-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- Khóa Thứ
Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo
- --- o0o ---
- Bài Thứ 5
- Ngũ Giới
-
A.-Mở Ðề
- Sau khi quy y
Tam bảo phải sống đúng theo quy luật mà Ðức Phật đã chế ra, để
tiến bước trên đường Ðạo. Quy luật ấy là Ngũ Giới. Người theo
đạo Nho phải sống đúng theo Tam cương, Ngũ thường, thì người
theo Ðạo Phật cũng không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ
Giới.
- Người đã phát
tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát,
nhưng nếu không giữ năm giới là chỉ mới bước một nấc đầu rồi
dừng lại, không thể tiến đến giải thoát thật sự được. Nam Giới
này không những đưa người mạnh tiến trên
đường giài thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho
gia đình, Quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối chắc
thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính la ông thầy
ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạc pháp. Vì
thế, Ðức Phật Thích Ca đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây
trước khi Ngài nhập Niết bàn:
- - "Sau khi ta
diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy; dầu
cho ta còn tại thế để dạy dỗ cho các người mấy ngàn đời đi nữa,
ta cũng thêm điều nào ngoài giới luật." giới luật Phật chế ra
rất nhiều, vì cần phải áp dụng cho nhiều hạng người tu hành: -
Tỳ kheo,- Tỳ kheo ni,- Sa di, -Sa di ni. Riêng đối với hàng Phật
tử tại gia, thì chỉ có 5 giới mà thôi. Nhưng nếu giữ được 5 giới
ấy thì lợi ích cho mình, cho người không xiết kể.
-
B.- Chánh Ðề:
- I.- Ðịnh
Nghĩa : Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để
ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất
chính. Năm điều răn ấy là: - Không được giết hại, - Không được
trộm cướp, - Không được tà dâm, - Không được nói dối, - Không
được uống ruợu. Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng trên
phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui
cho xã hội mà thành lập. Ðức Phật không bắt buộc chúng ta phải
triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân
theo thì phải bị Ngài trừng phạt. Sự giữ hay không giữ giới là
do chúng ta hoàn toàn tự liệu lấy. Ðạo Phật khác với các Tôn
giáo khác chính là ở điểm Ðức Phật không phải là một quan tòa
tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành
động tốt hay xấu chính đã mang theo nó một mầm thưởng phạt rồi.
Ðức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi, và rất sáng suốt.
Ngài chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con
đường nào là con đường nguy hiểm không nên đi. Nhưng nếu chúng
ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường nguy
hiểm, thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên, chứ Phật
không tạo ra tai họa để trừng phạt chúng ta. Tòa án chính là
luật nhân quả. Ta làm ác thì ta chịu quả xấu; ta làm thiện thì
ta được qủa tốt. Năm giới chính là năm thành trì ngăn chận cho
ta đừng di lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chận cho ta
khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi trên con đường giải
thoát.
- II.- Năm
Giới
-
1.- Không được giết hại.
Ðiều ngăn cấm thứ nhứt mà Phật khuyên chúng ta, là không được
giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một
gía trị qúy báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia
để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.
- Phật giáo cấm
sát sanh bỡi nhiều lý do:
- a) Tôn trọng
sự công bằng. - Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của
báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ
sanh mạng. Mình đã biết quý trong thân mạng mình, tại sao lại
muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra,
các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như một con bò hay
một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng
mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng
kêu gào, những cái dãy dụa thoát chết! Theo lẽ công bình, đìều
ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người
khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai
cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết!
Chớ bảo giết!".
- b) Tôn trọng
Phật tánh bình đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác
nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã bình đẳng thì
không thể viện lý do gì để nói rằng Phật tánh ở người giá trị
hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này gía trị hơn giai cấp kia
màu da kia. Sát hại một sanh vật là sát hại Phật tánh.
- c) Nuôi dưỡng
lòng từ bi. - Lòng từ bi của Ðức Phật xem mọi loài như con, nên
Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sanh vật, bất cứ trong
trường hợp nào. Bỡi vì đêm tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác
đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn
tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con
người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên
siết, quằng quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi
thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái
mầm thương yêu rất quýbáu trong tâm hồn chúng ta. Như thế, khó
mà tu hành để thành chánh quả được. Ðức Khổng Tử có dạy: "Văn kỳ
thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử".
(Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thĩt nó; thấy nó
sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay
lòng nhân đều không nỡ giết hại người hay loài vật.
- d) Tránh nhân
qủa báo ứng oán thù. - Khi ta giết một người hay một con vật thì
sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì
yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận,
chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ
sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và
vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy
ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau
khổ. Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng
nghiệp khổ,, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi"
(Kinh Lăng Già).
- Lợi ích của
sự không sát hại. - Vì những lý do trên, Ðức Phật cấm Phật tử
không giết haị. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi sau đây:
- a) Về phương
diện cá nhân. - Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật,
không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt
cổ, thì trong lòng không bức rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ
nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa,
trong sáng.
- b) Về phương
diện xã hội. - Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ
đúng giới thứ nhật của Phật dạy đây, thì chiến tranh sẽ không
có, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng đươc giải thoát. Cho nên
Tổ xưa có dạy:
- ''Hết thảy chúng sanh không nghiệp
giết,
Mười phương nào có nổi đao binh.
Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện.
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình. ''
- Hạn chế: Vẫn
biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn,
còn làm công việc kia nọ, thì khó tránh khỏi phạm giới sát. Ở
đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần
giữ phần quan trọng là không giết người, và những con vật lớn
như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà v.v... Còn những con nhỏ nếu
tránh được bao nhiêu quý bấy nhiêu. chúng ta nên đi từ từ thì
chắc ăn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý,
giết để thỏa lòng thích giết. Trong khi giữ giới sát, ta nên đề
phòng hai đều sau đây:
- a) Không nên
để cho ác ý sanh khởi. Giết một con vật lớn mà vì vô ý hay tự
vệ, thì cái qủa của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn
với cái ác ý muốn giết cho vui tay.
- b) Nên tránh
sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: Những đứa bé lên 3, lên 5
ra sân gặp chuồn chuồn, bươm bướm chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt
đầu nếu cha mẹ thấy mà không rầy la; đến 12,13 tuởi, chúng sắm
ná, giàng thun bắn chim, đến 20,25 tuởi, chúng đâm họng heo,
giết chó, vẫn không bị ngăn cấm thì sau này, quen với tánh hung
bạo, trong cơn giận dữ, chúng có thể giết người không gớm tay.
Vậy chúng ta không nên để tự do cho con cái quen cái sự giết hại
sinh vật, mà cũng không cho chúng mục kích những cảnh chém giết
ở các rạp chiếu bóng hay ở giữa đời.
-
2. - Không được trộn cướp.
Ai cũng biết trộn cướp là lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu
của người, mà không có sự ưng thuận , hay cưỡng ép người ta ưng
thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa,
ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật hèn mọn như lá
trầu, trái ớt... người ta không cho mà mình tự lấy đều là trộm
cướp. Trộm cướp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng giựt ngang
của người là ăn cướp,; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn
cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng
lời, cầm bán gía rẻ mạt là ăn cướp; tích trử đầu cơ để bán giá
chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người
là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, được của
người ta mà không tìm cách trả lại là ăn trộm. Có thể nói tóm
một câu là; Bất cứ hình thức nào, do lòng tham lam lấy của
ngườibất chính đều là trộm cướp cả. Nếu vì nghèo nàn thiếu thốn,
vợ ốm con đau, thiếu gạo thiếu thuốc, nên phải buộc lòng gian
xảo, thì tội còn được châm chế; chứ đã giàu có, ăn sung mặc
sướng, lên xe xuống ngựa mà còn lường gạt người lấy của, cướp
công, để sống một cách vương gỉa trên mồ hôi nước mắt của kẻ
nghèo đói, thì tội ác thật nặng nề!
- Vì lý do gì
Phật cấm trộm cướp? Phật cấm trộm cướp vì những lý do sau đây:
- a) Tôn trọng
sự công bằng: Chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao mình
lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhạn của ta,
ta biết t6o trọng, thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu
của người? Làm nhu thế là trái lẽ công
bằng. Một xã hội mà thiếu công bằng thì không thể tồn tại lâu
dài được.
