-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Phật Học Phổ Thông
- --- o0o ---
-
- BÀI THỨ NĂM
- V. CHƯƠNG DI
LẶC BỒ TÁT
-
1. Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi Phật
-
2. Phật khen ngài Di Lặc Bồ tát
-
3. Phật dạy: Ái và Dục là gốc
rễ của sanh tử luân hồi
-
4. Phật trả lời câu hỏi: “Có
mấy loại chúng sanh luân hồi?”
-
5. Bồ tát hiện thân, không phải
do Ái dục, mà do lòng Ðại bi và Nguyện lực
-
6. Phật nói: có năm chủng tánh
-
7. Bồ tát thị hiện các hình
tướng và cảnh thuận nghịch để nhập thế độ sanh
-
8. Chỉ nguyện thành Phật, không
ở Nhị thừa và chớ gặp ngoại đạo tà sư.
-
9. Phật nói bài kệ tóm lại các
nghĩa trên
-
-
V. CHƯƠNG DI LẶC BỒ TÁT
-
1. Ngài
Di Lặc Bồ tát hỏi Phật
- Khi đó Ngài
Di Lặc Bồ tát ở trong Ðại chúng đứng dậy, đi quanh bên hữu của
Phật ba vòng và chấp tay kính cẩn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi
qùy thẳng bạch rằng:
- -Bạch đức
Ðại bi Thế tôn, Ngài đã vì các vị Bồ tát và Ðại chúng, mở kho
báu bí mật của Như Lai (Viên giác cảnh giới) và làm cho Ðại
chúng hiện tại cùng chúng sanh đời sau, được con mắt đạo sáng
suốt không lo sợ, phân biệt được việc tà chánh, hiểu sâu lý
luân hồi, đối với cảnh Ðại Niết bàn (niết bàn Ðại thừa) sanh
lòng tin chắc chắn, không còn khởi các vọng chấp, trở lại cảnh
giới luân hồi nữa.
- Bạch đức
Thế Tôn:
- 1. Các vị
Bồ tát và chúng sanh đời sau, làm sao đoạn được gốc rễ luân
hồi, để vào biển Ðại Tịch diệt của Như Lai?
- 2. Có
mấy loại chúng sanh luân hồi?
- 3. Có
mấy hạng người tu theo đạo Bồ đề của Phật?
- 4. Khi
Bồ tát nhập thế độ sanh, phải dùng những phương tiện gì để
giáo hóa chúng sanh?
- Cúi xin đức
Thế Tôn, rủ lòng đại bi cứu thế, chỉ dạy cho các vị Bồ tát
hiện tại và chúng sanh đời sau, khiến cho chúng sanh, gương
lòng được sáng tỏ, mắt trí huệ trong xanh, viên ngộ được “Tri
kiến vô thượng” của Như Lai.
- Ngài Di Lặc
Bồ tát thưa thỉnh như vậy ba lần, và kính cẩn lạy Phật rồi trở
lui.
-
LƯỢC GIẢI
- Vì trong
chương Kim Cang Tạng, Phật dạy: “Trước phải đoạn gốc rễ của
luân hồi từ vô thỉ”, nên chương này Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi:
“... Làm sao đoạn được gốc rễ luân hồi? VÀ có mấy loại chúng
sanh luân hồi?”
- Ðại ý đoạn
này Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi:
- 1.
Làm sao đoạn được gốc rễ luân hồi để vào biển Ðại Niết Bàn của
Như Lai?
- 2. Có
mấy loại chúng sanh luân hồi?
- 3. Có
mấy hạng người tu đạo Bồ đề của Phật?
- 4. Khi
Bồ tát nhập thế độ sanh, phải dùng những phương tiện gì thể
giáo hóa chúng sanh?
- Biển Ðại
Tịch diệt. -Tức là Niết bàn của Ðại thừa, rộng rãi bao la như
biển cả, đã thanh tịnh mà yên lặng nên gọi rằng “Tịch diệt”.
