-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
-
- Khóa Thứ
Ba
Thinh
Văn Thừa Phật Giáo
- --- o0o ---
- Bài Thứ 6
-
Diệt Ðế
(Nirodha Dukkha)
- (tiếp
theo)
- V. Diệt Ðế
Tức Là Niết bàn
- Kinh Niết Bàn
dạy: "Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi
cũng gọi là Niết Bàn".
- Như các đoạn
trước của bài nầy đã nói, đến bốn quả Thánh thì phiền não nông
cạn và sâu kín đã tuần tự bị tiêu diệt. Vậy chứng được bốn quả
Tháh ấy, tức l;à đã chứng được Niết Bàn. Nói một cách khác, Diệt
đế tức là Niết Bàn.
- Niết Bàn hay
Niết Bàn na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra.
Niết Bàn có nhiều nghĩa như sau:
- Niết (Nir) là
ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết Bàn là khỏi rừng mê.
- Niết là
chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không
phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết Bàn là không
dệt ra sanh tử luân hồi.
- Chữ Bàn cũng có nghĩa là không
ngăn ngại. Niết Bàn còn có nhiêu fnghĩa khác nữa, song tóm lại
không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt.
- Bất sanh,
nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.
- giải thoát, nghĩa là thoát ra
ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyễn ngã, huyễn pháp.
- Tịch diệt,
nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất
cả nguòn gốc mê lầm.
- Vì lẽ Niết
Bàn có nhiều nghĩa như thế, nên trong kinh thường để nguyên am
mà không dịch nghĩa.
- Theo định
nghĩa của chữ Niết Bàn nầy, thì bốn quả vị trên kia đều gọi Niết
Bàn cả. Song vì đã hoàn toán hay chưa hoàn toían mà chia ra làm
hai thứ:
- 1. Hữu dư y
Niết Bàn: (Niết Bàn chưa hoàn toàn). Từ quả vị thứ nhất Tu đà
hoàn đến quả vị thứ ba A na hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền
não, những chưa tuyệt diệu, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa
viên mãn, tuy an vui chưa hoàn toán, vì phiền não và báo thân
phiền não còn sót lại, nên gọi là nb hữu dư y. Vì phiền não còn
sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bảy đời; song
ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại, chứ
không bị ràng buộc như chúng sinh.
- 2. Vô du y
Niết Bàn: (Niết Bàn hoàn toàn). Ðến quả vị A La Hán, đã đoạn hết
phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toán giải thoát
cả khổ nhân lãn khổ quả. Sự sanh tử không còn buọc ràng vị nầy
được nữa, nên gọi là Niết Bàn vô dư y. Ðây là quả vị cao tột của
hàng Thanh văn. Ðến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết,
và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở
lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát
ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới.
- VI. Niết
Bàn Của Ðại Thừa Giáo
- Phật Giáo gồm
có Tiểu Thừa và Ðại Thừa mà Niết Bàn là danh từ chung cho cả hai
thừa ấy. Trên đây đã nói đến Diệt đế, hay Niết Bàn của Tiểu
Thừa, nhưng chưa nói đến Niết Bàn của Ðại Thừa. Vậy nói đến Niết
Bàn, thì cũng nên mở rộng phạm vi, nói luôn cả Niết Bàn của Ðại
Thừa để độc giả có một quan niệm đầy đủ về hai chữ Niết Bàn.
- Nói như thế, không co snghĩa là
Niết Bàn của Tiểu Thừa và Ðại Thừa là hai loại hoàn toàn khác
nhau về tính chất. Nếu có khác, thì chỉ khác về phạm vi rộng
hẹp, rốt ráo hay chưa rốt ráo mà thoi; nghĩa là Niết Bàn của Ðại
Thừa rộng rãi hơn có thể gồm cr Niết Bàn của Tiểu Thừa, mà Niết
Bàn của Tiểu Thừa không thể gồm cr Niết Bàn của Ðại Thừa. Các
thánh giả Nhị thừa (Tiểu Thừa) tuy đã đoạn hết phiền não, nhưng
tập khí vẫn còn, công đức trí tuệ chưa viên mãn nên Niết Bàn mà
họ chứng, dù là Niết Bàn của hàng A La Hán đi nữa, đối với Ðại
Thừa cũng chưa hoàn toàn, nghĩa là cnf là Hữu dư y Niết Bàn. Chỉ
có Niết Bàn của chư Phật mới được gọi là Vô dư y Niết Bàn.
