-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- PHẬT HỌC
PHỒ THÔNG KHÓA VI
- TRIẾT LÝ
ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
- --- o0o ---
-
Giữa cơn nắng hạn lại gặp mưa phùn,
dang lúc ly loạn, lòng người đau khổ, lại được cam lồ pháp vị
làm cho tâm hồn người bớt sự dau khổ, thì còn may mắn gì hơn!
-
Chúng tôi là cư sĩ của Phật học
đường Nam Việt tại chùa Aán Quan, không biết có phúc duyên gì,
mặc dầu sinh trong đời Mạt pháp, mà vẫn gặp Chánh pháp của Phật
Đà. Trên ba năm nay, chúng tôi thường đến Phật học đường Nam
Việt học hỏi về giáo lý với quý vị Pháp sư. Càng học thấy càng
hay; như người ăn mía: càng nhai lại càng ngọt. Sau xưa với đạo
vị, mà quên bớt những sự đau khổ giữa lúc loạn ly.
-
Càng học lại thấy giáo lý càng thâm
cao. Quý hóa thay! Năm nay chúng tôi được ngài Thích thiện hoa,,
trưởng ban hoằng pháp Phật giáo Nam Việt, kiêm Đốc giáo Phật học
đường Nam Việt ban cho một vật báo vô giá: giảng về đại cương
kinh Lăng Nghiêm. Hay làm sao! Và thú vị làm sao! Chúng tôi
không thể miêu tả ra hết được.
-
Chúng tôi thường nghe nói: Kinh
Lăng Nghiêm là một bộ kinh Đại Thừa, vừa quý giá nhứt, mà cũng
vừa cao siêu nhứt. Trước đây thỉnh thoảng chúng tôi cũng có
thỉnh những bản của các nhà dịch khác để xem, nhưng khó hiểu
quá! Ngoài cái khó về văn chương và danh từ triết lý chuyên môn
lại còn nghĩa lý rộng sâu như biển, thật khó nắm lấy đại cương!
-
Hôm nay được nghe giảng Đại cương,
thật chẳng khác nào bầu thế giới bao la, mà được thâu vào một
bản đồ nhỏ hẹp, rất dễ ngắm xem.
-
Chúng tôi được nghe lời Phật dạy:
-
"Người
chưa được độ mà muốn độ người đó là tâm Bồ tát; người đã được
giác ngộ, rồi đem ra khai sáng cho người khác là hạnh của Như
lai".
-
Chúng tôi tự nghĩ rằng: "Mình đã là
con của Phật, phải học theo hạnh Bồ tát: Mỗi khi được điều lợi
gì, thì phải đều chia xớt cho mọi người".
-
Nghĩ thế, nên chúng tôi yêu cầu
Thầy Đốc giáo Phật học đường Nam Việt viết lại thành bài, và
chung cùng nhau in ra phát hành; trong số đó, có ấn tống 1000
quyển (khi lần thứ nhất).
-
Như thế, trước để đền đáp Hồng ân
của Tam bảo, và công trình giáo huấn của chư Tăng, sao mong cho
mỗi người đọc hiểu, đều ngộ được chân tâm của mình, cùng chúng
tôi đồng tu đồng chứng.
-
Mong thay! Vui lắm thay!
- Chợ Lớn ngày 15 tháng 1
năm Aát Mùi (1955)
T.M Cư Sĩ Phật Học Đường Nam
Việt
- Phật Tử MINH PHÚC
- --- o0o ---
- A.- PHẦN DUYÊN KHỞI
B.- PHẦN CHÁNH ĐỀ
I.- Nguyên nhơn Phật nói kinh
II.- A Nan cầu Phật dạy phương pháp tu hành, lần thứ nhất.
III.- Phần lược giải:
1. Định danh và giải nghĩa tên kinh.
2. Nội dung kinh Lăng Nghiêm
- BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM
I.- A-nan chấp tâm ở trong thân
II.- A-nan chấp tâm ở ngoài thân
III.- A-nan chấp tâm ẩn trong con mắt
IV.- A-nan chấp lại tâm ở trong thân
V.- A-nan chấp tâm tùy chỗ hòa hợp mà có
VI.- A-nan chấp tâm ở chính giữa
VII.- A-nan chấp "không trước" làm tâm
- I.- Anan cầu Phật dạy phương
pháp tu hành, lần thứ hai
II.- Phật gạn hỏi lại tâm lần thứ hai.
