|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Cư
Trần
Lạc
Ðạo
-
(Trọn
bộ 3 tập)
-
Toronto, Canada
1999 - PL 2543
-
Tập 3
-
-
[10]
- Năm Người
Mù Rờ Voi
- Trong Kinh
A Hàm, Đức Phật có dạy câu chuyện năm người mù rờ voi, sau này
thường được viết trong sách giáo khoa, đem dạy ở trường học,
đáng để chúng ta suy gẫm như sau: Có năm người mù được dẫn tới
rờ một con voi. Sau đó từng người cho biết ý kiến của mình.
- Người rờ
được cái vòi thì nhứt định cho là con voi giống như con trùng
thật lớn.
- Người rờ
được cái chân thì nhứt định cho là con voi giống như cái cột
nhà thật lớn.
- Người rờ
được cái tai thì nhứt định cho là con voi giống như cái quạt
thật lớn.
- Người rờ
được cái bụng thì nhứt định cho là con voi giống như cái trống
thật lớn.
- Người rờ
được cái đuôi thì nhứt định cho là con voi giống như cái chổi
quét nhà.
- Thế là cả
năm người đều chấp chặt cái sở tri, cái hiểu biết của riêng
mình, có chứng nghiệm rõ ràng qua sự rờ rẫm hiện vật, cho nên
cãi vã nhau, chướng ngại nhau, không ai muốn nghe, muốn tin
điều người khác nói ra, nhứt định cho mình là đúng. Tức
nhiên, câu chuyện nhứt định dẫn đến chỗ tranh chấp, ấu đả và
khổ đau.
- Chúng ta
cũng thường mắc phải những lỗi lầm như thế, trong cuộc sống,
cho nên thường than phiền não khổ đau. Chúng ta thường nghe
thoáng qua một câu chuyện truyền miệng, không biết đâu là xuất
xứ, rồi vội vàng kết luận là người này tốt, người kia xấu,
người này phải, người kia quấy, đưa đến chỗ bất đồng ý kiến,
tranh cãi đúng sai, kết cuộc phiền não và khổ đau.
- Chúng ta không có thời gian,
không có khả năng, không có hoàn cảnh, không có điều kiện, để
tìm hiểu "nguyên hình" của con voi như thế nào, chỉ biết có
một phần, mà đã vội vàng kết luận thì nhứt định không sai,
nhưng cũng nhứt định không đúng vậy. Chúng ta có thể chỉ
"đúng một phần" thôi, hãy lắng nghe ý kiến của người khác!
- Thực hiện
được như vậy, có phải chúng ta tránh được những cuộc tranh cãi
vô ích, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thực hiện được
như vậy, chắc chắn chúng ta tránh được phiền não và khổ đau,
chắc chắn chúng ta sống được an lạc và hạnh phúc, không nghi
ngờ gì nữa cả. Thực hiện được như vậy, chúng ta mới là người
thực sự biết tôn trọng chân lý.
-
- ***
Nhân nào quả nấy
- Trong đời
sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn
đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Qua sự việc chính
quyền Taliban, xứ A Phú Hãn (Afghanistan), phá hủy các tượng
Phật cổ ngàn năm, có người thắc mắc: Phật giáo chưa từng đi
xâm chiếm bất cứ nước nào, nhưng ở điểm này sẽ hiểu thế nào
về: "Nhân nào quả nấy"? Phật giáo đại thừa phải chăng không
thiết thực, nên dễ bị những nước khác xâm chiếm, bởi vì các
nước Hồi giáo hiện nay là của Phật giáo đại thừa trước kia.
Và tình trạng của Phật giáo Tây Tạng ngày nay?
- * * *
- Trước hết,
chúng ta chia câu hỏi trên đây thành bốn phần, để tìm hiểu
được rõ ràng:
- 1) Luật
nhân quả.
- 2) Vấn đề
chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.
- 3) Phật
giáo đại thừa và tiểu thừa.
- 4) Phật
giáo Tây Tạng.
- * * *
-
- 1) Luật
nhân quả. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về luật nhân quả.
Luật nhân quả thường được tóm gọn bằng bốn chữ: "Nhân nào quả
nấy".
- Thực đúng
như vậy, trên phương diện khoa học thực nghiệm, nếu gieo hạt
nhân cam, sau một thời gian, chúng ta có được cây cam và sẽ
gặt được quả cam, cộng thêm với một số điều kiện cần thiết,
thường được gọi là trợ duyên, chẳng hạn như: phân bón, ánh
nắng, nước tưới, thuốc trừ sâu, công chăm sóc. Không thể nào
có chuyện gieo nhân cam ngọt lại gặt quả chanh chua, hoặc
ngược lại.