Ðủ cả bốn đức là: Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã và Chơn
tịnh. Cũng là một cái tên khác Viên giác hay chơn tâm.
- Ðức Di Lặc
Bồ tát. -Tiền thân: Trong vô số kiếp về trước, có Phật ra đời
hiệu là Ðại thông Trí Thắng Như Lai, lúc bấy giờ Ngài (đức Di
Lặc) và đức Phật Thích Ca (tiền thân) đồng phát tâm Bồ đề. Ðến
khi đức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng Minh ra đời, thì Ngài mới phát
tâm xuất gia nhưng tánh hay giải đãi, quen theo lối phong lưu
đài các, phóng túng, chẳng chịu thúc liểm tu hành, nên thành
Phật trễ sau đức Thích Ca, vào tiểu kiếp thứ mười.
- Về sau nhờ
đức Phật Thích Ca dạy cho pháp tu Duy thức, Ngài quán thấy
“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”
- Vì nhận
thấy giàu sang phú quý, danh vọng quyền tước... đều như bóng
trong gương như trăng dưới nước, do thức tâm biến hiện, nên
Ngài tảo trừ hết vọng tưởng say mê về hư vọng giả cảnh, trừ
tánh “biến kế sở chấp” trên “y tha”, ngộ được tánh “viên thành
thật” nên được Phật Thích Ca thọ ký cho Ngài sau sẽ thành Phật
ở thế giới Ta bà này.
- Thân hiện
tại của đức Di Lặc: Cách đây 2500 năm (544, trước T.L), khi
Phật Thích Ca giáng sanh tại Ấn Ðộ, thì Ngài hiện thân vào nhà
của Bà La Môn trên là Ba Bà Lợi ở về Nam Thiên Trúc, nhằm ngày
mùng một tháng giêng âm lịch. Họ của Ngài là A Dật Ða (không
ai hơn), tên Di Lặc (Từ Thị). Tên họ này tiêu biểu lòng từ
bi, hỷ xả vô biên của Ngài. Từ bao nhiêu kiếp cho đến ngày
thành Phật, Ngài cũng vẫn lấy hiệu là Di Lặc.
- Kinh Di Lặc
thượng sanh có nói: Ngày rằm tháng 2 (tháng 4 ta) sau khi nói
kinh này 12 năm, thì Ngài nhập diệt tại chỗ bản sanh, rồi Ngài
sanh lên nội viện cõi trời Ðâu suất để chờ khi thế giới này
giảm rồi tăn trở lại trong khoảng kiếp tăng, loài người hưởng
thọ tám vạn tuổi, lúc bấy giờ Ngài mới giáng xuống cõi này,
rồi sau đến ngồi gốc câyLong Hoa tu thành ngôi Chánh giác.
Ngài thành Phật rồi hóa độ chúng sanh vô lượng đến sáu vạn năm
mới nhập diệt.
- Hóa thân
của đức Di Lặc: Kinh chép “bồ tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài”:
Bồ tát lấy việc cứu độ làm lợi ích cho chúng sanh làm bổn phận
của mình. Ngài hiện ra nhiều thân để lẫn lộn với từng lớp
người đặng hóa độ chúng sanh. Trong các hóa thân của Ngài,
các Phật tử ở Tàu cùng ở Việt nam hiểu nhiều và thờ nhiều hơn
hết là thân Ngài Bố đại Hòa thượng. Ngài hiện thân làm một vị
Hóa thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa bên Tàu. Ngài
thường quảy cái đãy bằng vải đi khắp chợ búa xóm làng, ai cho
vật chi Ngài đều bỏ hết vào đãy mang đi. Ngài tụ họp các trẻ
con lại, rồi phân phát cho chúng bánh kẹo, giảng dạy Phật
pháp, trò chuyện rất vui thú, nên Ngài đi đến đâu thì các em
tụ họp đông đảo đến đó.
