-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- --- o0o ---
-
- Khóa Thứ Tám
Kinh
Viên Giác
--- o0o ---
-
- B.- Phần
Chánh-tôn
-
I.- CHƯƠNG VĂN-THÙ
-
1. Ngài Văn Thù
hỏi Phật
- Khi ấy Ngài
Văn-thù Sư Lợi Bồ-tát ở trong đại-chúng đứng dậy, đi quanh bên
hữu của Phật ba vòng, rồi chắp tay đảnh-lễ và quỳ thẳng bạch
rằng:"
- Bạch đức
Ðại-bi Thế-Tôn, xin Ngài vì thính-chúng trong pháp-hội
hiện-tại nầy và các chúng-sanh cầu Ðại-thừa đời sau, từ bi chỉ
dạy:
- 1.
Nói lại nhơn-địa tu-hành thanh-tịnh của Như-Lai;
- 2.
Các vị Bồ-tát đối với Ðại-thừa, đã phát tâm thanh-tịnh
(Bồ-đề) rồi, làm sao xa lìa được các bịnh (trừ-vọng); khiến
cho các chúng-sanh khỏi đọa vào đường tà (tà-kiến).
- Ngài
Văn-thù Bồ-tát thưa thỉnh như vậy ba lần, kính lạy rồi trở
lui, cùng với đại chúng ngồi yên-lặng, để chờ nghe lời Phật
chỉ giáo.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðại-ý đoạn
nầy là Ngài Văn-Thù hỏi Phật hai điều:
- 1.
Phật đã tu-hành như thế nào mà được thành Phật?
- 2.
Các vị Bồ-tát, khi đã phát-tâm Bồ-đề rồi, làm sao cho
các vọng đừng sanh?
- Câu hỏi thứ nhất
giống như câu hỏi trong kinh Lăng-Nghiêm, Ngài A-Nan hỏi Phật:
“...Xin Phật chỉ dạy cho con phương-pháp nào mà tất cả các đức
Phật tu-hành đều được thành đạo chứng quả...”.
- Câu hỏi thứ hai,
giống như câu hỏi trong kinh Kim-Cang, Ngài Tu-Bồ-Ðề hỏi
Phật: “... Làm sao an-trụ Chơn-tâm và làm sao hàng-phục được
Vọng-tâm...” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng-phục kỳ tâm).
-
-
2. Phật khen
Ngài Văn Thù
- Khi ấy đức
Thế-Tôn kêu Ngài Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát mà dạy rằng:
- - Nầy
Thiện-nam, quý lắm! Ông vì các vị Bồ-tát hiện-tại và tất cả
chúng-sanh đời sau cầu pháp Ðại-thừa mà thưa hỏi:
- 1.
Nhơn-địa tu-hành của Như-Lai;
- 2.
Khi đã phát-tâm thanh-tịnh rồi, làm sao xa-lìa các
bịnh, để khỏi đọa vào tà-kiến. Vậy ông hãy chăm-chú nghe, tôi
sẽ vì các ông chỉ giáo.
-
- Khi đó Ngài
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát và đại-chúng đều hoan-hỷ, vừa kính-cẩn
và vừa chăm-chú chờ nghe lời Phật dạy bảo.
-
LƯỢC GIẢI
- Phật trước khen-ngợi, rồi sau
dặn-dò phải chăm-chú nghe, là vì “Viên-giác” là cảnh-giới
thanh-tịnh, phải định-tâm chú-thần mà nghe, không thể dùng tâm
sanh-diệt, ý-nghĩ xằng-xiêng mà nghe hiểu được
-
3. Phật trả lời cho Ngài Văn Thù
- - Này
thiện-nam, Như-Lai có pháp “Ðại Ðà-la-ni” (1) tên là
“Viên-Giác”. Từ tánh “Viên-Giác” nầy mà sanh ra tất cả các
pháp thanh-tịnh: Chơn-như, Bồ-đề (Trí-giác) Niết-bàn
(viên-tịch) và Ba-la-mật (Ðáo-Bỉ-Ngạn), nay ta sẽ dạy trao
cho các ông.