- b) Tôn trọng sự bình đẳng. - Mỗi
người đều có Phật tánh như nhau, tại sao ta lại muốn làm khổ
người khác để ta được sung sướng? Tại sao ta lại muốn hưởng
nhữnh đặc ăn bất chính trong khi ta cũng chỉ là một con người
như bao nhiêu con người
khác?
- c) Nuôi dưỡng
lòng từ bi. - Một khi vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền,
ta dàu dàu buồn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, tại sao ta
lại nỡ tâm lấy của người để cho người phải khóc than, đau khổ vì
ta? Người ta thường nói: "Tiền tài là huyết
mạch". Như vậy, kẻ cướp đoạt của người tức là cướp đoạt xương
máu người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người không có
lòng thương người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối
như vậy. Còn ta, đã là Phật tử, đang cố gắng nuôi
dưỡng lòng từ bi, ta không thể trộm cướp của ai được.
- d) Tránh
nghiệp báo oán thù. - Trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công
bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị. Ăn trộm là bị
đưa ra tòa án tiểu hình, ăn cướp thì ra tòa án đại hình. Khi
chưa bị bắt, kẻ trộm cướp phải tìm trăm phương ngàn kế
để trốn tránh. sống chui rúc trong bóng tối. Khi bị bắt, người
trộm cướp phải bi trói buộc, tra khảo, ngồi tù, nhốt khám. Phận
mình đã đành cực thân khổ trí, lại làm cho gia đình mình, cha
mẹ, vợ con cũng buồn rầu xấu hổ, và mất hết cả hy vọng ở tương
lai.
- Nhưng nếu
luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp cũng
không thoát khỏi luật nhân quả nghiệp báo. Trộm cướp của người
thì sẽ bị người trộm cướp lại, gây bao thù oán khổ đau. Phật
dạy: "Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa
bé luyến tiếc một chút mật trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm, phải bị
cái họa đứt lưỡi" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Chính thế, vì tham
tiền của, lắm người đã tự gieo mình vào khám đường, vào địa
ngục. Chúng ta hãy lắng nghe bài kệ cảnh tỉnh của vua Trần Thái
Tông:
- Khoét vách xoi tường chí những
đâu,
Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;
Của người dầu có đời nay được,
Ðời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu.
Vì những lý do trên nên Ðức Phật cấm các để tử trộm cướp.
- Lợi ích của
sự không trộm cướp.
- a) Về phương
diện cá nhân. - Người không gian tham thì đời sống hiện tại được
an ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được
người khác tin cậy, giao phó cho mình những địa vị quan trọng.
Người không gian tham thì đời sau được hưởng
phước báu giàu sang, an vui, và con cháu nhiều đời cũng nhờ thừa
hưởng âm chất của ông bà, cha mẹ để lại mà được vinh hiển.
- b) Về phương
diện đoàn thể. - Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm
gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi lo gìn
giữ, vật đánh rơi không mất, thật không còn gì sung sường hơn!
Người ta khổ bỡi không có của, nhưng kẻ
có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo gìn giữ. Người không trộm
cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi. Nhà Nho
có câu: "Nhơn phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ", Huống
chúng ta là Phật tử lại đi trộm cướp hay sao?
-
3. - Không được tà dâm.
Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy
người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia
thì không được tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là
chánh; ngoài ra, lén lút lang chạ
làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà. Nhưng nếu vợ
chồng chính thức đi nữa, mà nằm không phải chỗ, gần giũ nhau
không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Ðó là nói về mặt
thô thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng
tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng đều
thuộc về loại tà dâm cả.
- Phật cấm tà dâm vì những lý do
sau đây:
- a) Tôn trọng
sự công bình. - Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, yên
vui, vợ con mình đoan chánh, thì sao lại đi phá hại gia cang,
làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm
loạn.
- b) Bảo vệ
hạnh phúc gia đình. - không gì đau khổ, đen tối hơn, khi một gia
đình mà chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạy. Hạnh phúc đâu còn,
khi chồng vợ không tin nhau! Một khi gia đình lâm vào cảnh ấy,
thì con cái sẽ xấu hổ, bê tha, côi cút, bà
con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, làng xóm chê bai,
danh giá hoen ố. Ðiều kiện thiết yếu để giũ gìn hạnh phúc gia
đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ chồng. Người ta bảo:
"Thuận vợ thuận chồng, tác bể Ðông cũng cạn". Vì sự tà dâm
của một trong hai người bạn đường mà trong gia đình thường xảy
ra những vụ ghen tương, cãi vã, đánh đập có khi đến gây án mạng.