- Ngài thường
giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều mầu nhiệm lạ
thường. Lúc bấy giờ thiên hạ không ai hiểu đặng NGài là người
như thế nào cả, chỉ cùng nhau kêu là vị Bố Ðại Hòa Thượng (ông
hòa thượng mang đãy bằng vải). Ðến đời Lương niên hiệu Trịnh
Minh năm thứ ba, tháng ba, Ngài nhóm chúng lại tại chùa Nhạc
Lâm, rồi Ngài ngồi ngay thẳng nói bài kệ:
- Di Lặc
chơn Di Lặc
- Hóa thân
thiên bách ức
- Thời
thời thị thời nhơn
- Thời
nhơn giai bất thức
- (Di Lặc
thật là Di Lặc, biến hóa trăm ngàn ức thân, thường hiện trong
đời, mà người đời chẳng ai biết). Nóixong kệ rồi, Ngài an
nhiên nhập diệt. Kẻ tăng người tục đều cùng nhau đến lễ bái
cúng dường và dựng tượng Ngài thờ tại điện ở phía đông chùa
Nhạc Lâm bên Tàu.
- Vì căn cứ
theo ứng thân này, nên trong các chùa ở Tàu hay Việt Nam
thường thờ tượng Ngài Bố Ðại Hòa Thượng với vẻ mặt hiền từ hân
hoan, miệng cười vui vẻ, tượng trưng cho đức hoan hỷ. Người
béo bụng to, hay cầm cái đãy. chung quanh có sáu em bé đang
leo trèo lên mình Ngài, là tượng trưng cho lục tặc (sáu giặc)
khi đã bị Ngài hàng phục. Ðây là hóa thân trong trăm ngàn hóa
thân của đức Di Lặc Bồ tát.
- Tương lai
của đức Di Lặc: Hiện nay đức Di Lặc là một vị Bổ xứ Bồ tát
đang ở nội viện cung trời Ðâu suất, đợi đến khi thế giới này
hết kiếp giảm thứ 9 rổi, đến kiếp tăng thứ 10, trong lúc nhơn
loại hưởng thọ được trên tám vạn tuổi, lúc bấy giờ Ngài mới
gián sanh xuống cõi này, trong nhà của một vị Bà la môn tên là
Tu Phạm Ma, thân mẫu của Ngài tên Phạm Ma Bạt Ðề. Khi sanh ra
Ngài có nhiều tướng tốt, đức hạnh vẹn toàn, thông minh quán
chúng. Lớn lên NGài xuất gia tu hành đến núi Kê Túc để nhận
lãnh y bát của Ðức Phật Thích Ca, do Ngài Ma Ha Ca Diếp trao
lại, rồi sau Ngài đến ngồi dưới gốc cây Long Hoa dùng Kim Cang
trí trừ sạch vi tế vô minh, chứng đạo vô thượng Bồ đề.
- Ngài thuyết
pháp tại giảng đường Hoa Lâm dưới cây Long Hoa. Hội thứ nhất
độ được chính mươi sáu ức người thành A La Hán, hội thứ hai độ
chín mươi bốn ức người thành A La Hán, hội thứ ba độ chính
mươi hai ức người thành A La Hán. Htế nên gọi là “Long Hoa
tam bội”. Ngài thuyết pháp đến sáu vạn năm, hóa độ vô số
chúng sanh.
- *********
-
2. Phật khen Ngài Di Lặc Bồ Tát
- Khi ấy đức
Thế Tôn khen Ngài Di Lặc Bồ tát và dạy rằng:
- -Này Thiện
nam, quý lắm! Ông vì các vị Bồ tát hiện tại và chúng sanh đời
sau, thưa hỏi Như Lai những nghĩa lý cao siêu huyền diệu,
khiến cho các vị Bồ tát đều được con mắt trí huệ thanh khiết
và tất cả chúng sanh đời sau đoạn tuyệt được sanh tử luân hồi,
tâm ngộ thật tướng(1) và chứng được Vô sanh nhẫn(2).