- Nầy Văn-Thù, nhơn-địa tu-hành
của các đức Phật, đều y “Viên-Giác” nầy mà vĩnh-viễn đoạn trừ
vô-minh, được sánh-suốt thanh-tịnh viên-mãn, nên mới được
thành Phật.- Vậy “Vô-minh” là gì?
-
LƯỢC GIẢI
- Ngài
Văn-Thù hỏi nguyên-nhơn tu-hành của các đức Phật thế nào?- Ðến
đây Phật mới trả lời: Tất cả chư Phật đều y “Viên-Giác” để
chiếu phá vô-minh và được thành Phật. Nào là: Chơn-như,
Bồ-đề, Niết-bàn và Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v... cũng đều từ
“Viên-Giác” nầy mà lưu xuất.
- Vậy muốn ngộ được “Viên-giác’
trước phải hiểu rõ. Vô-Minh và diệt trừ vô-minh là điều cần
nhứt.
-
4. Phật chỉ “Vô
minh”
- - Nầy
Thiện-nam, tất cả chúng-sanh từ hồi nào đến giờ, bị nhiều món
điên-đảo làm mê-mờ tánh “viên-Giác”, như người lạc đường, lầm
lộn bốn phương. Ðiên-đảo vọng-hiện ra thân và tâm, rồi lầm
nhận thân tứ-đại giả hợp nầy làm thân mình, chấp cái vọng-niệm
sanh diệt duyên theo bóng-dáng của sáu trần cho là thật tâm
mình. Như người nhặm con mắt, thấy trong hư-không có các hoa
đốm, hoặc mặt trăng thứ hai. Thật ra trong hư-không chẳng có
hoa đốm hay mặt trăng thứ hai, nhưng vì người nhặm con mắt
vọng-chấp. Bởi vọng-chấp, nên chẳng những không biết được
hư-không, mà lại thêm mê-lầm: Chấp thật có hoa đốm sanh. Vì
mê-lầm mà có sanh-tử luân-hồi, nên gọi là “Vô-minh”.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn nầy
Phật chỉ rõ cái “Vô-minh”. Vô-minh là những cái vọng-tưởng
điên-đảo che mờ tánh “Viên-Giác” (bản tâm thanh-tịnh).
- Bởi Vô-minh
vọng hiện ra có thân có cảnh rồi chúng-sanh trở lại chấp
thật-ngã thật-pháp, tạo ra vô-số nghiệp, mê-mờ chồng-chập, che
đậy tánh Viên-Giác! Vì thế mà nhiều kiếp sanh-tử luân-hồi,
trầm-luân trong biển khổ.
- Cũng như
người bị buồn ngủ (dụ cho Vô-minh) nổi lên, làm cho mê-mờ tánh
tỉnh-táo (dụ cho Viên-Giác); nhơn đó hiện ra cảnh chiêm-bao đủ
cả người và vật (hiện thế-giới và chúng-sanh), rồi cũng khóc
cũng cười, cũng mừng cũng giận, mỗi mỗi đều cho là thiệt cả,
nên luyến-ái triền miên, từ giấc chiêm-bao nầy tiếp-tục qua
giấc chiêm-bao khác, không biết chừng nào thức-tỉnh.
- Ðây là dụ
cho Vô-minh chồng-chập che mờ tánh “Viên-Giác” (Chơn-tâm).
-
5. Phật dạy “Vô minh” không có thật thể
- - Nầy
thiện-nam! Cái “Vô-minh” này không có thật thể (thật vật).
Như người ngủ chiêm-bao, thấy các cảnh vật, đến khi thức rồi,
thì cảnh vật kia không còn; và như người hết nhặm, thì các hoa
đốm trong hư-không tự tiêu-diệt. Lúc bấy giờ không thể nói
“thật có chỗ hoa diệt”, vì không thật có chỗ hoa sanh vậy.