- Luật nhân
quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Có
khi gieo nhân trong quá khứ, hiện tại mới gặt quả. Có khi
gieo nhân trong hiện tại, gặt quả ngay trong hiện tại. Có
những gieo nhân trong hiện tại, vị lai mới gặt quả. Thí dụ
như: gieo nhân tu tập lâu dài, một cách kiên tâm trì chí, mới
gặt được kết quả cuộc sống an lạc hạnh phúc, cao hơn nữa, đạt
được giác ngộ và giải thoát. Trái lại, sinh sự sự sinh, đánh
người người đánh, chơi dao đứt tay, chơi lửa phỏng lửa, ngay
trong hiện tại, cho nên thường được gọi là quả báo nhãn tiền.
- Tuy nhiên,
có người gieo nhân thiện lành, trong hiện tại, như là: tụng
kinh, niệm Phật, đi chùa, bố thí, cứu người, giúp đời, ăn
hiền, ở lành, hiếu thảo, nhưng thường gặp phải những quả chẳng
lành, trong hiện tại, như là: xui xẻo, tai nạn, thất bại, con
cái hư hỏng, gia đạo bất hòa, cửa nhà suy sụp.
- Trái lại,
có người gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, như là:
trộm cắp, gian giảo, lừa đão, ngậm máu phun người, vu khống
cáo gian, sang đoạt của cải, tâm địa hiểm độc, đâm bị thóc
thọc bị gạo, làm nhiều việc thất nhơn ác đức, nhưng lại gặp
nhiều quả tốt lành, trong hiện tại, như là: giàu sang, quyền
thế, ăn nên làm ra, sự nghiệp phát triển, thế lực ngày càng
lớn lao, địa vị ngày càng vững mạnh.
- Trường hợp
trên, gieo nhân lành trong hiện tại, nhưng quả lành chưa kịp
trổ ngay hiện tại. Trong khi đó, gieo nhân xấu ác, chẳng
lành, trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả báo. Thêm nữa,
nhiều người tu mà không học, chỉ biết tụng kinh, niệm Phật,
làm lành, nhưng không thấu hiểu giáo lý một cách rõ ràng, để
áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Nhiều khi làm được một vài
việc lành, như là: giúp người một việc, trích dẫn một bài
kinh, tìm giúp một cuốn sách, rồi đâm ra kênh kiệu, ngã mạn,
tưởng rằng đã làm phước nhiều rồi, đòi được đền đáp, đòi được
trân trọng! Tụng kinh niệm Phật, mà không biết đối xử từ bi
hỷ xả, không áp dụng giáo lý trong cuộc sống hằng ngày, thì
trách sao gia đạo chẳng bất hòa, con cái chẳng hư hỏng, người
khác chẳng trân trọng!
- Trường hợp
sau, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, nhưng quả
báo chưa kịp trổ ngay hiện tại. Trong khi đó, gieo nhân lành
trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả lành. Tuy nhiên, khi
những quả lành chấm dứt, nghĩa là phước báo hết, con người
phải đền trả những nghiệp báo xấu ác, chẳng lành, đã tạo hiện
tại hay trước đây.
- Do đó,
chúng ta không ngạc nhiên khi đọc tin tức về một nhà triệu phú
bị khánh tận tài sản, vợ con phản phúc, bạn bè trở mặt, đến
nỗi phải quyên sinh, tự vẫn để thoát nợ đời! Hoặc tin tức về
các nhà lãnh đạo chính trị, hay tôn giáo, bị lật đổ, bị đão
chính, bị ám sát, bị hành hình thê thảm, chết không chỗ chôn
thây! Hoặc tin tức về các công nương, quận chúa, hoàng tử gặp
tai nạn trên xa lộ, chết chẳng toàn thây, gặp tai nạn trên
biển cả, chết mất luôn xác!
- Trong
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
- Dù cho
lên non, xuống biển vào hang,
- Nghiệp
báo đã mang, vẫn theo con người,
- Như hình
với bóng,
- Không ai
có thể, tránh được thoát được.
- ***
-
- 2) Vấn đề
chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ. Hiểu
rõ luật nhân quả như trên, chúng ta biết ngay rằng: việc chính
quyền Hồi giáo Taliban xứ Afghanistan hiện tại (năm 2001) cho
phá hủy các tượng Phật cổ, không phải là "quả" của nhân thiện
lành "chưa từng xâm chiếm bất cứ nước nào" trước đây.