Các ông nên chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ dạy.
- Khi ấy Ngài Di Lặc Bồ tát và
Ðại chúng đều vui mừng kính cẩn, vâng nghe lời Phật khai thị.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
Phật khen Ngài Di Lặc Bồ tát: Nhở lời ông hỏi, để Phật chỉ
giáo, nên khiến các vị Bồ tát hiện tại, mắt trí huệ được sáng
tỏ và chúng sanh đời sau cũng nhờ câu hỏi này mà vĩnh viễn ra
khỏi luân hồi.
-
(1) Thật tướng: Tướng chơn
thật, không hư vọng, không bị thời gian thay đổi, không gian
chuyển đổi, suốt xưa thấu nay, nó vẫn thường như; cũng một
biệt danh của “Viên Giác”.
-
(2) Vô sanh nhẫn: Chữ “Nhẫn” là
an nhẫn, an trụ hay là chứng. Chữ “vô sanh” là không sanh.
Nghĩa là: an trụ chỗ Ngã và Pháp không còn sanh khởi, tức là
an trụ “chơn tâm”
-
- ********
-
3. Phật dạy: Ái và Dục là gốc rễ của sanh tử luân hồi
- -Này Thiện
Nam! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ, đều do món “ân ái
và tham dục” cho nên mới bị sanh tử luân hồi. Tất cả chúngs
anh trong thế giới tóm lại có bốn loài:
- 1. Loài
sanh trứng
- 2. Loài
sanh con
- 3. Loài
sanh chỗ ẩm ướt
- 4. Loài
hóa sanh
- Các loại
chúng sanh này, đều do “dâm dục” mà tạo thành tánh mạng của nó
(nhứt thế chúng sanh giai dĩ dâm dục nhi chánh tánh mạng).
- Bởi thế,
nên các ông phải biết: gốc rễ của sanh tử luân hồi là “Ái” và
“Dục” vậy. Vì có “dục” cho nên mới sanh ra ái luyến, do
“luyến ái” nên mới sanh tử tử sanh, nối luôn không dứt.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
Phật chỉ ngay gốc rể của sanh tử luân hồi là “ân ái và tham
dục”. Chính như thân mạng của các chúngs anh đây, cũng đều do
dâm dục tạo thành.
- Bởi thân
mạng đã do ái dục sanh, nênthânm ạng còn thì ái dục còn, ái
dục còn thì thân mạng còn.
- Trong kinh Phật danh chép: “Có
ái dục thì sanh, ái dục hết thì diệt; cho biết gốc rễ của sanh
tử là tham ái (hữu ái tắc sanh, ái tận tắc diệt, cố tri sanh
tử, tham ái vi bổn).
- Trong kinh Niết bàn cũng nói:
“nhơn ái sanh ưu, nhơn ưu sanh bố, nhược ly tham ái, hà ưu hà
bố”. Nghĩa là: Vì tham ái nên mới sanh lo, nhơn lo mới sanh
sợ, nếu nguời lìa được ái dục rồi, thì có lo gì và sợ gì?
- Bốn lòai:
- 1.
Noãn sanh: loài sanh trứng, như loài chim, cá v.v..
- 2.
Thai sanh: loài sanh con, như loài người và thú v..v...
- 3.
Thấp sanh: loài sanh chỗ ẩm ướt, như lăng quăng, vi trùng
v.v...
- 4. Hóa
sanh: như loài nhộng hóa làm bướm, hoặc như loài địa ngục, ngạ
quỷ và chư Thiên v.v...
