nên, có
thể nói một người thường làm một việc gì đó thì sẽ biến thành
một loại người tương tự. Một người ba mươi năm làm cảnh sát thì
tư tưởng, hành động, cách nói chuyện của anh ta sẽ mang dấu ấn
của người cảnh sát. Nếu anh ta làm nghề thợ mộc ba mươi năm, thì
tư tưởng, hành động, cách nói chuyện của anh ta sẽ là của anh
thợ mộc. Nhà kinh doanh gặp gỡ, thấy gì cũng tính chuyện làm ăn
lổ lãi.
- Nhân cách con người là do tập
quán hun đúc thành. Nếu không có sự huân tập của tập quán thì
không thể thành nhân cách được, nó là một sự huân tập nhiều khi
bắt đầu từ nhiều cuộc sống trước, cho nên mới có những hiện
tượng thiên tài hay thần đồng kỳ lạ mà các thuyết về di truyền
học không thể giải thích một cách thỏa mãn được. Trong khi đó
thì thuyết nhơn quả ba dời của Phật giáo có thể cung cấp một lý
giải thỏa đáng nhứt. Tuy rằng sự huân tập của đời trước ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách, nhưng hoàn cảnh hiện tại,
nền giáo dục và nỗ lực trong đời sống hiện tại cũng đều là nhân
tố quan trọng, ảnh hưỏng tới sự hình thành nhân cách của con
người hiện tại.
- Có thể thấy qua biểu đồ nhân
cách được tạo thành bởi hai loại nhân tố: Nghiệp lực của đời
sống trước, giáo dục và nỗ lực trong hiện tại.
-
4. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT QUY LUẬT ÐẠO
ÐỨC CÔNG BẰNG
- Bài kệ "Thập
lai" sau đây cũng đồng một tư tưởng như vậy:
-
(Dạng mạo) đoan chính từ ở nhẫn nhục mà đến
-
Nghèo khố từ ở keo kiệt đến
-
Cao sang từ ở lễ bái đến
-
Bần tiện từ ở kiêu mạn đến
-
Ngọng câm từ ở phỉ báng lại
-
Ðui mù từ ở bất tín lại
-
Sống lâu từ ở từ bi lại
-
Sống yểu từ ở sát sanh lại.
-
Các căn không đầy đủ từ ở phá giới lại
-
Sáu căn đầy đủ từ ở giữ giới lại.
- Trong kinh
"Na tiên Tỷ kheo" (cũng gọi là Di Lan Ðà Vấn đạo kinh), cũng có
một đoạn nói về nghiệp:
- Vua Milinda
hỏi: "Thưa trưởng lão, vì duyên cớ gì mà người đời khác nhau:
người sống lâu, người chết yểu, người nhiều bịnh, người xấu xí,
người mạnh khỏe, ngưòi yếu ớt, người giàu có, người nghèo khổ,
người phú quý, người bần tiện, người thông minh, người ngu độn?
- Tỷ kheo Na
Tiên trả lời: Thưa Ðại vưong, vì sao lại có các loại quả khác
nhau? Quả chua, quả mạn, quả đắng, quả cay, quả nhạt, quả ngọt?
- Vua trả lời :
Tôi cho rằng đó là tự giống của các quả ấy khác nhau.
- Tỷ kheo Na
Tiên trả lời: Thưa Ðại vương, cũng như vậy, người đời sở dĩ khác
nhau, là vì nghiệp lực của họ khác nhau. Do đó mà có người sống
thọ, ngườl chết yểu, người mạnh khỏe người nhiều bịnh, người đẹp
đẽ, người xấu xí, người cường tráng, người yếu đuối, người giàu
có, người nghèo khổ người phú quý, người bần tiện, người thông
minh, người ngu độn. Tâu Ðại vương, ngoài ra Phật còn nói: Hỡi
người thanh niên, tất cả chúng sinh đều thừa hưởng di sản do
nghiệp đời trước truyền lại. Chúng đều là kẻ thừa kế của nghiệp,
từ nghiệp mà sanh ra, là quyền thuộc của nghiệp. Nghiệp che chở
cho chúng và quyết định chúng là bần tiện hay phú quý. (X.
Buddhism in Translation by henry Warren p.215).
- Ðại sư Tây
Tạng Tsongkapa, viết trong cuốn "Bồ đề thứ đệ luận” :
- Ðời trước,
nghiệp sát quá nặng, thì đời nay chịu quả báo chết yểu, và nhiều
bịnh; trẻ con chết sớm là do dời trước tạo ra nghiệp sát sanh.
Do nghiệp đời trước mà có người đời nay, mắc bịnh nan y, suốt
đời không chữa khỏi. Có người làm việc cật lực nhưng vẫn không
có tiền xài; có người không mệt nhọc gì lại có nhiều tiền của.
Ðó là quả báo khác nhau của người ở đời trước keo kiệt hay là ưa
bố thí... có những người nói rất nhiều nhưng chẳng ai tin, có
người nói ít thôi mà lại được mọi người tin cậy, đó cũng là quả
báo của hai loại người: một người thành thực, một người hay lừa
dối. (X. H Guenther... "The Jewel ornament of liberation" -
Chương 6 bàn về nghiệp quả).
- Tư tưởng "nhơn
quả báo ứng" ăn sâu vào tâm lý của người phương Ðông có ảnh
hưỏng thực lớn lao đến đời sống xã hội. Ở các nước Phật giáo Nam
phương như: Miến Ðiện, Thái Lan, Tích Lan... tăng sĩ không có
tài sản riêng, cũng không làm ruộng, hàng ngày cầm bát khất thực.
Cả năm, ngày nào cũng vậy, nhân dân chuẩn bị thức ăn sẫn, với
thái độ hết sức cung kính đem cúng dường chư Tăng. Còn ở phương
Tây, khi một khách lạ đến nhà không báo trước, dù là ăn một bữa,
cũng chịu đựng không nổi rồi.
- Nhân dân các nước Phật giáo Nam
phương sở dĩ có tập tục tốt đẹp như vậy là vì trong kinh Phật
thường dạy cúng dường Tăng chúng được phước đức rất lớn, tăng
chúng là ruộng phước tối thượng.