- Chúng ta
nên thấu hiểu rằng: Luật nhân quả luôn luôn đúng trong ba
thời, không hề sai chạy, không có ngoại lệ. Chỉ hiềm một nỗi,
chúng ta chưa đắc Phật nhãn, để thấy rõ tường tận, như người
đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã ba, ngã tư đường, mà thôi!
Cho nên, chúng ta không nên khẳng định: đâu là nhân, đâu là
quả, trong trường hợp này!
- Chỉ có
những tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc khéo, nét thanh tịnh,
đáng được chiêm ngưỡng, thờ phượng. Các tượng Phật hay tranh
Phật bị hư hỏng, bị mối mọt gặm nhấm, mất trang nghiêm, cần
nên hủy bỏ. Có nhiều Phật Tử không nắm vững giáo lý, không
dám hủy bỏ đi, cứ thắc mắc, động tâm mãi về chuyện này!
- Thêm nữa,
chúng ta nên biết mọi sự sự vật vật trên thế gian này có hình
tướng, chẳng hạn như là: cái bàn, cái nhà, tượng Phật, quả
đất, đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không.
Nghĩa là: tượng Phật cổ thành hình do công sức xây dựng của
con người có tâm thành trước đây, trụ thế được hai ngàn năm
nay, đã tới thời kỳ bị hư hoại với thời gian, với nắng mưa, và
giờ đây trở về hư không, cũng do công sức phá hoại của con
người. Thành trụ hoại không, còn được biết là: sinh, trụ, dị,
diệt. Thế thôi! Chúng ta không nên bận tâm, không nên động
tâm về những chuyện xảy ra trên thế gian như vậy.
- Trong
Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
- "Phàm sở
hữu tướng, giai thị hư vọng".
- Nghĩa là:
- Phàm ở
đời, cái gì có hình tướng thảy đều là hư vọng, là vô thường,
không tồn tại vĩnh viễn, chính là nghĩa như vậy.
- Ngay xác
thân tứ đại của Đức Phật Thích Ca cũng phải đem đi thiêu, sau
khi nhập diệt. Các đệ tử đã chuyển niềm tiếc thương ngậm ngùi
thành sức mạnh, đem chánh pháp truyền bá đến muôn người, thuộc
muôn thế hệ sau, cho được lợi ích không thể nghĩ bàn. Nhờ đó,
chánh pháp được lưu truyền mãi mãi cho đến ngày nay và ngàn
sau.
- Chúng ta
nên biết rằng: Con người chỉ có khả năng hủy diệt tượng Phật,
dù bằng vàng, bằng đá, bằng đồng, hay bất cứ vật liệu nào, chứ
chẳng ai tiêu diệt được Phật Tánh. Tại sao như vậy? Bởi vì,
Phật Tánh không có hình tướng và mọi người đều có Phật Tánh
một cách bình đẳng.
- Trong
Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:
- "Nhất
thiết chúng sanh, giai hữu Phật Tánh".
- Nghĩa là:
- Tất cả
chúng sanh đều có Phật Tánh.
- * * *
- 3) Phật
giáo đại thừa và tiểu thừa. Đây chỉ là cách gọi các tông phái
Phật giáo truyền đi từ các miền của xứ Ấn Độ, qua các xứ sở
lân cận ở châu Á, còn được gọi là: Bắc tông và Nam tông.
- Phật giáo
đại thừa, còn được gọi là Phật giáo phát triển, bởi vì, du
nhập vào bất cứ quốc độ nào, Phật giáo phát triển một cách hòa
bình, hội nhập với văn hóa địa phương, không có sự tranh chấp
hay kỳ thị, thường biến thành Phật giáo của xứ sở đó. Chúng
ta thấy có Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo
Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo
Ấn Độ, đều có bản sắc riêng biệt.
- Phật giáo
tiểu thừa, còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy, chủ trương
giữ nguyên cách hành đạo thời Đức Phật còn tại thế, cũng
truyền bá một cách bình yên, an lạc, như là: Phật giáo Tích
Lan, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Ai
Lao, Phật giáo Cao Miên.
- Dù là tông phái nào, Bắc tông
hay Nam tông, nói chung Phật giáo đều có tính thiết thực, thực
tế, có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày, dù là Phật
Tử hay không phải là Phật Tử, để thăng hoa cuộc s?ng, chuyển
hóa tâm linh, biến bất an thành an lạc, biến khổ đau thành
hạnh phúc.