-
- ****
- -Này Thiện
nam! Nhơn ái luyến nên sanh ra “dục”, do dục nên mới có thân
mạng. Bởi thế, nên truy tầm đến cội gốc của nói, thi chúng
sanh ái luyến thân mạng tức là ái luyến “Dục”. Ái luyến dục
là “nhơn”, mà ái luyến thân mạng là “quả”.
-
LUỢC GIẢI
- Ngài Tôn
Mật nói: “Do cảnh dục trần bên ngoài nó trêu ghẹo, làm cho tâm
sanh ái luyến; do tấm ái luyến, cho nên mới sanh ra tham dục.
Vì tham dục nên tạo nghiệp, do tạo nghiệp nên mới thọ quả. hi
thọ quả khổ rồi trở lại tạo nghiệp nữa. Vì thế nên sanh tử
không cùng”.
-
- ********
-
4. Phật trả lời câu hỏi: “Có mấy loại chúng sanh luân hồi?”
- -Này Thiện
nam! Cảnh hồng trần có lắm điều xuôi ngược, nếu người khi gặp
nghịch cảnh, sanh tâm giận ghét, tạo ra các nghiệp dữ, thì đọa
vào Ðịa ngục, Ngạc quỷ và súc sanh.
- Nếu người
biết nhàm cảnh dục, ưa tạo nghiệp lành, chán chê ác nghiệp,
thì lại sanh về cõi người và cõi trời Dục giới.
- Còn những
người nhàm chê cảnh trần lao, ô nhiễm ở cõi Dục, tham ái cảnh
Túu thiền và Bát định của hai cõi trên, như thế cũng còn tư
dưỡng gốc tham ái, cho nên sanh về hai cõi hữu vi là “trời Sắc
giới” và “Vô sắc giới”.
- Các loại
chúng sanh trên đây, đều còn trong vòng sanh tử luân hồi, vì
còn các tham ái, nên chẳng thành Thánh đạo. Thến nên, chúng
sanh nào muốn thoát ly sanh tử luân hồi, thì trước phải đoạn
trừ các tham dục và tâm ái luyến.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn trêen
là Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi: “Có mấy loại chúng sanh luân hồi?”.
Ðến đoạn này Phật trả lời có ba loại chúng snah luân hồi:
- 1. Ác
nghiệp: Như Ðịa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh (nghiệp ác bực
thượng thì đọa vào địa ngục, nghiệp ác bực trung thì đọa làm
Ngạ quỷ, nghiệp ác bực hạ thì đọa làm súc sanh).
- 2. Thiện
nghiệp: - Ðây là nói về hữu lậu thiện. Như: Thiên, Nhơn và
Thần A Tu La (Nghiệp lành bực thượng thì sanh lên 6 cõi Trời
về Dục giới, nghiệp lành bực trung thì sanh về cõi Người,
nghiệp lành bực hạ thì sanh làm thần A Tu La)
- 3. Bất
động nghiệp (Thiền định) – Như cõi Trời Tứ Thiên và Tứ không.
Do tu thiền định mà được sanh về bốn cõi Thiền ở Sắc giới (1.
Ly, sanh hỷ lạc địa; 2. Ðịnh, sanh hỷ lạc địa; 3. Ly hỷ, diệu
lạc địa; 4. Xả niệm, thanh tịnh địa). Và bốn c õi Hông, ở cõi
Trời Vô sắc (1. Không vô xứ thiện; 2. Thức vô biên xứ thiên;
3. Vô sở hữu xứ thiên; 4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên)
- Ba loại chúng sanh này (ác
nghiệp, thiện nghiệp và bất động nghiệp) tuy có cao thấy, sang
hèn khác nhau, nhưng cũng đều còn ái và dục, chẳng qua thô hay
tế đó thôi. Ái dục còn tức là phiền não hữu lậu còn; vì
phiềnnão hữu lậu còn nên phải còn sanh tử luân hồi.
- Tóm lại, vì chúng sanh trong
ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) còn ái nhiễm nên
đều còn luân hồi cả.