- Ngoài cái
nghĩa rộng hẹp trên, Niết Bàn của Ðại Thừa đại khái có hai loại:
- 1. Vô trụ xư
Niết Bàn: Ðây là Niết Bàn của các vị Bồ Tát. Các A La Hán, do tu
nhân giải thoát mà chứng được quả giải thoát; nhưng chưa biết
nguồn gốc của nhân quả, cò chấp có thực pháp phải tu, quả vị
phải chứng, nên chưa được hoàn toàn tự tại. Các vị Bồ Tát thì
trái lại, đã hiểu rõ "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức", pháp
tánh bình đẳng như như; không thấy một pháp gì cố định, một vật
gì chacư thật, biệt lập chỉ thấy chúng là những hình ảnh giả
dói, do đối đãi với thức tâm, tạo thành bởi thức tâm. Các vị Bồ
Tát không có tâm địa đảo điển sai lầm, không gán cho sự vật một
giá trị nhứt định, như tốt, xấu, khổ, vui, nên không sanh ra
những thái độ oán, thân, bỉ, thử, ưa, ghét. hễ có tri kiến sai
lầm đó, là bị chướng ngại khổ đau. Các vị ấy tu hành chứng theo
sự tánh bình đẳng, đem tâm hòa đồng cùng sự vật mà làm việc lợi
tha. Tuy làm việc lợi tha, mà vẫn ở trong chánh quán. Quán các
phép như huyễn hư hóa, không có thật sanh tử, không có thật Niết
Bàn, không bao giừo trụ trước (vô trụ). Do đó, Bồ Tát thường ra
vào sanh tử lấy pháp lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết Bàn
tự tại.
- 2. Tánh tịnh
Niết Bàn: Ðây là một thứ Niết Bàn tự tánh thường vắng lặng mà
thườg sáng suót, thường sáng suốt mà thường vắng lặng ra ngoài
tâm lượng hẹp hòi của phàmphu và trí thức hữu hạn của Nhị thừa,
ngoại đạo. Nó thường bộc lộ sáng suót nơ chư Phật, mà vẫn thường
sẵn có nơi mọi loài chúng sinh. Trong kinh có khi gọi đó là Phật
tánh, là chơn tâm, là Như lai tạng v.v...
- Nếu chúng
sinh tự tin mình có tánh Niết Bàn thanh tịnh, và khởi tâm tu
hành theo tự tánh ấy, tức có thể thành Phật không sai.
- Mạng tự tánh
Niết Bàn mà để cho phiền não cấu trần che lấp, thì làm chúng
sanh trầm luân trong bể khổ.
- Trái lại, ngộ
tự tánh Niết Bàn mà hết vọng tưởng mê lầm là thành Phật, và có
đầy đủ bốn đcứ: thườg, lạc, ngã, tịnh. "Thường" nghĩa là không
bị chi phối bởi tánh vô thườg, khi nào cũng như khi nào, không
lên bổng xuống trầm không có già trẻ, chết sống, đổi thay. "Lạc"
nghĩa là không còn khổ não, lo buồn. "Ngã" là được hoàn toàn tự
chủ, không bị nội tâm hay ngoại cảnh chi phối. "Tịnh" là không
còn ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Chúng ta đừng lầm
tưởng tánh "Chơn thường" nầy với điều thường hằng của thế gian;
tánh "Chơn lạc" với sự vui thích tương đối là sự vui thích còn
che đậy mầm mống đau khổ bên trong; tánh "Chơn ngã" với sự tự
chủ trong nhất thời, tự chủ ngày nay bị động ngày mai; tánh
"Chơn tịnh" với sự trong sạch tương đối ở thế gian, sự trong
sạch vật chất, sự tướng bên ngoài, chứ bên trong vẫn còn nhiễm
ô.
- Vì tính cách
quí trọng, cao cả tuyệt đối của bốn đức; Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
nên Tánh tịnh Niết Bàn là thứ Niết Bàn cao quí tột đỉnh của đạo
Phật, và người Phật tử Ðại Thừa trong khi tu hành, đều phát
nguyện rộng lớn quyết tâm chứng được thứ Niết Bàn ấy mới thôi.