- Phật giáo
chủ trương con người phải tự cất bước trên con đường tu tâm
dưỡng tánh, không có bất cứ ai làm thay mình được. "Ai ăn nấy
no, ai tu nấy chứng", đó là sự thực công bằng tuyệt đối. Khi
thực hành đến mức độ rốt ráo, ba la mật, chúng ta sẽ thấy mọi
sự sự việc việc đều dung thông vô ngại, lý sự viên dung.
- Đức Phật
chỉ cứu độ con người hữu duyên, tức là con người chịu tu học
theo đúng chánh pháp, chứ không cầu nguyện van xin, để được
Đức Phật ban ơn cứu giúp. Tại sao như vậy? Bởi vì, van xin
cầu nguyện thực sự có được gì đâu, chỉ làm cho con người được
an tâm, bình an trong tâm hồn, trong khoảng thời gian bị nhiệt
não mà thôi.
- Trong
Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
- Hãy tự
thắp đuốc, tự mình bước đi.
- Thắp
sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.
- Nghĩa là
mọi người phải tìm hiểu, học hỏi chánh pháp, đem ngọn đuốc trí
tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe
gi?ng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng
trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền
định, phát triển trí tuệ bát nhã. Nhờ giữ gìn giới luật nên
tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở.
- Trong
Phật giáo, đó là: tam vô lậu học "Giới Định Tuệ" và tam tuệ
học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và
giải thoát. Đó chính là tính thiết thực của Phật giáo vậy.
- 4) Phật
giáo Tây Tạng. Còn việc các nước trước đây theo Phật giáo,
nay biến thành Hồi giáo, mọi việc thay đổi, đổi thay chỉ chứng
minh cuộc đời là vô thường, đúng lời Đức Phật đã dạy trong
kinh điển mà thôi. Riêng Phật giáo Tây Tạng gặp nạn phải lưu
vong, đó là việc bất hạnh. Tuy nhiên, trong cái bất hạnh có
cái hạnh lành, trong cái rủi có cái may, trong cái xui có cái
hên, đó là: Phật giáo Tây Tạng hiện nay phát triển mạnh tại
khắp nơi trên thế giới.
- Cũng như
người Việt chúng ta sống khắp nơi trên thế giới hiện nay,
không có gì gọi là: tủi nhục hay không tủi nhục. Tủi nhục hay
an lạc không hẳn tùy thuộc nơi chốn, hay hoàn cảnh, mà tùy
thuộc vào tâm thức của con người. Tâm còn nhiều loạn động,
con người còn thấy tủi nhục và đau khổ. Tâm được bình an,
thiền định, con người cảm thấy an lạc tự tại.
- Trong
kinh sách có câu:
- - "Tùy
theo chỗ ở thường an lạc".
- Chúng ta
thoát ra khỏi cảnh giới nhị biên đó, sẽ tìm được hướng tích
cực, đó là: đem nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực, từ mọi
nguồn trên khắp thế giới, về phục vụ quê hương tổ quốc, khi
hội đủ nhân duyên thuận tiện. Đó là cách chúng ta chuyển hóa
nhân chẳng lành thành quả lành.
- Trong
Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật có dạy:
- "Nhất thiết
duy tâm tạo".
- Nghĩa là:
cảnh giới thiên đàng niết bàn hay địa ngục trần gian, tất cả
đều tùy thuộc vào tâm trạng của con người, do chính tâm của
con người tạo ra. Chẳng hạn như là: muốn được tâm Phật thì tự
mình phải bỏ tâm ma. Muốn được yên ổn thì tự mình phải bỏ tâm
hay gây sự. Bởi vì, sách có câu: "sinh sự thì sự sinh".
Do đó, đạo Phật mới có tam tạng kinh điển, chỉ dạy tám muôn
bốn ngàn pháp môn, để giúp đỡ con người được giác ngộ và giải
thoát.
- * * *
- Tóm lại,
các điểm sau đây chính là tính cách thiết thực của đạo Phật,
mà Đức Phật dạy trong các kinh điển:
- Hãy chuyển
hóa phiền não khổ đau thành an lạc hạnh phúc.
- Hãy chuyển
hóa thế gian ta bà khổ thành cõi tự tại niết bàn.
- Hãy chuyển
hóa phàm phu vô minh thành bực giác ngộ, chánh đẳng, chánh
giác.
--o0o--
|
|