- Nhưng nếu có
người hỏi, vì sao quả lại tương ưng và đồng loại với nhân? Từ
đâu lại có nguyên lý đồng loại tương ưng đó? Kinh Phật thường
chỉ trả lời : “Pháp là vậy" (pháp nhĩ như thị). Nói một cách
khác, tự nhiên là vậy. Nếu anh cười nhạo người ta thì người ta
cười nhạo lại anh. Nếu anh giận dỗi đối với người ta, thì người
ta cũng không vui vẻ đối với anh. Tự nhiên nó là như vậy, làm
sao mà giải thích được.
- Ðối với tiền
đề lớn quả báo thiện ác, các tôn giáo lón nói chung nhứt trí như
trong sách Tân ước (Galatian 6 : 07) có câu:
-
"Chỉ có tự lừa dối mình, không thể coi thường Thượng Ðế được
đâu Người trồng gì thì thu hoạch nấy"
-
Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu. (Lão tử)
-
Nghĩa: Lưới trời lồng lộng, sửa mà không bỏ sót.
- Các tôn giáo
Thần quyền (Tự nhiên thần luận Deism) hay là nhân cách thần luận
(Theism) cũng vậy đều cho rằng Thượng Ðế sáng tạo ra vũ trụ,
đồng thời cũng sáng tạo ra qui luật vận hành vũ trụ, đó là luật
nhơn quả tương ưng. Thượng Ðế tất nhiên khen thưỏng người thiện
lành, và xử phạt kẻ làm ác, đó là thần ý luận. Còn cách nhìn của
Phật giáo đối với luật nhơn quả, là tự nhiên luận, không phải là
thần ý luận. Giải thích bằng tự nhiên luận, thực ra không phải
là giải thích. Giải thích bằng Thần ý luận là một lối giải thích,
nhưng lối giải thích chưa hẳn là cao minh cho lắm. Nếu chúng ta
hỏi thêm các nhà Thần học Thiên chúa giáo : "Vì sao Thượng đế
lại khen thưởng người thiện và xử phạt người ác, mà không làm
ngược lại?" Lại hỏi Thượng Ðế từ ở đâu đến? Nhà Thần học Thiên
chúa giáo sẽ không thể trả lời được. Lối giải thích mọi hiện
tưọng tự nhiên, khó hiểu bằng thần thánh an bài gọi là "Luận
thuyết lấy Thần thay người" (Anthropomorphism).
-
5. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT LOẠI QUAN HỆ
- Quan hệ nghiệp lực
khá phức tạp, tạm minh họa bằng biểu đồ sau đây:
- Biểu đồ có
bảy vòng, mỗi vòng đại diện cho một phạm vi nghiệp lực. Vòng
ngoài nhứt cũng là vòng lớn nhứt, phổ biến nhứt. phạm vi cọng
nghiệp lớn nhứt. Tạm gọi tất là vòng cực cọng nghiệp.
- Vòng thứ hai,
so với vòng thứ nhứt có một phạm vi nghiệp lực hẹp hơn, tạm gọi
là vòng đại cọng nghiệp. Như vậy, phạm vi cọng nghiệp thu nhỏ
dần cho tới vòng bảy, là vòng cuối cùng, vòng bất cọng nghiệp
của cá nhân. Ðó là nghiệp do cá nhân tạo ra, và một mình cá nhân
chịu quả báo mà thôi.
- Vòng 1, vòng
cực cọng nghiệp là phạm vi của con người được nhận thức như là
một sinh vật. Người cùng với bất cứ một sinh vật nào khác có
cọng nghíệp đều cần có ánh sáng mặt trời, không khí và nước để
mà sinh tồn. Ðó là cọng nghiệp của tất cả mọi sinh vật sống trên
trái đất này. Vòng cọng nghiệp này bao gồm cả sinh vật và loài
người ở trong đó. Phạm vi cọng nghiệp càng lớn, tính bắt buộc
của nghiệp càng chặt. Thí dụ: người có thể không mặc quần áo,
không có nhà ở vẫn sống được, nhưng không thể nào thoát ly ánh
sáng mặt trờí, không khí và nước mà có thể sống được.
- Vòng hai, là
vòng đại cọng nghiệp, của riêng loài người. Ở vòng nghiệp lực
này, chỉ có người, loài người mới được hưởng thụ và chịu hạn chế
bởi cọng nghiệp này mà thôi. Thí dụ: chỉ có loài người mới dùng
ngôn ngữ và chữ viết để thông tin cho nhau. Các động, thực vật
khác không biết dùng ngôn ngữ và chữ viết. Việc dùng ngôn ngữ và
chữ viết để thông tin có mặt hạn chế của nó. Thí dụ : những
người không cùng một ngôn ngữ, khó nói chuyện với nhau được.
Người không biết đọc, biết viết được cung cấp một lượng thông
tin ít hơn, so với nguời biết đọc biết viết.
- Một đặc sắc
thứ hai của loài người là có ý thức dạo đức. Tuy rằng, một số
động vật cao cấp khác cũng có ý thức đạo đức nhưng tình hình này
ít phổ biến hơn, chỉ là cá biệt.
- Một đặc sắc
nữa của loài người, so với các loài vật khác là người có lý trí,
có năng lực tự giác (self conscious) còn các loài vật khác thì
thường là hành động theo bản năng, theo phản xạ. Con người không
những có thể quan sát sự vật bên ngoài, tìm ra chân tướng của sự
vật bên ngoài, mà người còn có khả năng siêu việt tự ngã (self
transcendance), lấy tự ngã làm đối tượng khách quan để quan sát
và tự hoàn thiện mình.
- Nói tóm lại loài người có ba
năng lực: dùng ngôn ngữ, có ý thức đạo đức, có năng lực tự giác
khiến con người thành một sinh vật có lý tánh, có cảm tình (đạo
dức), và sống, hành động có mục đích.
- Vòng nghiệp
thứ ba là vòng cọng nghiêp của quốc gia dân tộc. Vì con người là
một động vật xã hội, cho nên cuộc sống và hoạt động của nó không
thể không bị chủng tộc dân tộc và quốc gia chi phối và ảnh hưỏng.
Kỹ thuật rất tiên tiến của giao thông liên lạc hiện đại cũng
không làm giảm sút vai trò của chủng tộc, dân tộc và quốc gia.
Hiện nay các quốc gia vẫn là những đơn vị, những chủ thể chi
phối cục thế chính trị quốc tế, quyết dịnh hòa bình và chiến
tranh. Trong mỗi quốc gia, mỗi người đều có quyền lợi và trách
nhiệm là phần cọng nghiệp của người đó trong quốc gia đó.