- VII. Biện
Minh Về Niết Bàn
- Tánh cách của
Niết Bàn quá rộng rãi, cảnh giới của Niết Bàn quá cao thâm, nên
hay gây ra nhiều sự hiểu lầm cho các căn cơ thiển bạc, mà tập
quán, thành kiến, hoàn cảnh hăng fngày làm chủ trí thức. Người
đời hay lấy tâm lượng hẹp hòi của mình để hình dung Niết Bàn, và
đã hình dung một cách sai lạ, nên cuối cùng họ kết luận rằng:
cứu cánh của đạo Phật là một sự không tưởng. Câu chuyện ngụ ngôn
sau đây chứng minh một cách hùng hồn tâm trạng ấy:
- Ngày xưa có
một con cá, vì nó là loài ở nước, nên dĩ nhiên cuộc đời chỉ sống
trong nước, và ngoài nước ra không biết gì hết.
- Một hôm nó
đang nhởn nhơ bơi lội trong hồ, tình cờ gặp một con rùa, mà nó
đã quan từ trước, đi du lịch trên đất liền về. Nó liền chào:
- Chào anh ! Ðã
từ lâu tôi không gặp anh. Vậy xưa rày anh ở đâu?
- Ồ ! Tôi đi du
lịch từ trên đất liền về. Trên ấy, mặt đất khô ráo quá !
- Ðất khô ! Anh
nói cái gì lạ vậy? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào kỳ lạ như vậy.
Lẽ nào lại có đất khô?
- Xi thề rằng
tôi không nói đùa với anh đâu. Nhưng nếu quả tình anh không thể
rin được thì tùy anh, không ai ngăn cản được anh; nhưng dù sao,
tôi cũng mới từ đó về.
- Này anh, anh
hãy cố gắng diễn đạt cho hợp lý hơ. Tôi nghi rằng cách diễn đạt
của anh chưa được rõ ràng lắm. Anh vui lòng cho tôi biết đất mà
anh nói đó có giống như cái gì trong thế gian của chúng ta ở
đây? Nó có ẩm ướt không?
- Không ! Nó
không ẩm ướt.
- Thế nó có mát
dịu và lạnh không?
- Nó không mát,
không dịu mà cũng chẳng lạnh.
- Thế nó có
trong suốt để cho ánh ság xuyên qua được không?
- Không, nó
không trong suốt và ánh sáng không thể xuyên qua được.
- Thế nó có mềm
và dễ bị ép để cho tôi có thể quậy vi và đi lại dễ dàng trong ấy
không?
- Không, nó
không mềm, không bị dồn ép dễ dàng và trong ấy, anh cũng không
thể bơi lội được.
- Thế nó có lưu
động và đổ thành thác được không?
- Không, nó
không lưu động và cũng không đổ thành thác được.
- Vậy thì nó có
dâng lên để tạo thành những mũi sóng bạc đầu được không?
- Không, tôi
chưa bao giờ thấy nó dâng thành làn sóng cả.
- Ðến đây, con
cá vênh váo tự đắc than rằng:
- Tôi đã từng
nói với anh rằng: đất mà anh nói đó là không phải cái gì cả. Tôi
cũng vừa hỏi anh về đất ấy và với câu hỏi nào anh cũng trả lời
rằng không. Ðất anh nói đã là không phải bất cứ cái gì tôi nêu
ra, vậy thì đất hẳn là ngoan không. Anh đừng tìm cách bịp tôi
nữa.
- Tốt ! Anh đã
quả quyết rằng không có đất liền. Tôi cũng không có cách nào hơn
là cứ để anh tiếp tục tin như anh đã nghĩa. Nhưng một mai, có ai
khác hơn tôi và đủ sức phân biệt cho anh thấy sự sai khác giữa
đất và nước, ngày ấy anh sẽ thấy rằng anh chỉ là một con cá
ngốc.