- Kết thúc
đoạn này, Phật dạy một câu:
- “....Thế nên chúng sanh, muốn
ra khỏi sanh tử luân hồi, thì truơóc hết phải đoạn trừ ân ái
và tham dục” (Thị cố chúng sanh, dục thoát sanh tử, miễn chư
luân hồi, tiên đoạn tham dục, cập trừ ái khát).
- Phật dạy
Pháp tu ra khỏi sanh tử luân hồi, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi:
- “Phải đoạn ân ái và tham dục”
- Rất giản dị
và rõ ràng vô cùng. Thật là “khuôn vàng thước ngọc”, đáng làm
quy cũ cho muôn đời! Hành giả chỉ thực hành đúng như lời Phật
dạy đây, đó là Tu, Tu là đó rồi.
- Cũng như trong kinh Lăng
Nghiêm Phật dạy rằng:
- “...Dâm Tâm
bất trừ,
- Trần bất
khả xuất...”
- Nghĩa là:
Tâm nghĩ ngợi đến việc tham dục, nếu không dứt trừ, thì cảnh
hồng trần này không biết bao giờ ra khỏi.
-
5. Bồ tát
hiện thân, không phải do ái dục mà do lòng đại bi và nguyện
lực
- -Này Thiện
nam! Các vị Bồ tát hóa hiện thân hình ở trong thế gian, không
phải vì ái dục nhiễm ô như chúng sanh, mà gốc do lòng Từ bi và
đại nguyện cứu thế, nên đã hiện ra thân thamdục để vào sanh tử
hóa độ chúng sanh, khiến cho chúng sanh xả bỏ các ái dục.
-
LƯỢC GIẢI
- Vì sợ có
người hiểu lầm: Bồ tát củng có phụ mẫu, thê tử, v.v... tất
nhien phải có ái dục, nhiễm ô và cũng thật sanh tử như chúng
sanh, nên đoạn này Phật giải thích: Bồ tát do lòng từ bi và
đại nguyện cứu thế, nên hiện ra thân tham dục, để vào sanh tử,
đặng hóa độ chúng sanh, chớ không phải thật có tham dục và
sanh tử.
-
6. Phật
dạy: Có năm chủng tánh
- -Này Thiện
Nam! Nếu tất cả chúng sanh đời sau, bỏ được các tham dục, trừ
tâm thương ghét, dứt hẳn sanh tử luân hồi, nơi tâm được thanh
tịnh, cầu nhập cảnh giới Viên giác của Như Lai thì sẽ được ngộ
nhập.
- -Này Thiện
nam! Tất cả chúng sanh gốc từ vô minh tham dục, nên sanh ra
năm món tánh sai khác. Năm món tánh này là căn cứ theo việc
đoạn trừ hai chưóng có cạn và sâu mà phân định.
- Thế nào là
hai chướng?
- 1. Lý
chướng: làm chướng ngại chánh tri kiến
- 2. Sự
chướng: làm tiếp nối các sanh tử. Nếu đối với hai món chướng
này má hoàn toàn chưa đoạn thì gọi là chúng sanh
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn trên
NGài Di Lặc Bồ tát hỏi: “Có mấy hạng người tu theo đạo Bồ đề
của Phật?”. Ðến đoạn này Phật trả lời có năm hạng. Song năm
hạng này là căn cứ theo việc đoạn trừ hai chướng có cạn và sâu
của hành giả mà phân định.
- Lý chướng:
Chướng về Lý, cũng tên là “Sở tri chướng”, do chấp Pháp mà
sanh. Vì chấp pháp nên làm cho chướng ngại “Chơn như lý tánh”
không hiện bày; vì thế, nên nói “Lý chương là chướng ngại
chánh tri kiến của Phật”
- Sự chướng:
Chướng về sự, cũng gọi là “phiền não chướng, do chấp Ngã
sanh. Do các phiền não nên tạo ra các nghiệp vì tạo nghiệp
nênmới thọ luân hồi. Vì thế Phật nói: “Sự chướng làm tiếp nối
sinh tử luân hồi”.