- Thí dụ : nhân dân Việt Nam trong
lịch sử của mình, có thể nói là liên tiếp bị ngoại xâm, đồng
thời cũng chủ động gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đó là
cọng nghiệp của nhân dân Việt Nam.
- Theo báo chí
cho biết, thì ở ChiLê, có thời gian quân dịch tương dối dài hơn,
so với các nước khác. Ở Anh, nhân dân dóng thuế thu nhập cao hơn
hết. Ở Koet, một nước xuất cảng dầu hỏa giàu có, tỷ lệ nhà nước
chi phí phúc lợi cho nhân dân cao hơn hết, so với các nước khác.
Còn ở vương Quốc Brunei ( Ðông Nam Á) vì quá giàu về dầu hỏa nên
nhân dân không phải đóng một khoản thuế nào hết, lại được hưởng
rất nhiều phúc lợi.
- Vòng cọng
nghiệp thứ tư, thuộc những tập đoàn hay cộng đồng nhỏ hơn quốc
gia. Một thí dụ: cọng nghiệp của người Việt Nam sống ở thành phố
Hồ Chí Minh khác với cọng nghiệp của người Việt Nam sống ở nông
thôn lục tỉnh. Học sinh Anh Văn ở thành phố Hồ Chí Minh thường
có trình độ Anh ngữ giỏi hơn học sinh Anh Văn ở những nơi khác,
do các điều kiện như thầy giỏi hon học cụ tốt hơn v.v. Tất nhiên
đây là nói chung, còn số người học Anh Văn kém ở Thành phố Hồ
Chí Minh cũng không ít, số người học Anh văn khá ở lục tỉnh cũng
không ít.
- Vòng cọng
nghiệp thứ năm là vòng cọng nghiệp của gia dình, các thành viên
trong gia đình đều chịu (hay là hưởng) cọng nghiệp của gia đình
đó. Nếu đó là gia đình giàu có, sung túc, chủ gia đình là nguời
giỏi, có trình độ nghề nghiệp cao thì cả gia đình đều được lợi.
Trái lại, nếu chủ gia đình là người sống bừa bãi, đã không làm
ra tiền lại còn ăn chơi tiêu xài, thì cả gia đình phải chịu khổ
lây.
- Vòng cọng
nghiệp thứ sáu, tạm gọi là vòng cực bất cọng nghiệp, có một phạm
vi còn nhỏ hơn gia đình nữa. Một thí dụ: là quan hệ vợ chồng, rõ
ràng đó là quan hệ riêng có giữa hai vợ chồng, không thể có
người thứ ba nào xen vào được, dù là cha mẹ, anh em. Các vòng
quan hệ thầy trò, người yêu, anh em đều thuộc loại vòng cọng
nghiệp thứ sáu. Vì chỉ là cọng nghiệp giữa hai người mà thôi,
cho nên gọi là cực bất cọng nghiệp.
- Cuối cùng là
vòng nghiệp thứ bảy, là của riêng từng người, chỉ có cá nhân
người ấy biết, chịu đựng hay hưỏng thụ mà thôi. Chỉ riêng người
ấy cảm nhận, lạnh, nóng, khát, đói, buồn rầu hay vui vẻ... Ðấy
là vòng có thể gọi là tối cực bất cọng nghiệp.
-
6. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT CÁI GÌ KHÓ
HIỂU :
- Khi nói thần
bí là nói trí tuệ hạn chế của con người, không thể hiểu nổi
không thể lường được. Trước loại sự kiện như vậy, người theo đạo
Gia Tô nói: Ðó là ý Chúa. Còn người theo đạo phật thì nói: "Ðó
là do nghiệp". Thế nhưng, cơ chế của nghiệp dẫn tới sự kiện đó
thì Phật giáo cũng khó nói ra một cách rành mạch, vì vậy mà có
sách Phật nói: Nghiệp lực là một cái gì thần bí.
- Sau đây là
một đoạn đàm thoại giữa vua Di Lan Ðà (MilinDa) và tỷ kheo Na
Tiên Nagasena, có liên quan dến tính chất thần bí của nghiệp.
- Vua hỏi: “Phật giáo đồ thường
nói: Lửa địa ngục nóng hơn nhiều so với lửa bình thường. Nếu ném
một hòn đá nhỏ vào ngọn lửa bình thường thì cả ngày cũng không
cháy hết. Nhưng nếu đem một tảng đá lớn ném vào lửa địa ngục,
thì trong khoảnh khắc tảng đá bị cháy rụi. Tôi không thể tin
điều đó. Các người lại nói, chúng sinh đọa địa nguc, tuy thân bị
đốt cháy liên tục trong nhiều năm, nhưng chúng sinh đó cũng
không bị cháy hết. Tôi cũng không thể tin điều đó".
- Tỷ kheo Na
Tlên trả lời : "Tâu dại vương, Ngài có thấy con cá mập, con rùa,
con vịt, con khổng tước ăn sỏi, ăn đá hay không?.”
- Vua trả lời:
thường có thấy.
- Tỷ kheo Na
Tiên: khi sỏi đá vào ruột những con vật lớn, phải chăng không
bao lâu chúng cũng được tiêu hóa?
- Vua nói :
đúng như vậy.
- Tỷ kheo Na
Tiên : Vì sao bào thai ở trong bụng người mẹ lại không bị tiêu
hóa ?
- Vua : Tất
nhiên là không bị tiêu hóa.
- Tỷ kheo Na
Tiên hỏi: Vì sao lại không bị tiêu hóa?
- Vua : Tôi cho
rằng đó là do nghiệp lực của thai nhi.
- Tỷ kheo Na
Tiên: Cũng như vậy, thưa Ðại vương do nghiệp lực của chúng sinh
đọa địa ngục, cho nên dù chúng có bị đốt cháy trong nhiều năm
tháng, chúng cũng không bị thiêu cháy hết. Cho nên Ðức Phật nói:
chỉ khi nào toàn bộ nghiêp lực của chúng sinh đó đã tiêu diệt
hết rồi, thì chúng sinh mới chết được ở chỗ ấy.
- Cách trả lời
của Tỷ Kheo Na Tiên tuy không phải là thực hoàn hảo, không thể
bắt bẻ lại được, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy tính bất khả tư
nghì của nghiệp. Cũng do nghiệp lực mà chim Khổng Tước ăn dồ độc,
đã không chết, lại còn khỏe ra, còn người trúng độc thì chết
ngay, nếu không kịp chữa chạy.