- tâm trạng của
con cá này là tâm trạng của một số người thường dựa vào sự hiểu
biết nông cạn của mình, để quan niệm Niết Bàn. Có người nghĩ
rằng Niết Bàn là một trạng thái hư vô tịch diệt luôn; có người
nghĩ Niết Bàn là cảnh Thiên đường như của ngoại đạo; có người
lại bảo nếu Niết Bàn không phải là hư vô tich diệt mà cũng không
phải là Thiên đường, thì Niết Bàn là một không tưởng.
- Niết Bàn
không thể là một trạng thái hư vô tich diệt được. Tam tạng giáo
điển chưa bao giờ nói đến cảnh giới hư vô ấy. Sự hiểu lầm Niết
Bàn với hư vô là con đẻ của sự nghiên cứu thô thiển, nông cạn
qua các định nghĩa của Niết Bàn. Nghe nói Niết Bàn tức là
"Diệt", người ta vội tưởng ngay "Diệt" nghĩa là hoại diệt không
có gì tồn tại cả. Người ta không ngờ rằng "Diệt" ở đây, có nghĩa
là diệt nguồn góc đau khổ, phiền não, mê lầm. mà khi đau khổ
diệt thì an vui tất phát sinh, mê lầm diệt thì sáng suốt tất tỏ
lộ.
- Như trên đã trình bày, Niết Bàn
có đủ diệu dụng: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì sao gọi là hư vô
được?
- Niết Bàn của
Phật cũng không phải là một cảnh thiên đường như người đời và
các ngoại đạo thường ca tụng. Nguyên nhân của sự hiểu lầm này là
do tập quán xem Phật Giáo cũng như các "thần đạo" khác. Trước
khi Phật giáng thế, trong kinh Vệ đà (véda) của ngoại đạo ở Aán
độ, cũng từ dùng danh từ Niết Bàn với nhiều định nghĩa khác
nhau, tùy theo trình độ hiểu biết cao thấp của họ. Có đạo cho
chết rồi mất hẳn là Niết Bàn; có đạo cho cõi trời của Dục giới
là Niết Bàn; có đạo cho chứng được tánh không tham ái ở cõi Sơ
thiền là Niết Bàn; có đạo cho các định cảnh Không vô biên xứ;
Phi phi tưởng xứ ở cõi trời Vô sắc là Niết Bàn.
- Nhưng, với
đạo Phật những nơi ấy còn ở trong vòng tam giới luân hồi. Bởi ở
đó chưa diệt được hết lòng chấp ngã, chấp pháp, còn sống chết
theo vọng tưởng sanh diệt, chứ chưa được rốt ráo như Niết Bàn
của Phật.Nói một cách tốm tắt dễ hiểu, Niết Bàn của đạo Phật là
sự thể nhập vào bản thể sáng suốt, thanh tịnh, đầy đủ các đức
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. bản thể ấy không phải chết lặng mà là
sống dộng, có dầy đủ công năng, một sự sống động vắng lặng, mà
kinh thường gọi là "vắng thường soi, soi mà thường vắng" (tịch
nhi thường chiếu, chiếu nhi thường tịch).
- Một học giả
tây phương rất thông hiểu về đạo học Ðông phương. Oâng Ram
Linsen đã viết trong quyển Le Destin du 20 siècle (vận mệnh của
thế kỷ hai mươi) như sau vè Niết Bàn: "Niết Bàn không phải tịch
nhiên bất động, cũng không phải là cái trống không, là cái chết
mất vô tông vô tích. Niết Bàn là sự thực chứng cái bản thể của
vũ trụ. Không thực chứng được cái bản thể đó là người còn thiếu
sót, là sống một đời sống mất quân bình giữa xác thịt và tâm
linh. Niết Bàn không phải là ngoài cái động. và chính Niết Bàn
mới là nguồn gốc của những việc làm chân chính. Ðây là một sự
thật, nhất là đối với Ðại Thừa Phật Giáo".
- Như thế, Niết
Bàn không phải là một lối không tưởng, viễn vong không thực hiện
được. Miễn là tự tin mình có tánh Niết Bàn và cố gắng tập sống
theo tự tánh ấy, thì Niết Bàn là một kết quả rất thiết thực. Mê
muội không tự tin mình có tánh Niết Bàn là làm phát triển tánh
ấy là Thánh giả. Ðể cho phiền não tham, sân, si vô minh chấp ngã
làm chủ, là luân hồi. Gạn lọc cấu bẩn phiền não vô minh nơi tâm
thức cho hết sạch, như hạn bỏ bùn nhơ noi nước, cho đến khi ly
nước hoàn toán trong suốt, ấy là Niết Bàn hiển hiện.