- Tất cả
chúng-sanh ở trong cái “không sanh diệt” (tánh Viên-Giác) mà
vọng thấy có sanh-diệt, cho nên mới bị trầm luân trong biển
sanh-tử luân-hồi.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
Phật dạy: Tất cả chúng-sanh vẫn ở trong bản tánh Viên-Giác
thanh-tịnh không sanh không diệt, mà tự mình mê-mờ (Vô-minh)
vọng thấy có sanh-diệt, nên vĩnh kiếp triền-miên, luống chịu
trôi lăn trong biển sanh-tử luân-hồi, thật đáng thương!
- Nhưng “Vô-minh” là hư-vọng,
không có thật-thể, cho nên khi giác-ngộ rồi, thì nó tự hết.
Cũng như các “Tối”, vì nó không có thật-thể, nên khi “ Sáng”
đến, thì “Tối” tự mất. Nếu Vô-minh là vật có thật, như núi,
như sông v.v... thì không dễ gì làm tiêu nó được.
- Phật lại tỷ-dụ: Vô-minh như
chiêm-bao, không phải thật vật, nên khi thức rồi thì cảnh
chiêm-bao tự mất. – Vô-minh như mắt người bị nhặm, thấy
hoa-đốm lăng-xăng giữa hư-không khi hết nhặm rồi thì hoa đốm
liền tiêu.
-
6. Phật dạy tu theo “Viên giác”
- - Nầy
Thiện-nam, nhơn-địa tu-hành của Như-Lai là tu theo Viên-Giác.
Nghĩa là: biết các pháp đều hư-huyễn, như hoa đốm giữa
hư-không có người chịu sanh-tử luân hồi.
- Không phải phá hoại, làm cho
các pháp mất đi mà kêu là không, chính bản-tính của các pháp
nó tự không. Cái “biết (năng biết) các pháp không” đó, cũng
như hư-không. “Cái biết như hư-không”, cũng không luôn.
Nhưng không thể nói: “không có cái biết”. Phải dứt trừ hết cả
“có” và “không”, như thế mới gọi là “tùy thuận tánh Viên-giác”
(tu Viên-Giác).
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn nầy
Phật dạy tu theo “Viên-Giác”, có 5 từng bực:
- 1.
Từng bực thứ nhất, là quán các pháp đều hư-huyễn, như
hoa đốm giữa hư-không, nên không sanh tâm tham, sân, si. Ba
độc không sanh, thì ba nghiệp thân, khẩu, ý chẳng tạo nhiệp.
Vì không tạo nhiệp, nên không có cảnh luân-hồi và người bị
luân-hồi.
- 2.
Trên nói “cảnh bị biết” không, nói đến từng thứ hai là
“cái tâm hay biết” cũng như hư-không.
- 3.
Ðến từng thứ ba, là cái biết “cái tâm hay biết cũng như
hư-không” cũng không luôn.
- 4.
Sợ người lầm chấp cảnh-giới nầy không có cái biết, nên
đến từng thứ tư, Phật dạy tiếp: “không phải là không có cái
biết”.
- 5.
Ðến từng thứ năm, Phật dạy phải rời các vọng-chấp “có”
và “không”, mới nhập được tánh viên-giác.
-
7. Phật và Bồ
Tát đều tu theo “Viên Giác”
- Tại sao
thế? Vì trong Như-Lai-Tạng (Viên-Giác) không có sanh diệt,
không có thấy biết, như hư-không thường còn, chẳng lay động,
như tánh của pháp-giới viên-mãn khắp giáp cả mười phương.
- Ðây gọi là
chỗ nhơn-địa tu-hành của Như-Lai, các vị Bồ-tát cũng nhơn nơi
đây mà phát tâm thanh-tịnh tu theo Ðại-thừa. Chúng-sanh đời
sau cũng phải y theo đâu tu-hành, mới khỏi đọa vào tà-kiến.