-
7. LƯỚI NGHIỆP VÀ 12 NHƠN DUYÊN :
- Chúng sinh
vùng vẫy trong lưới nghiệp, hết đời sống này qua đời sống khác,
không thoát ra được lưới nghiệp đó chính là 12 nhơn duyên:
-
1. Vô minh: ( Các phiền não tham , sân , si . . )
-
2. Hành: tạo các nghiệp tức là nghiệp nhân quá khứ
-
3. Thức : Kiết sanh thức tức là thức nhập thai.
-
4. Danh sắc: Bào thai hình thành trong bụng mẹ.
-
5. Lục nhập : sáu căn hình thành đầy đủ.
-
6. Xúc : sau khi lọt lòng mẹ, sáu căn tiếp xúc với sáu trần.
-
7. Thọ : Cảm thọ vui, khổ.
-
8. Ái : đam mê năm món dục.
-
9. Thủ : bám cảnh năm dục.
-
10. Hữu : tạo ra nhơn hữu lậu và chịu quả báo tái sanh.
-
11. Sanh : tái sanh với thân năm uẩn.
-
12. Lão tử : (già chết).
-
Xúc thọ, ái, thủ, hữu là năm chi thuộc nghiệp nhân của đời sống
hiện tại.
- Sanh, già,
chết là quả vị lai.
-
12 nhơn duyên là nguyên động lực, lôi kéo chúng sanh ra vào ba
cõi, tạo ra các nghiệp.
- Muốn thoát
khỏi lưới nghiệp phải dùng gươm trí tuệ đoạn trừ vô minh, phiền
não (phiền não chướng), không còn tạo nghiệp và tái sinh nữa: đó
là giải thoát. Giá trị và ý nghĩa của nhân sinh đối với đạo Phật
như vậy là khá rõ. Con dường thoát khổ cũng được Ðức Phật vạch
ra minh bạch. Nhưng ngoại đạo lại bị tà kiến che mờ, cho nên họ
không hiểu được ý nghĩa của nhân sinh và con đưòng thoát khổ.
Kinh Tăng Chi của Phật giáo Nam phương có trích lời Phật như sau:
"Này, các tỷ kheo, các ngoại dạo có ba loại tà kiến, nếu tin
theo thì phước đức sẽ bị tiêu tan, bại hoại. Ba tà kiến dó là gì
?"
- Thứ nhất là
tà kiến về mạng vận. Ðời này được vui hay chịu khổ là do mạng
vận quyết dịnh trước. Thứ hai là tà kiến về Thần. Mọi việc đều
do ý chí của Thần, Thượng đế an bài, con người không thể làm gì
để tránh khỏi được. Thứ ba là cho rằng, mọi việc xảy ra ở đời
này đều là ngẫu nhiên, tình cờ, do đó mà con người sống rồi thác
đi buông trôi. Ta gặp nhĩmg người đó và hỏi : "những diều ấy
đáng tin chăng ?”. Họ đáp : “đáng tin”. Ta bèn hỏi : "thế thì
các tội sát, đạo, dâm, vọng... cũng đều do thần an bày cả chăng?
Ðều do mạng vận sắp đặt cả chăng? Hay đều là do ngẫu nhiên chăng?"
Thế nhưng hành vi của mình sai thì tự mình phải sửa chữa, theo
thiện, bỏ ác. Con người phạm sai lầm thì phải trách mình, và tự
hối, đoạn trừ lỗi lầm cũ thì mới tạo ra được mạng vận mới cho
mình. Ngoại đạo nghe lời dạy bảo cu 3a Phật, không trả lời được
câu nào bèn bỏ đi nơi khác.
-
8. PHÂN LOẠI NGHIỆP
- Có nhiều cách
phân loại:
-
Một cách là phân loại theo thân,
khẩu, ý:
-
Thân: thân nghiệp gồm có thân biểu nghiệp và thân vô biểu nghiệp.
-
Biểu nghiệp là nghiệp biểu hiện thành hành vi cụ thể, nhưng có
dấu vết lưu lại của nó trong nội tâm.
-
Vô biểu nghiệp là nghiệp tiềm ẩn sẽ sinh quả trong tương lai,
khi có đủ nhơn duyên chín mùi.
-
Khẩu: ngữ nghiệp gồm có ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp.
-
Ý: ý nghiệp gồm mọi ý nghĩ có tạo nghiệp.
-
Cách thứ hai là phân loại theo
thiện, ác, vô ký (3 tánh)
-
A/ Thiện nghiệp: (cũng gọi là an ổn nghiệp)
-
Phóng sanh, không sát sanh.
-
Bố thí, không lấy của không cho.
-
Thân thiện nghiệp:
-
Sống trong sạch, không tà dâm.
-
Nói thực, không nói dối.
-
Nói lời có ích, không nói lời uế tạp, vô nghĩa.
-
Ngữ thiện nghiệp:
-
Nói lời dịu hiền, không nói lời cay độc
-
Nói lời đoàn kết, hòa hợp, không nói lời chia rẽ, ly tán.
-
Giữ tâm xả, không tham.
-
Giữ tâm từ bi, không giận.
-
Ý thiện nghiệp:
-
Giữ vững niềm tin nhơn quả, không có tà kiến.
-
B/ Ác nghiệp:
-
Thân ác nghiệp:sát sanh, lấy của không cho, tà dâm.
-
Ngữ ác nghiệp:
-
Nói dối
-
Nói lời vô ích
-
Nói ác
-
Nói y gián, chia rẻ. (lưỡng thiệt)
-
Ý ác nghiệp:
-
Tham
-
Sân
-
Si
-
Tà kiến
-
C/ Vô ký nghiệp:
-
Không thiện, không ác. Do sức nghiệp yếu, cho nên không sinh quả.
-
Cách thứ ba là phân loại theo giá
trị đạo đức, phúc đức, hay không phải phúc đức:
-
Phúc nghiệp:
-
Làm các thiện nghiệp, lợi cho chúng sanh.
-
Phi phúc nghiệp:
-
Làm các nghiệp ác, có hại cho chúng sanh.
-
Bất động nghiệp:
-
Tu thiền định, dẫn tới tái sanh ở các cõi trời sắc giới và vô
sắc giới; ở cõi này chỉ có bất động nghiệp.