- VIII. Một
Mẫu Chuyện Về Niết Bàn
- Ðể chứng minh
tánh cách triền phược của phiền não và giải thoát của Niết Bàn
trên đây, trong kinh Samitha Nikaya (Tạp A Hàm) Phật kể một mẫu
chuyện như sau:
- "Có một tên
trộn bị người ta bắt được đem nạp cho nhà vua. Muốn giam giữ nó,
nhà vua ra lệnh dở nắp rương thả ra bốn con rắn dộc. Con thứ
nhất quấn lất tay mặt tội nhân; con thứ hai quấn lấy tay trái
tội nhân; con thứ ba quấn lấy ngang hông và con thứ tư quấn
quanh cổ nó.
- Một người đức
hạnh đến gần tội nhân, thấy rõ tình cảnh, liền nói rằng: Người
đã bị người ta giữ gìn cẩn thận, vậy hãy đứng yên, chớ nên cựa
quậy mà bị rắn cắn. Nọc con rắn thứ nhất sẽ là cho thân người
cứng đưo như đá; nọc con rắn thứ hai làm cho thân người tiêu ra
như nước; nọc rắn thứ ba làm chio thân người tan ra như bột và
bị gió cuốn đi; nọc con rắn thứ tư sẽ đốt người cháy như ngọn
lửa.
- Tên trộm trả
lời:
- Không phải !
Những con rắn ấy đều là đồ trang sức của tôi. Ðây là đôi vòng
của tôi, đây là sợi dây chuyển cổ và đây là sợi dâylưng.
- Người đức
hạnh lại day nó từ từ gữ bốn con rắn ấy, đem bỏ vào trong rương,
đạy nắp lại, rồi mau mau chạy trốn.
- Nó làm theo.
- Hay tin, nhà
vua liền truyền lệnh cho năm trên lính đuổi theo bắt tên trộm.
- Nó ráng chạy
được một đổi, lại gặp người đức hạnh khi nãy hô to:
- Người hãy
chạy thật mau lên ! Có năm tên lính đang đuổi theo sau lưng kìa
! Chúng lại thả ra bốn con rắn độc để rượt bắt người đấy.Khi đã
đuối sức, tên trộm liền dừng chân lại, và thấy phía trước có sáu
cái nhà bỏ trống, eeà bị sáu tên cướp vào vét sạch của cải.
- Sáu tên cướp
lại nhập đoàn với năm tên lính để đuổi bắt nó.
- Người đức
hạnh lại hô to lên nữa:
- Ngưưòi ráng
chạy mau lên ! Bọn cướp và lính nhà vua sắp đến nơi. Chúng lại
bắt thêm một người bạn thân của người để dụ người trở về trị
tội.
- Nhưng chạy
được một đỗi, tội nhân lại gặp một cái biển ngay trước mặt, nên
phải dừng chân lại. Nó hết sức lo âu, vì tại đây không có ghe
thuyền chi để thoát thân cả.
- Người đức hạnh dạy nó lấy tám
cành cây khô, kết lại thành bè, để bơi đi trốn.
- Làm bè xong,
nó bơi ra được một đỗi thì gặp một hòn cù lao. Nó định ghé lên,
nhng dòm ngoái lại phía sau, thấy quân lính vẫn còn đuổi nà
theo. Nó cố sức bơi đến một cù lao thì nhì, rồi thứ ba và thứ
tư. Nhân dân ở tại chỗ đó liền tôn nó lên làm vua. Lúc ấy, đoàn
người đuổi theo sau nó đều bị tiêu diệt và nó không còn thấy
hình bóng đau nữa !
- Nhà vua ám
chỉ cái nghiệp; tên trộm, ám chỉ người đi tìm đạo; bốn con rắn
độc, ám chỉ tứ đại; năm tên lính, ám chỉ ngũ uẩn; sáu cái nhà bỏ
trống sau khi bị cướp, ám chỉ sáu căn; sáu tên cướp, ám chỉ sáu
trần; tám cành cây kết lại thành bè, ám chỉ bát chánh đạo; bốn
cù lao, ám chỉ bốn bực thiền định hay bốn quả Thánh; lễ tôn
vương, ám chỉ sự giải thoát; sự tiêu diệt của đoàn người đuổi
theo sau, ám chỉ sự tan biến của màn vô minh và sự bẻ gảy bánh
xe luân hồi ".
