-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Phật Học Cơ Bản
-
Tập Một
- Ban Hoằng Pháp
Trung Ương
GHPGVN
-
Chương Trình Phật Học Hàm Thụ (1998-2002)
Nguyệt San Giác Ngộ
- --- o0o ---
-
-
Mục Lục
-
[0.1] Lời
nói đầu
[0.2]
Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn, Ban Biên soạn
[0.3] Học
Phật bằng tinh thần đại học. Nguyễn Ðăng Khải
- Phần I - Nhận thức cơ bản về Phật giáo
-
[1.1] Nhận
thức cơ bản về Phật giáo. Tố Huân
[1.2] Ðạo
Phật. Thích Viên Giác
[1.3] Lịch
sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ Ðản sanh đến Thành đạo).
Gia Tuệ
[1.4] Lịch
sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ Thành đạo đến nhập Niết
bàn). Gia Tuệ
- Bài đọc thêm
-
[1.a]
Những quan niệm về Ðức Phật. HT Thích Trí Quảng
[1.b] Quan
niệm về Ðức Phật sau khi Phật Thích Ca nhập diệt. HT
Thích Trí Quảng
[1.c] Bức
thông điệp từ con người của Ðức Phật. Thích Trí Chơn
- Phần II - Giáo lý cơ bản
-
[2.1] Bốn
chân lý. Thích Viên Giác
[2.2] Tám
phần thánh đạo. Thích Tâm Khanh
[2.3] Nhân
quả. Khải Thiên
[2.4]
Nghiệp báo. Thích Tâm Thiện
[2.5] Luân
hồi. Thích Tâm Thiện
[2.6] Tam
vô lậu học. Thích Từ Hòa và Thích Phước Lượng
- Bài đọc thêm
-
[2.a]
Truyền bá chánh pháp. HT Thích Trí Quảng
[2.b] Phật
giáo - đạo giác ngộ. HT Thích Trí Quảng
[2.c] Phật
giáo - triết lý sống thời đại. HT Thích Trí Quảng
[2.d]
Thuyết nghiệp. Minh Chi
[2.e]
Thuyết tái sanh. Minh Chi
- Sách tham khảo
- 1- Phật học phổ thông, Thích Thiện Hoa, Thành
hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1990
2- Phật học khái luận, Thích Chơn Thiện, Viện
Nghiên cứu Phật học VN, TP Hồ Chí Minh, 1990
3- Ðức Phật và Phật pháp, Narada, Phạm Kim Khánh
dịch, Thành hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1994
4- Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Thích Tâm
Thiện, Thành hội PG TP HCM, TP Hồ Chí Minh, 1995
5- Ðức Phật lịch sử, H.W.Schumann, Trần Phương
Lan dịch, Viện Nghiên cứu Phật học VN, TP Hồ Chí Minh,
1997
|
-
|
-
- Lời nói
đầu
- Ðược sự chỉ
đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban
Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên
soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của
đông đảo Tăng Ni và Phật tử.
- Bộ sách
"Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều
tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản
cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có
một số kiến thức cơ bản về Phật giáo.
- Trong tập
sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương
trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san
Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ
giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo
lý Phật học.
-
Ban Biên Soạn
Chương trình Phật học Hàm thụ
- -oOo-
- Thành
phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn
của "Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002)"
- Ban Tổ chức
- * Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng,
Trưởng ban Hoằng pháp T.U GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác
Ngộ
- * Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó
ban Giáo dục T.U GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ
- * Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó
ban Hoằng pháp T.U GHPGVN
- * Thư ký kiêm Biên tập Chương
trình: ÐÐ Thích Tâm Thiện, Ủy viên Ban Văn hóa T.U GHPGVN
- * Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó
Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo
Giác Ngộ
- Ban Giảng huấn
- HT Tiến sĩ Thích Thiện Châu
(Paris), HT Tiến sĩ Thích Trí Quảng, TT Tiến sĩ Thích Chơn Thiện
và chư tôn Thượng tọa, Ðại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng
pháp GHPGVN.
- Ban Biên soạn
- TT Thích Giác
Toàn, TT Thích Thiện Tâm, TT Thích Thiện Bảo, GS Minh Chi, ÐÐ
Thích Tâm Thiện, ÐÐ Thích Viên Giác, ÐÐ Thích Tố Huân, ÐÐ Thích
Gia Tuệ, ÐÐ Thích Trí Chơn, ÐÐ Thích Tâm Khanh, ÐÐ Thích Tâm
Hải, ÐÐ Thích Từ Hòa, ÐÐ Thích Phước Lượng.