-
-
Phân loại nghiệp theo đen trắng,
đen trắng lẫn lộn, và không đen, không trắng:
-
Đen có nghĩa nhơ bẩn, trắng là sạch, thanh tịnh.
-
Hắc nghiệp: (nghiệp đen)
-
Làm ra các nghiệp bất thiện, làm dơ bẩn thân, tâm.
-
Bạch nghiệp: (nghiệp trắng)
-
Làm nghiệp thiện, thanh tịnh, cho nên gọi là trắng.
-
Nghiệp đen trắng lẫn lộn:
-
Làm nghiệp thiện nhưng có yếu tố ác xen lẫn, gọi là tạp nghiệp,
hay nghiệp đen trắng lẫn lộn, pha tạp.
-
Nghiệp không đen không trắng:
-
Là nghiệp vô lậu, dẫn tới quả vô lậu của hàng Thánh, cho nên gọi
là "không đen", lại cũng không tạo ra quả dị thục, dù là thiện
cho nên gọi là không trắng.
-
-
Phân loại nghiệp theo phạm vi tác
dụng của nghiệp: cá nhân hay tập thể.
-
Cọng nghiệp:
-
Thuộc nhiều người cùng tạo và cùng chịu quả.
-
Cọng trung cọng: như núi, sông, đất, không khí. Nhiều người thọ
dụng.
-
Cọng trung bất cọng: như nhà cửa, ruộng vườn, do cá nhân tự thọ
dụng.
-
Bất cọng nghiệp:
-
Bất cọng trung cọng: như thân người, tuy do cá nhân mình sử dụng
nhưng cũng có những người khác nương tựa vào như con cái nương
tựa vào cha mẹ.
-
Bất cọng trung bất cọng: như tai, mắt trên thân người, thì chỉ
có người đương sự mới thọ dụng được mà thôi.
-
Phân loại nghiệp theo năng lực của
nghiệp:
-
Năng sanh nghiệp:
-
Nghiệp dẫn tới tái sanh, cũng có nghĩa nghiệp tạo ra quả vị lai
(sinh ra quả vị lai).
-
Năng trì nghiệp: (A. supporting karma)
-
Đã sinh ra làm người rồi tạo các nghiệp duy trì cái thân người
này.
-
Năng tiêu nghiệp: (A. Counteractive karma)
-
Thí dụ, đối với gnhiệp ác đã làm, chúng ta tạo ra các nghiệp
thiện để tiêu nghiệp ác đó.
-
Năng hủy nghiệp: (Destructive Karma, Supplarting Karma)
- Đang chịu
nghiệp làm người, nhưng phạm tội ác trầm trọng, hủy ngihệp được
làm người đó. Như Đề Bà Đạt Đa, tuy mang thân người, nhưng nuôi
ác tâm hại Phật, phải đọa địa ngục A Tỳ.
-
Phân loại nghiệp theo tính chất
nặng nhẹ của nghiệp:
-
Cực trọng nghiệp:
-
Nghiệp lực rất mạnh, quyết định hướng tái sinh, lấn át các
nghiệp khác. Có thể thiện, có thể ác. Nói về ác thì tội ngũ
nghịch: giết cha, mẹ, A la hán, làm chảy máu Phật và phá hòa hợp
Tăng.
-
Cận tử nghiệp: Death proximate Karma
-
Nghiệp lực tạo ra khi lâm chung, cũng quyết định hướng tái sinh
nếu không có cực trọng nghiệp.
-
Tập quán nghiệp:
-
Nghiệp thân, khẩu, ý làm mãi thành thói quen, cũng quyết định
hướng tái sinh, nếu không có sự hiện diện các nghiệp khác, mạnh
hơn.
-
Tích lũy nghiệp: Nghiệp dự trữ, chưa thành quả.
-
Nếu không có nghiệp mới, quyết định hướng tái sanh, thì vai trò
này thuộc về nghiệp lực tích lũy, từ vô thỉ đến nay.
-
Phân loại nghiệp theo hiệu lực đối
với tái sanh:
-
Dẫn nghiệp: Nghiệp lực dẫn tới tái sanh ở cõi này, cõi khác, cõi
người, cõi súc sanh, cõi quỷ đói, cõi trời...
-
Mãn nghiệp: Nghiệp hỗ trợ cho dẫn nghiệp, "nối tiếp và hoàn
thành dẫn nghiệp", như cùng sinh ra làm người (là cọng nghiệp),
nhưng có người mạnh, yếu, sống lâu, chết yểu, giàu, nghèo.. Đó
là loại nghiệp dẫn tới quả báo riêng biệt của mỗi người, gọi là
biệt báo.
-
Phân loại nghiệp theo sự lãnh thọ:
-
Tâm thọ nghiệp: Tức là tâm thức của người cảm nhận quả báo buồn
vui, ưu não...Tâm thức này là ý thức là thức thứ sáu.
-
Thân thọ nghiệp: Tức là năm thức đều cảm thọ, khác với tâm thọ
là thức thứ sáu cảm thọ. Năm căn gắn liền với năm thức đầu, cùng
cảm thọ cho nên gọi là thân thọ nghiệp.
-
Phân loại nghiệp theo thời gian
chịu báo: có hai nhóm lớn:
-
A/ Định nghiệp:
-
Nghiệp nhứt định đem lại quả báo trong đời này. Quả báo và thời
điểm chịu báo đều được xác định. Hoặc là thời điểm chịu báo là
xác định, nhưng quả báo chưa xác định như thế nào. Thường được
gọi là hiện báo.
-
Nghiệp đem lại quả báo ở đời sau: quả báo và thời gian chịu báo
đều xác định. Hoặc là thời điểm chịu báo xác định, nhưng quả báo
chưa xác định. Thường được gọi là sanh báo.
-
Nghiệp đem lại quả báo ở các đời sa u nữa. Quả báo và thời điểm
chịu báo đều xác định. Hoặc là quả báo chưa xác định, nhưng thời
điểm đã xác định, thường sách Phật gọi là hậu báo.
-
B/ Bất định nghiệp:
-
Thời điểm thọ báo chưa xác định, quả báo đã xác định, nhưng thời
điểm chịu báo chưa xác định, hay là quả báo và thời điểm chịu
báo đều chưa xác định.
-
Phân loại nghiệp theo quả báo:
-
Nghiệp địa ngục: làm cả 10 nghiệp ác (loại tội ác nặng nhứt).
-
Nghiệp súc sanh: làm 10 nghiệp ác (loại tội ác trung bình).