Có khi, để trả thù, người ta thường thấy xảy ra cái cảnh "Ông ăn
chả, bà ăn nem". Một người chồng để tâm dòm ngó vợ
người, thì chính vợ con họ cũng lăm le vạch rào sang nhà kẻ khác
rồi. Họ phá hạnh phúc gia đình ngưởi, thì chính hạnh phúc gia
đình họ cũng đã tan rã trước.
- Cho nên cấm
tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc cho gia
đình mình và gia đình người.
- c) Tránh oán
thù và quả báo xấu xa. - Phật dạy: "Người ôm lòng ái dục cũng
như kẻ cầm đuốt đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay" (Kinh Tứ
Thập Nhị chương). Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc
dục, không sớm thì chầy quyết bị hại: nếu
không tan nhà mất nước, thì cũng gãy chân mất mạng bỡi mũi súng,
ngọn gươm. Xưa nay những kết qủa thảm khốc đen tối do sự đắm mê
sắc dục gây ra không thiếu gì; chúng ta chỉ cần dở những chồng
sách lịch sử hay chồng bao hằng ngày, sẽ thấy
nhan nhản trong mỗi trang, mỗi đoạn. Trong các sự oán thù, không
có sự oán thù nào mãnh liệt bằng sự oán thù do sự lừa dối phụ
rẫy về tình ái gây ra. các cuộc án mạng xảy ra hằng ngày, phần
lớn là kết qủa của tà dâm.
- Lợi ích của sự không tà dâm.Vì
thế nên sự giữ giới cấm tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây:
- a) Về phương diện cá nhân.
- - Kinh ThậpThiện nói:"Người thế
gian không tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi sau:
- - Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi,
thân, ý) đều được vẹn toàn.
- Trọn đời được người kính trọng.
- Ðoạn trừ được hết cả phiền luĩ khuấy nhiễu.
- Cuộc tình duyên trọn đời không ai dám xâm phạm."
- b) Về phương
diện đoàn thể.
- - Trong một
xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh
phúc, những sự thương lus6n bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù
hiềm, ché giết sẽ không xảy ra nữa; con cái được mạnh khẻo, nâng
niu, xã hội
sẽ cường thịnh. Nói tóm lại, cõi Ta bà ô trọc, đau khổ này sẽ
biến thành thế giới thanh tịnh, an vui.
-
4. - Không được nói sai sự thật.
Nói sai sự thật có bốn cách: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai
chiều, nói lời hung ác.
- a) Nói dối
hay nói láo, là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện
không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe
nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc gỉa trước mặt
khen dồi, sau lưng chê mạc; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt
thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát. Tóm lại, ý nghĩ lời
nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong
ngoài bất nhứt, đều thuộc về nói dối cả.
- b) Nói thêu
dệt, là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận;
là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng
cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm
nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm
cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không
đúng nghĩa chân thật, thêm bớt cho đến văn chương phù phiếm,
bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi
là nói thêu dệt cả.
- c) nói lưỡi
hai chiều, hay nôm na hơn, là nói "đòn xóc nhọn hai đầu", nghĩa
là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến
bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè
đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối,
oán thù nhau.
- d) nói lời
hung ác, là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho
người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.
- Vì sao Phật
cấm nói sai sự thật? Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau
đây:
- a) Tôn trọng
sự thật. - Ðạo Phật là Ðạo như thật; người tu theo Ðạo Phật phải
tôn trọng sự thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự
thật thì khó có thể chứng qủa được. Chúng ta đang sống trong
vọng tưởng, công việc chính của người tu hành là cố gắng phá tan
vọng tưởng ấy để thấy được bản nguyện; nếu không làm được như
thế mà trái lại còn chồng chất thêm cái vọng tưởng ấy với những
sự dối trá lừa phỉnh nữa, thì thật là trái đạo.
- b) Nuôi dưỡng
lòng từ bi. - Cái động lực chính của sự dối trá là lòng ích kỷ,
ác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình.
Người bị lừa dối, phỉnh gạc phải đau khổ vì mình, có khi phải
mắt thù vươn oán, có khi phải tan gia bại sản.