- -oOo-
- Học Phật
bằng tinh thần đại học
- HT Thích Thiện Châu
(Nguyễn Ðăng Khải lược ghi)
-
- LTS :
Nhân dịp khai giảng khóa "Phật học hàm thụ" để đáp ứng nhu cầu
học tập và nghiên cứu Phật học của độc giả, nguyệt san Giác Ngộ
đã trao đổi với Hòa thượng Thích Thiện Châu về một số vấn đề có
liên quan đến chương trình "Phật học hàm thụ" trên các tờ báo,
tạp chí Phật học tại hải ngoại. Chúng tôi xin trích và giới
thiệu cùng bạn đọc.
- Trước hết,
chúng tôi xin trân trọng tán dương Hòa thượng Tổng Biên tập Báo
Giác Ngộ đã có sáng kiến trong việc mở khóa "Phật học
hàm thụ" nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu giáo lý của độc
giả. Tôi hy vọng việc làm này sẽ xây dựng một phong trào nghiên
cứu Phật học cho đồng bào Phật tử trong nước và Phật tử ngoại
kiều tại hải ngoại. Ðiều đó ít nhiều sẽ khơi gợi nguồn pháp lạc
vô biên cũng như một luồng sinh khí mới cho độc giả của Giác
Ngộ.
- Một thực tế
sinh động của xã hội thời đại cần phải được quan tâm trong quá
trình truyền bá chánh pháp, đó là sự phát triển vượt bậc của
nước ta về các mặt kinh tế, xã hội... và nhất là về mặt dân trí.
Trong sự thay đổi đó, Phật giáo cần phải được lưu bố sao cho
thích ứng với quần chúng, đồng bào Phật tử, tạo điều kiện cho
hàng Phật tử thường xuyên tiếp cận với chánh pháp của Ðức Phật.
Trong một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ngày nay,
người Phật tử phần lớn bị cuốn hút vào đà tiến triển như vũ bão
của công ăn việc làm v.v... nên họ ít có thời giờ nhàn rỗi để
đến chùa học giáo lý hoặc nghe thuyết giảng. Trong các lớp giáo
lý tập trung, phần lớn là người lớn tuổi tham dự. Tôi nghĩ rằng
đây là một thực tế của Phật giáo tại hải ngoại, và trong nước có
lẽ cũng như vậy. Vì thế, đa số các tờ báo, tạp chí Phật giáo tại
hải ngoại đều có trang "Phật học đặc biệt" dành cho các
Phật tử không có điều kiện đến chùa nghe giảng đạo. Và các học
viên từ xa này thường xuyên liên lạc với Ban hướng dẫn qua thư
từ, sách báo để nghiên cứu, học tập giáo lý. Ðây là một cách học
tập tiến bộ của ngày nay. Tôi nghĩ rằng, thông qua khóa "Phật
học hàm thụ" này, bà con Phật tử sẽ có điều kiện tốt để
nghiên cứu và tu tập theo lời dạy của Ðức Phật và hiểu biết về
đạo Phật một cách chính xác hơn.
- Có điều cần
ghi nhận về phong cách học tập của học viên đối với chương trình
hàm thụ là học viên phải nỗ lực tự học và tự nghiên cứu theo sự
chỉ dẫn cũng như các tài liệu được giới thiệu. Ðây là điều kiện
tốt để Phật tử bước đầu đi vào nghiên cứu Phật học một cách
nghiêm túc. Ngoài các tài liệu được giới thiệu, học viên cần
phải tự mình tìm hiểu thêm và cần thiết liên lạc thưòng xuyên
với Ban hướng dẫn để có sự hỗ tương, giúp đỡ trên phương diện
nghiên cứu. Do đó, có thể nói học Phật theo chương trình hàm thụ
là học bằng tinh thần đại học, nghĩa là nó đòi hỏi một sự năng
động, sáng tạo và kiên trì của người học, nhất là sự nỗ lực vận
dụng Chánh tri kiến và Chánh tư duy theo dõi các chủ đề Phật học
trong cuộc sống thực tiễn. Sự theo dõi một cách kiên trì và liên
tục đó sẽ tạo ra một nền nếp đạo đức luân lý Phật giáo ngay
trong tự thân của mỗi học viên. Chúng ta có thể nói quá trình
học tập như thể là quá trình tu tập, tôi luyện đạo đức và trí
tuệ hướng vào đời sống hiện thực của người Phật tử.
- Và cuối cùng,
niềm mong ước của chúng tôi là các Phật tử trong nước cũng như ở
hải ngoại sẽ cố gắng tham dự khóa "Phật học hàm thụ" để
trưởng dưõng đạo tâm và ngày càng tiến sâu vào đời sống của sinh
thức - tuệ giác. Ðức Phật dạy rằng chỉ có "trí tuệ là sự
nghiệp". Và chúng ta cũng biết rằng, trí tuệ chân chính chỉ
được phát sinh trong quá trình vận dụng Chánh kiến và Chánh tư
duy của mỗi con người./.
--o0o--
|
|