-
Nghiệp quỷ đói: làm 10 nghiệp ác (loại tội ác tương đối nhẹ so
với nghiệp địa ngục và nghiệp súc sanh).
-
Nghiệp người: tạo thiện nghiệp với tâm tán loạn (hạ cấp).
-
Nghiệp loài Trời: tạo thiện nghiệp với tâm phân tán (thượng cấp),
tâm loài Trời dục giới chưa phải là định tâm.
-
Nghiệp bất định: làm đôi chút thiện, xen lẫn tội ác nhỏ nên chưa
xác định là sanh ở cõi nào.
-
9. TỔNG KẾT BÀI NGHIỆP–TẦM QUAN
TRỌNG CỦA NGHIỆP VÀ BÀI HỌC NGHIỆP
- Nghiệp chính
là nguyên động lực khiến cho chúng sanh luân hồi trong ba cõi.
Vì vậy mà trong kinh nói: "Thế gian dựa vào nghiệp mà chuyển,
chúng sanh dựa vào nghiệp mà chuyển, chúngsanh bị nghiệp ràng
buộc, giống như bánh xe dựa vào trục mà quay" (chuyển dẫn từ
cuốn "Câu xá luân tụng giảng ký" tr. 215: Thế gian y nghiệp nhi
chuyển, hữu tình y nghiệp nhi chuyển, hữu tình vi nghiệp sở
triền, như xa y trục nhi hành.)
- Cũng về tầm quan trọng của
nghiệp, Kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" (Trung bộ Kinh III.) viết
như sau:
- "Các loài hữu
tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là
thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, Nghiệp
phân chia các loài hữu tình, nghĩa là có liệt có ưu".
- Đoạn trên của
bản Hán dịch viết như sau:
- "Hữu tình dĩ
nghiệp vi tự thể, vi nghiệp chi sở tương tục giả, dĩ nghiệp vi
mẫu thai, dĩ nghiệp vi quyến thuộc, dĩ nghiệp vi sở vi giả. Phàm
thử thượng hạ chi khu biệt, quân vi nghiệp sở chi phối".
- (Chuyển dẫn
từ cuốn "Câu xá luân giảng ký" quyển trung tr. 125)
- Tuy nội dung
hai bản có khác nhau đôi chút, nhưng đều nhất trí về tầm quan
trọng của nghiệp. Cái gọi là sinh mạng của chúng ta, kể cả chúng
ta là loài người, chủ thể của nó chính là nghiệp. Nghiệp mới là
cái bào thai đích thực sinh ra loài hữu tình. Tinh trùng của
người cha, trứng của người mẹ bất quá chỉ là cái môi vật chất
của nghiệp. Chính cái thần thức mang theo nghiệp (vì vậy mà cũng
gọi là nghiệp thức hay kiết sanh thức) đã đi vào bụng người mẹ.
Loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, vì chính mình đã tạo ra
nghiệp, nhưng cũng là kẻ thừa tự, chịu kết quả của nghiệp nhân
đã tạo ra. Nghiệp không bao giờ tách rời chúng sanh, cho nên gọi
là quyến thuộc. Chính do nghiệp tạo ra có thiện có ác, mà chúng
sanh cũng có sự phân biệt kẻ sung sướng, kẻ đau khổ, người bần
tiện, người giàu sang.
- Chính sự khác
biệt về nghiệp giữa các loài hữu tình, cũng như giữa loài người
với nhau tạo ra sự khác biệt về thân phận cũng như cảnh ngộ trên
thế gian này. Luận Câu Xá viết:
-
"Thế biệt do nghiệp sanh"
-
(Thế gian có sự khác biệt là do nghiệp)
- Sự khác biệt
đó không phải là do số phận, cũng không phải là do Thần hay
Thượng Đế định đoạt, càng không phải do ngẫu nhiên, mà chính là
do nghiệp nhân của mỗi chúng sanh tạo ra từ trong các đời trước
có khác nhau.
- Trong Kinh có
câu: "nghiệp hữu thiện ác, quả phân tịnh uế"
-
Nghĩa: nghiệp có thiện ác, thì quả báo có chia ra thanh tịnh hay
là nhơ bẩn khác biệt nhau.
- Điều nên chú
ý là, mọi nghiệp đều phải qua một thời gian nhất định, có đủ
nhân đủ duyên thì nghiệp mới chín mùi: Có người đời trước tạo
nghiệp nhân ác, đời này tuy tu tỉnh tạo nhiều nghiệp thiện,
nhưng cảnh ngộ vẫn bất hạnh, nhưng vì hiện tại biết tu tỉnh,
thường xuyên làm thiện cho nên nội tâm vẫn an lạc. Trường hợp
trái ngược với trường hợp trên là có người, do đời trước tạo
nghiệp thiện cho nên đời này gặp cảnh ngộ sung sướng, nhưng lại
không biết tu tập, hiện tại chuyên tạo nghiệp ác, thì nội tâm
anh ta vẫn đau khổ, không an lạc. Chính hai trường hợp trái
ngược nhau trên khiến cho người bình thường không hiểu, cho nên
không tin ở thuyết nghiệp. Còn tất nhiên, có người đời trước tạo
nghiệp ác, đời này có cuộc sống bất hạnh, lại không tu tỉnh, cứ
tiếp tục theo đà tạo nghiệp ác, cho nên cả cảnh ngộ bên ngoài và
nội tâm bên trong đều đau khổ. Lại có người, đời trước tạo
nghiệp thiện, đời này tiếp tục tạo nghiệp thiện, cho nên cả cảnh
ngộ bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong đều an lạc, sung
sướng.
-
Thuyết nghiệp của Phật giáo không phải là thuyết định mệnh:
- Khi khẳng
định nghiệp không phải là định mệnh, Phật giáo mặc nhiên chủ
trương, người tuy tạo ra nghiệp, là chủ nhân của nghiệp, là thừa
tự của nghiệp, nhưng quyết không phải là nô lệ của nghiệp. Đối
với nghiệp quá khứ đã tạo ra, con người quyết không có thái độ
tiêu cực như Kiều, trong truyện thơ của Nguyễn Du:
-
"Đã mang lấy nghiệp vào thân,
-
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa".
- Nhờ hiểu rõ
nghiệp là gì, cơ chế vận hành của nghiệp ra sao, con người có
thể chuyển nghiệp quá khứ, hạn chế nó, thậm chí triệt tiêu nó.