III.- Anan chấp cái "Suy nghĩ phân biệt " làm tâm.
IV.- anan cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành, lần thứ ba.
V.- Phật chỉ tâm lần thứ nhứt.
VI.- Phật chỉ cái thấy làm tâm, không phải con mắt .
VII.- Phật chỉ tâm lần thứ hai
VII.- Anan cầu Phật chỉ dạy ở nơi thân này cái nào "chơn" và
cái nào "vọng"
I.- Vua Ba Tư nặc đứng dậy hỏi Phật .
X.- Phật chỉ tâm lần thứ ba
XI.- Phật chỉ "cái thấy" không sanh diệt
- I.- A-Nan cầu Phật chỉ cái
"điên đảo"
II.- Phật dẫn tỷ dụ để chỉ rõ cái "điên đảo".
III.- Phật chỉ ngay cái"điên đảo".
IV.- Phật dạy: vì mê nên có thế giới và chúng sanh.
V.-A-Nan đã hiểu được chơn tâm song chưa dám nhận.
VI.- Phật chỉ tâm lần thứ tư.
VII.- A-Nan-Nan còn nghi hỏi Phật .
VIII.- Phật chỉ tâm lần thứ năm.
IX.-Phật dạy thêm, cái thấy là tâm chớ không phải vật.
X.-A-Nan nghi cái thấy có lớn, nhỏ, đứt, nối.
XI.-Phật dạy: Trần cảnh có lớn nhỏ, cái thấy không có lớn nhỏ
.
- I.- A-Nan nghi: nếu "cái
thấy" là mình,
thì tâm này là ai?
II.- Cái thấy rời tất cả cái tướng.
III.- Cái thấy tức tất cả các pháp.
IV.- Phật trấn tĩnh đại chúng.
V.- Ngài Văn Thù đứng lên thưa hỏi.
VI.- Phật dạy: Cái thấy không có "thị" và "phi thị".
VII.- A-Nan nghi: Chơn tâm đồng với thuyết tự nhiên ngoại đạo.
VIII.- Phật bác cái chấp "tâm tự nhiên mà có".
IX.- A-Nan nghi: Tâm do nhơn duyên sanh.
X.- Phật bác cái chấp: "nhơn duyên sanh".
XI.- Phật day: Chơn tâm không thể dùng tâm suy nghĩ hay lời
nói luận bàn được .
XII.- A-Nan trở lại nghĩ "nhơn duyên sanh".
XIII.- Phật gạn lại hỏi "cái thấy" để chỉ rõ chơn tâm.
XIV.- Phật chỉ cái "thấy" không phải vọng, song chưa phải là
chơn tâm.
XV.- Phật chỉ tâm lần thứ sáu.
- I.-A-nan không hiểu hỏi Phật
II.- Phật chỉ hai món vọng thấy
III.- Dụ về nghệp chung của cá nhơn .
IV.- Dụ về nghiệp chung của đồng loại
V.- Lấy nghiệp riêng để chỉ rõ nghiệp chung
VI.- Phật chỉ các pháp đều về chơn tâm
VIII.-A-nan ngi cái nghĩa bốn đại hòa hiệp sanh
IX.- Phật quở A-nan học nhiều mà nhiều mà không hiểu
X.- Phật nói cái tánh của bốn đại phi hòa-hiệp
XI.- Đất từ chơn tâm biến hiện
XII.- Lửa từ chơn tâm biến hiện
XIII.- Nước từ chơn tâm biến hiện
XIV.- Gió từ chơn tâm biến hiện
- I-Hư không từ chơn tâm biến
thiện
II-Các giác quan từ chơn tâm biến thiện
III-Thức (phân biệt) từ chơn tâm biến thiện
VI-A-Nan ngộ được chơn tâm, đứng dậy phát nguyện rộng lớn.
-
--o0o--
|
|