Người tu hành mà làm như thế là đã tán tận lương tâm, đã bóp
chết tình thương trong lòng họ rồi. Một khi lòng từ bi không có
nữa, nghĩa là cái động lực chính đã mất, thì sự tu hành chỉ còn
là giả dối, lừa bịp người, và tất nhiên không bao giờ có kết qủa
tốt.
- c) Bảo tồn sự
trung tín trong xã hội. - Trong một gia đình, một đoàn thể, một
xã hội mà không ai tin ai, thì mọi công cuộc từ nhỏ đến lớn đều
thất bại. Trong đạo Nho, một trong 5 đức tính căn bản là lòng
tin. "Nhơn vô tín bất lập", đó là lời dạy của
Khổng Tử, Hạnh phúc gia đình và xã hội không thể có được trong
sự dối trá. nghi ngờ, đố kĩ.
- d) Tránh
nghiệp báo khổ đau. - lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng
nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi ngọn, một mũi đâm
vào người khác, một mũi đâm vào chính người xử dụng nó. Ai ai
cũng chắc chưa quên câu chuyện thằng bé
chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm, bằng cách la "Lửa! Lửa!", nhưng
nó chỉ phỉnh người được một lần, lần sau nhà nó cháy thật, mặc
dù nó kêu la thảm thiết cũng không ai thèm đến chữa nữa. Ðấy,
người dối trá chỉ gây họa cho mình. Do đó, Phật
dạy: "Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ
chém mình là do lời nói ác". Ðã đành nói ly gián, nói xuyên tạc
là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người
cũng hại lại mình. "Ác lai ác báo" là thế. Ðể tránh sự thù hằn,
tránh nghiệp dữ, chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa.
- Lợi ích của
sự không dối trá:
- a) Về phương
diện cá nhân. - Ðược người trọng nể, tin cậy, không ai oán hận
thù hiềm; đi đâu cũng được người chung quanh dành cho một địa vị
thân tín, niềm nỡ tiếp đón> Trong nghề nghiệp làm ăn, người chân
thật được nhiều thân chủ, và được giao phó cho nhiều trọng trách
quý báu.
- b) Về phương
diện đoàn thể. - Gia đình và xã hội được đoàn kết trong sự tin
cậy. Mọi công cuộc chung, được xúc tiến có kết qủa tốt.Ðồng bào
thương yêu, thông cảm nhau hơn.
- Hạn chế: Nói
dối là một tai họa lớn lao, cho mình và xã hội. Tuy nhiên, cũng
có vài trường hợp nên nói dối. Ðó là khi nào vì lòng từ bi mà
phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là trong
trường hợp do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy .
Ngược lại, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối, thì không
phạm tội.
-
5. - Không được uống rượu.
Tất cả những thứ có chất men làm say người, hay chấc độc hại
người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà
cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích
người khác uống, tội lại
nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bịnh nặng, uống các thứ
thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì
tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng
biết. Khi hết bịnh, không được tiếp tục uống thuốc
có hòa rượu ấy nữa.
- Vì những lý
do gì Phật cấm uống rượu? - Phật cấm uống rượu vì những lý do
sau đây:
- a) Bảo toàn
hạt giống trí tuệ. - Rượu còn nguy hiểm hơn thuốc độc. Một ché
thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ chết một thân hiện
tại, chứ rượu uống vào, làm mất giống trí tuệ, phải chết đi sống
lại vô số kiếp. Vì thế để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu,
Phật cấm uống rượu.
- b) Ngăn ngừa
những nguyên nhân sanh ra tội lỗi. - Rượu chính nó không phải là
một tội lỗi như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm
nhân cho những tội lỗi kia sanh ra. Khi đã uống rượu vào say
sưa, thì tội nào cũng có thể phạm được. Dưới đây là một câu
chuyện để chứng minh đìều đó: - Một anh nông phu kia đang cày
ruộng giữa đồng, bỗng thấy hiện ra sừng sững trước mặt mình một
hung thần to lớn, kỳ dị, hăm giết anh. Anh kinh sợ, khóc lóc xin
tha mạng. Vị hung thần bảo:
- - Nếu ngươi
làm một trong ba việc này thì ta tha chết cho: hoặc là giết cha
ngươi, hoặc là đánh mẹ ngươi hay uống hết lít rượu để trên bàn
nhà ngươi.