- Phật nói:
- "Này các Tỳ
Kheo, nếu có người nào đó nói một người phải chịu quả báo theo
đúng hành vi của anh ta, thì trong trường hợp đó, này các Tỳ
Kheo, sẽ không có đời sống tôn giáo, sẽ không có cơ may để đoạn
trừ toàn bộ khổ não. Nhưng này các Tỳ Kheo, nếu có người nào đó
nói rằng quả báo mà một người chịu, thích ứng với hành vi của
anh ta làm thì trong trường hợp đó, này các Tỳ Kheo, có đời sống
tôn giáo, có cơ may để đoạn trừ toàn bộ khổ não".
- (Tăng chi I,
284-290)
- Nói giản đơn
một cách khác, một người tạo ra các nghiệp ác. Nếu anh ta biết
thực thà hối lỗi, cãi tà quy chánh, tích cực làm các điều thiện,
điều lành, thì dần dần những nghiệp thiện mới được anh ta làm có
khả năng đối trị, hạn chế, thậm chí triệt tiêu những nghiệp ác
cũ đã làm trước đây.
- Trong lịch sử
Phật Giáo Ấn Độ, đã từng có trường hợp của Angulimala, một tướng
cướp đã giết nhiều người, về sau được Phật giác ngộ, cho phép
xuất gia và trở thành A La Hán. Trường hợp của Ambapali, một dâm
nữ tài sắc và giàu có ở thành Vaisali cũng được Phật giác ngộ,
về sau cũng xuất gia làm Tỳ Kheo ni, và trở thành A La Hán.
- Chồng chất
tội ác nặng nề như Angulimala, quá nửa đời đam mê dục lạc vật
chất và xác thịt như Ambapali, nghiệp bất thiện của họ thực là
cao hơn núi, sâu hơn biển, thế mà họ vẫn hối cãi được xuất gia
tu hành và trở thành bậc thánh.
- Subhata là tu sĩ ngoại đạo ở
Kusinagra, nơi Phật nhập Niết Bàn, khi ông đã 120 tuổi, thì được
duyên lành gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp, được Phật cho thọ
đại giới, và ngay đêm hôm đó chứng quả A La Hán và nhập Niết Bàn
trước Phật.
- Tu sĩ ngoại
đạo thường có nhiều tà kiến lại hay cố chấp, thế mà sau khi
thành tâm quy y Phật, được xuất gia làm tăng, tinh tấn tu hành
chỉ trong vài giờ là chứng được quả Thánh.
- Những ví dụ
sinh động nói trên à bằng chứng cho thấy con người chỉ thụ động
chịu quả báo của nghiệp, khi chưa được giác ngộ, chưa hiểu
nghiệp là gì, chưa nắm được cơ chế vận hành của nghiệp. Còn đối
với người có kiến thức đúng đắn về nghiệp, nắm vững cơ chế vận
hành của nghiệp, thì sẽ thực sự là chủ nhân của nghiệp, chứ
không phải là nô lệ của nghiệp.
- Thể của
nghiệp là tư tâm sở là chỗ dụng tâm của người trước khi
hành động ở nơi thân, lời nói hay ý nghĩ. Với dụng tâm cao cả,
thuần thiện, thì mọi hành động của chúng ta dù bề ngoài có vẻ
tầm thường, đều trở thành cao cả, thuần thiện và có tác dụng to
lớn đối với bản thân chúng ta cũng như đối với người khác. Trái
lại, với một dụng tâm nhỏ hẹp, vị kỷ, xuất phát từ tham, sân, si
thì mọi hành vi của chúng ta dù bề ngoài có cao thượng đến đâu
cũng thực sự chỉ là rất tầm thường, không có giá trị hay chỉ có
giá trị ít ỏi mà thôi.
- Đó là bài học
của kinh Hạt Muối (Tăng chi I, 284-85-86-87-88...). Trong kinh,
Phật đã khéo dùng ảnh dụ hạt muối để so sánh hai trường hợp, một
nhúm muối nhỏ bỏ vào chén nước nhỏ làm cho nước trong chén hóa
mặn không uống được, nhưng cũng một nhúm muối như vậy, nếu bỏ
vào sông Hằng thì nước sông Hằng vẫn không bị mặn, vẫn có thể
uống được. Cũng như vậy, đối với một người có tâm địa nhỏ hẹp
như chén nước nhỏ, không tu tập tâm, giới, đức, thì một nghiệp
ác nhỏ cũng đủ làm cho người đó khổ sở đến mức không chịu được.
Nhưng đối với một người có tu tập tâm, giới, đức, tâm địa rộng
lớn như sông Hằng, thì một nghiệp nhân ác nhỏ tương tự tuy có
ảnh hưởng, nhưng vẫn không làm anh ta đau khổ đến mức không chịu
được. Cũng như một người chỉ nợ một đồng tiền, năm đồng cho tới
một trăm đồng, mà phải ngồi tù, bởi vì quá nghèo không thể trả
được. Một người khác cũng nợ một đồng tiền, năm đồng cho đến một
trăm đồng, nhưng không ngồi tù vì anh ta giàu có nợ bao nhiêu
cũng trả hết bấy nhiêu.
- Có thể nói,
kinh Hạt Muối cung cấp cho chúng ta cái bí quyết không những để
hạn chế, triệt tiêu nghiệp ác quá khứ, mà còn làm cho mỗi hành
động của chúng ta, ở nơi thân lời nói hay ý nghĩ, phát huy được
hiệu lực tối đa và tốt đẹp nhứt đối với tương lai của bản thân
và của xã hội. Tất cả vấn đề là ở chỗ chúng ta có hay không tu
tập tâm, mở rộng tâm từ vị kỷ đến vị tha, từ nhỏ hẹp đến rộng
lớn, nghĩa là như lời Phật dạy, phải tự tịnh kỳ ý, làm cho tâm
mình trở thành thuần tịnh, trongsáng, cỡi mở thực sự, rộng lớn
thực sự. Như trong các kinh Nguyên thủy, khuyến cáo tu tập bốn
vô lượng tâm: từ bi, hỷ xả, hay như trong kinh Kim Cang, Phật
khuyến cáo các vị Bồ Tát hãy lấy cái tâm không trú tướng để thực
hành bố thí, vì bố thí như vậy, sẽ có công đức vô lượng.