- Mẫu chuyện
trên nầy ngụ ý rằng: kẻ phàm phu bị màn vô minh che lấp, đắm mê
theo vật dục, nhận khổ làm vui, nhận xấu là tốt, khác gì kẻ tội
trộm nhận rắn độc làm đồ trang sức. Nếu nó không nhờ nhà tu hành
đức hạnh hạy bảo, thì đâu biết mình đang bị rắn độc bao vây để
chạy thoát, và đâu có gắng sức dẻo dai để bước lên bờ giải
thoát.
- Chúng sinh
khi còn mê lầm, gây nên tội lỗi, thì giời phút nào cũng bị cầm
tù trong đâu khổ, bị trói buộc vì nghiệp nhân. Nhưng đến khi
bước lên bờ giải thoát, được tự tại thì chẳng khác gì một vị
chưa tể.
- Bốn cù lao mà
tên trộm đến được trong câu chuyện này, chỉ mới có nghĩa là bốn
quả Thánh của hàng Nhị thừa chưa phải là Niết Bàn rốt ráo, hoàn
toàn của chư Phật. Nhưng dù sao câu chuyện trên cũng cho chúng
ta một ý niệm thô thiển về sự tiến triển của kẻ tu hành đi từ
cảnh giới đau khổ, phiền não là cảnh giới Ta bag nầy, đến trạng
thái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là Niết Bàn.
-
C. Kết Luận
- Nói tóm lại,
Diệt đế tức là chân lý chắc thật nói về quả vị mà một kẻ tu hành
có thể chứng được. Quả vị ấy tức là Niết Bàn.
- Nhưng vì sự
tu hành có thấp có cao, có rộng có hẹp, nên quả chứng tức là
Niết Bàn cũng có thấp có cao, có hoàn toàn, có chưa hoàn toàn.
- Ðối với hàng
Tiểu Thừa, thì ba quả đầu: Tu đà hoàn, tư đà hàm, A na hàm là
thuộc b\về hữu dư y Niết Bàn, vì phiền não chưa hoàn toàn tuyệt
diệu. Chỉ đến quả vị A La Hán là quả vị mà mọi phiền não đã
tuyệt diệt, mới thuộc về Vô dư y Niết Bàn.
- So với Ðại
Thừa, thì Niết Bàn của A La Hán cũng còn là Hữu dư y Niết Bàn,
vì các vị A La Hán mặc dù phiền não đã dứt sạch, ngã chấp đã
hết, nhưng pháp chấp hãy còn, thấy có pháp mình tu, có Niết Bàn
mình chứng, nên chưa có thể gọi là được Vo dư y Niết Bàn. Chỉ có
Niết Bàn của Ðại Thừa mới là Vô dư y Niết Bàn, vì ở đây đã dứt
sạch ngã chấp, pháp chấp, không còn thấy có pháp mình tu, Niết
Bàn mình chứng.
- Niết Bàn của
Ðại Thừa có hai loại: Vô trụ xứ Niết Bàn của các vị Bồ Tát, và
Tánh tịnh Niết Bàn là chân tánh bản lai thanh tịnh và sáng suốt
của vũ trụ, mà các đức Phật đã thể chứng.
- Trên đây kể
sơ qua các loại b, là các quả vị của Diệt đế Niết Bàn mà chúng
tôi diễn tả bằng văn tự ở đây so với Niết Bàn thật, còn xã cách
muôn trùng, Nhưng với hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, không có
phương tiện nào khác hơn, để trình bày và tìm hiểu Niết Bàn, thì
đành phải dùng văn tự này.
- Muốn thấy
được Niết Bàn thật, phải tự mình thân chứng, phải thể nhập Niết
Bàn. Muốn thân chứng, thể nhập Niết Bàn, cần phải tu theo phương
pháp mà đức Phật đã dạy trong phần Ðạo đế, là phần mà chúng tôi
sẽ trình bày trong những bài sau đây.
--o0o--
|
|