- Anh nông dân
suy nghĩ mộ hồi rồi trả lời:
- - Xin Ngài
cho con được uống lít rượu.
- Hung thần
nghe xong có vẻ hài lòng rồi biến mất. Trưa hôm ấy, anh nông dân
về nhà, thấy lít rượu mà ông thân mua để đãi khách, vì nhà sắp
có giỗ, anh ta vội vàng chụp lấy, nốc cạn một hơi. Cha anh thấy
đứa con hỗn láo, nắm gậy xông lại đánh mắng con. Ma men đã thấm,
anh ta không còn biết phải trái, giựt gậy của cha, đánh ông một
cây chêùt tốt! Bà mẹ chạy đến ôm con la làng. Anh ta chưa hả
giận, đánh mẹ túi bụi. Xóm làng chạy lại bắt anh dẫn lên quan vì
tội giết cha đánh mẹ. Tỉnh lại anh mới biết uống rượu là tội
nặng nhứt trong ba diều mà hung thần bắt anh làm.
- Tóm lại rượu
gây ra nhiều tội lỗi. Sau đây là 10 tai hại của rượu mà trong
Kinh đã nói đến: 1 - Của cải rơi mất; 2 - Tăng trưởng lòng giết
hại; 3 - Trí tuệ kém dần; 4 - Sự nghiệp chẳng thành; 5 - Thân
tâm nhiều khổ; 6 - Thân hay tật bịnh; 7 - Tâm sân hận
bồng bột, ưa cãi lẫy; 8 - Phước đức tiêu mòn; 9 - Tuổi thọ giảm
bớt; 10 - Mạng chung đọa vào địa ngục.
- Lợi Ích Của
Sự Cấm Uống rượu
- a) Về phương
diện cá nhân. - Người không uống rượu thì tránh được 10 điều hại
vừa kể trên.
- b) Về phương
diện đoàn thể. - Gia đình được yên vui, con cái ít tật bịnh, xã
hội được hòa mục, nòi giống được hùng cường.
-
C. - Kết Luận
- 1. - Phật tử
không giữ giới không phải là Phật tử. - Chúng ta đã thấy công
dụng thiết thực và lợi ích của 5 giới về phương diện cá nhân và
đoàn thể. Nếu Tam Quy là nền tảng, thì ngũ giới là 5 nấc thang
của người Phật tử tại gia để bước dần lên Thánh qủa. Trong bước
đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì
càng tốt; nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm
giới thì có giữ vài giới mà mình thấy có thể thực hành được,
như: Không uống rượu, không nói dối. Rồi với sự tinh tấn và Bồ
đề tâm dũng mãnh , ta tiếp tục phát nguyện giữ thêm những giới
khác như không trộm cắp, không tà dâm... Nhưng đã phát nguyện
giữ giới nào thì giữ cho trung kiên, đừng có một bước tiến tới,
hai bước thoái lui, dùng dằng như thế mãi thì không bao giờ đi
đến đâu cả. Nếu người Phật tử mà không giữ giới nào thì sao gọi
là Phật tử? Người thường, không theo Phật mà còn giữ đúng tư
cách như không uống rượu, không nói dối, không trộm cắp thay,
huống hồ là Phật tử? Ta đến với Ðạo Phật là muốn vượt lên trên
đời tầm thường của thế nhân. Nếu chúng ta vào Ðạo rồi mà vẫn
tiếp tục cuộc đời trôi nổi cũ, hay còn tệ hơn cuộc đời thường
của thếnhân, thì đó là chúng ta muốn làm hoen ố Ðạo,
- Cho nên người
Phật tử phải cố gắng giữ giới để cho xứng đáng với danh nghĩa
của mình, để đem hạnh phúc đến cho mình và chúng sanh.
- 2 Người không theo Ðạo Phật cũng
nên giữ giới. - Năm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền
bí. Ðó là một bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội
nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng cường cũng không thể
bỏ sót được. Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng
riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn
sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.
- Một xã hội mà mọi phần tử đều
thực hiện được năm giới cấm ấy, thì đó là một xã hội gương mẫu,
văn minh nhứt thế giới.
--o0o--
|
|