- Phật giáo đại
thừa sở dĩ có sức hấp dẫn mạnh mẽ chính vì nó khuyến cáo mọi
người phát tâm bồ đề rộng lớn, phát hạnh nguyện rộng lớn, độ cho
tất cả chúng sanh cùng với mình trọn thành quả giác ngộ và giải
thóat vô thượng tức là quả Phật. Với tâm bồ đề rộng lớn đó, với
hạnh nguyện to tát vĩ đại đó, như các hạnh nguyện của Bồ Tát Địa
Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền, thì sẽ không có sự nghiệp gì dù khó
khăn đến đâu mà Bồ Tát không thành tựu được viên mãn. Chứ đừng
nói gì những nghiệp thân ác đã làm từ trước, chúng cũng sẽ hòa
tan vào cái tâm vô lượng đó, như nhúm muối bị hòa tan vào nước
sông Hằng.
- Nghiệp không
phải là định mệnh nếu hiểu biết cơ chế của nghiệp, và với tâm
được tu tập, trở thành cao cả rộng lớn, con người hoàn toàn có
thể hạn chế tiến tới triệt tiêu nghiệp quá khứ. Tôi nghĩ rằng,
một số kinh luận đã quá nhấn mạnh tính bất khả kháng của nghiệp,
với mục đích răn dạy chúng sanh đừng có tạo nghiệp ác, khiến cho
một số người hiểu lầm, tưởng rằng đạo Phật chủ trương thuyết
định nghiệp. Như câu trích dẫn sau đây, của cuốn "Đại trí độ
luận":
- " Nghiệp lực
là lớn hơn cả, không gì so sánh được trong thế giới, như người
chủ nợ, đeo đuổi người không tha, quả báo của các nghiệp, không
có người nào chuyển biến được, cũng không nơi nào trốn tránh
được".
- (Nghiệp lực
vi tối đại, thế giới trung vô tỉ, thí như trái vật chủ, truy
trục nhân bất trí, thị chư nghiệp quả báo, vô hữu năng chuyển
giả, diệc vô đào tỵ xứ).
- Rõ ràng câu trích trên của "Đại
trí độ luận" phần nào cường điệu tính bất khả kháng của thuyết
nghiệp của đạo Phật. Rất có thể Bồ Tát Long Thọ đã nói như vậy
nhằm mục đích răn dạy người đừng có tạo nghiệp ác mà thôi.
-
Bài học của nghiệp
- Càng học hiểu
thuyết nghiệp, chúng ta càng thấy rõ hơn nhiều vấn đề trong cuộc
sống, xảy ra cho chúng ta, cho mọi người, cho đất nước, cho thế
giới, mà trước kia vốn đã từng làm chúng ta phân vân, không lý
giải được.
- Vâng, tất cả
đều do biệt nghiệp (đối với mình), hay cộng nghiệp (đối với xã
hội, quốc gia và thế giới). Thế giới xã hội có muôn vàn sai biệt,
giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, sung sướng hay đau khổ, văn minh
tiên tiến hay lạc hậu, tất cả đều do nghiệp, đúng như câu tụng
mở đầu phẩm nghiệp của Luận câu Xá:
-
"Thế biệt do nghiệp sanh"
-
Nghĩa là thế giới có sai biệt là do nghiệp sanh ra.
- Từ đó, bài
học thứ nhứt mà thuyết nghiệp của đạo Phật dạy chúng ta là bài
học nhẫn nại và bình thản. Một việc gì không may xảy ra cho mình
đều chỉ là một sự trả giá công bằng cho một nghiệp nhân bất
thiện mà chúng ta đã làm từ trước. Ta đã làm thì ta chịu. Trả
xong thì hết nợ, cả thân và tâm đều thanh thản. Gặp việc may mắn,
chúng ta cũng khhông vui mừng thái quá đến mất tỉnh táo. Bất quá,
cũng như chúng ta tiêu xài một số tiền đã dành dụm được từ trước.
Nếu chúng ta không siêng năng tiếp tục làm điều thiện, thì sẽ có
ngày kết vốn, và sự đau khổ sẽ chờ đợi chúng ta. Gọi là vào cầu,
vận đen hay đỏ, chỉ là sự vận hành của cơ chế nhân quả nghiệp
báo mà thôi, một cơ chế tuyệt đối công bằng. Đúng như câu của
Lão Tử:
-
"Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu"
-
Lưới trời mang mang, tuy thưa mà không bỏ sót
-
Bài học thứ hai là bài học của niềm
tin và nỗ lực tối đa.
- Tin chân
chánh là gốc của mọi điều thiện, vì vậy mà sách Phật gọi là tín
căn (gốc tin). Tin chân chánh là sức mạnh, giúp làm mọi điều
thiện, vì vậy sách Phật nói tín lực (sức mạnh của tin). Niềm tin
chân chính vào thuyết nghiệp của đạo Phật thúc đẩy chúng ta làm
việc hết mình, sống hết mình vì lý tưởng cao cả độ mình, và độ
người, và làm tất cả mọi việc có thể làm được vì lý tưởng cao cả
đó. Một khi đã phát tâm bồ đề vô lượng, thì mọi việc làm của
chúng ta đều có giá trị vô lượng, đối vi cả hai mặt biệt nghiệp
và cộng nghiệp, đối với bản thân, cũng như đối với xã hội quốc
gia dân tộc, và nhân loại thế giới.
-
Bài học thứ ba là bài học về tỉnh
giác và tinh thần trách nhiệm.
- Chỉ có người
không hiểu thuyết nghiệp của đạo Phật mới sống buông thả, phóng
dật, không tỉnh giác đối với mọi suy nghĩ, lời nói và hành động
của mình, không biết rằng mỗi suy nghĩ, lời nói và hành vi của
mình, đều có tác động đến bản thân, gia đình, xã hội hoặc là
ngay trong hiện tại, hoặc là về sau này.
- Người có hiểu
biết về thuyết nghiệp của đạo Phật, sẽ luôn luôn tỉnh giác và có
ý thức trách nhiệm cao đối với mọi hành vi của mình, đến ảnh
hưởng lớn hay nhỏ, trực tiếp hay gián tiếp, hiện nay hay về sau
của những hànhvi đó, đối với bản thân và đối với xã hội.
- Trên đây là
bài học của thuyết nghiệp của đạo Phật. Đây không phải là lý
thuyết, mà là bài học của cuộc sống, bài học có giá trị thiết
thực hiện tại đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.
--o0o--
|
|