-
LƯỢC GIẢI
-
Như-Lai-Tạng là tánh Như-Lai hàm chứa tất cả các pháp; cũng
gọi là “Viên-Giác”, cũng kêu là “Pháp-giới-tánh” (bản tánh của
các pháp). Nó viên-mãn khắp-giáp cả mười phương, không có
sanh-diệt và cũng không tri-kiến, như hư-không thường còn
chẳng lay động.
- Phật dạy:
Ðây là chỗ tu-hành của Như-Lai. Các vị Bồ-tát cũng nhơn nơi
đây phát tâm thanh-tịnh tu Ðại-thừa. Chúng-sanh đời sau cũng
phải y nơi đây tu-hành mới khỏi lạc vào tà-đạo.
- Ngài
Văn-Thù hỏi 2 câu:
- 1.
Nhơn-địa tu-hành của Như-Lai.
- 2.
Các vị Bồ-tát phát tâm Bồ-đề tu theo Ðại-thừa, làm sao
phá trừ được các vọng? Ðến đây Phật đã dạy xong.
-
8. Phật nói
bài kệ tóm lại các nghĩa trên
- Khi đó Ðức
Thế-Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, mà nói bài kệ rằng:
- Văn-Thù!
Ông phải biết:
- Chỗ
chơn-địa tu-hành
- Của các
đức Như-Lai
- Là dùng
trí Viên-giác
- Phá trừ
hết Vô-minh:
- Biết các
pháp hư-huyễn
- Thì khỏi
bị luân-hồi.
- Cũng như
người chiêm-bao,
- Thức rồi
cảnh mộng hết.
- Cái biết
cũng không còn
-
Sáng-suốt khắp mười phương (Viên-giác),
-
Bình-đẳng không chuyển-động,
- Tức thì
thành Phật-đạo.
- Các
huyễn diệt hết rồi,
- Thành
đạo cũng không thành:
- Xưa nay
tánh viện-mãn.
- Bồ-tát y
nơi đây,
- Phát tâm
đại Bồ-đề,
- Các
chúng-sanh đời sau,
- Tu đây
mới khỏi đọa.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðại ý bài
kệ nầy: Các Ðức Phật dùng trí Viên-Giác phá trừ Vô-minh.
Nghĩa là: biết muôn vật đều hư-huyễn, như hoa đốm giữa
hư-không, không sanh tâm nhiễm-trước, nên khỏi bị luân-hồi.
- Người được
giác-ngộ rồi cũng như người thức giấc chiêm-bao: các cảnh vật
đều không còn - Cảnh “bị biết” đã không, nên “cái biết” (năng
biết) cũng không. Vì năng và sở đều không nên tánh Viên-giác
mới hiện ra sáng-suốt chiếu khắp cả mười phương, bình-đẳng
không chuyển-động, như thể là “thành Phật”.
- Nói “thành
Phật” là tạm nói mà thôi, thật ra cũng không “thành”. Vì tánh
“Viên-Giác” của mỗi người đều sẵn có, chỉ trừ hết “Vô-minh”
rồi thì “Viên-Giác” tự hiện ra, chớ có gì đâu mà gọi là
“thành”.
- Cũng như
người có sẵn hòn ngọc trong túi, chẳng qua vì quên, nên in như
mất. Ðếu khi nhớ lại thì ngọc vẫn ở sẵn trong túi áo, chớ đâu
phải mới “đặng”. Bởi thế nên nói “thành đạo cũng không
thành”.
- Phật y theo
Viên-Giác nầy mà tu, Bồ-tát cũng y theo Viên-Giác nầy mà phát
tâm Bồ-đề, cho đến chúng sanh đời sau cũng phải y theo
Viên-Giác nầy tu-hành mới khỏi lạc vào tà-đạo.
--o0o--
|
|