- Bởi chấp
ngã nên khởi ra các phiền não làm chướng ngại Bồ đề. Bởi chấp
ngã nên sanh ra Sở tri chướng, làm phát tâm tu hành, đối với
hai món chướng này chưa đoạn được món nào, cho nên chỉ kêu là
“chúng sanh” mà không liệt vào trong năm chủng tánh.
-
- *********
- -Này Thiện
nam! Thế nào là năm chủng tánh?
- 1. Thinh
văn chủng tánh
- 2. Duyên
giác chủng tánh
- 3. Bồ
tát chủng tánh
- 4. Bất
định chủng tánh
- 5. Ngoại
đạo chủng tánh
-
-
1. Thinh Văn và
-
2. Duyên giác chủng tánh
- Nếu chúng
sanh nào đoạn tuyệt tham dục, trừ được sự chướng (ngã chấp)
nhưng lý chướng (pháp chấp) chưa đoạn, thì chỉ chứng đặng quả
Thinh văn và Duyên giác chớ chưa được an trụ cảnh giới Bồ tát.
- LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
nói về chủng tánh Thinh văn và Duyên giác, chung gọi là “nhị
thừa chủng tánh”.
- Ðành rằng
hai quả vị này đồng bỏ hẳn lòng tham dục, đồng phá được ngã
chấp, trừ sự chướng, đồng đoạn được sanh tử và cũng đồng chưa
trừ đượ clý chướng (pháp chấp) nhưng pháp tu củ ahai bên khác
nhau.
- -Một bên tu
pháp Tứ đế đoạn được sự chướng (ngã chấp) thì gọi là “thinh
văn chủng tánh”
- -Một bên tu
pháp “Thập nhị nhơn duyên đoạn được sự chướng (ngã chấp) thì
gọi là “Duyên giác chủng tánh”
- Ngài Tôn
Mật giải rằng: “Biết được khổ sanh tử, dứt trừ tâm leo chuyền,
thì gọi là trừ “sự chướng”, thật ra chưa có thể trừ được ba
món Tế” (ba món Tế, xem trong quyển Ðại thừa Khởi tin luận).
-
3. Bồ tát Chủng tánh
- -Này Thiện
nam! Nếu các chúng sanh đời sau, muốn vào biển Ðại Viên giác
của Như Lai, thì trước phải phát nguyện, siêng năng đoạn trừ
hai món chướng. Ðến khi hai món chướng đã nép phục, thì ngộ
vào cảnh giới Bồ tát.
- Nếu như khi
món chướng (ngã chấp, pháp chấp) đã haòn toàn diệt, thì vào
được cảnh gióoi Viên Giác mầu nhiệm của Như Lai, viên mãn quả
Bồ đề và đạt Niết bàn.
- LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
nói về bồ tát chủng tánh. Có chia làmhai thời kỳ:
- 1. Thời
ky hai chướng mới nép phục.
- 2. Thời
kỳ đoạn tuyệt hai chướng
- Hành giả từ
khi còn địa vị phàm phu, đang bị hai chướng (phiền não chướng
và Sở tri chướng) hoành hành, rồi trải qua giai đoạn giằng co,
cho đến lúc hai chướng bị nép phục, như thế mới vừa lên địa vị
Bồ tát. Khi lên địa vị Bồ tát, tiếp tục đoạn chướng, đến lúc
đoạn tuyệt được phiền não chướng (ngã chấp) thì đặng Bồ đề
(trí đức), đoạn tuyệt được sở tri chướng (pháp chấp) thì đặng
đại Niết bàn (đoạn đức). Hai chướng bị đoạn vĩnh viễn rồi,
thì đặng vào quả “Phật”.
- Tại sao lập
Bồ tát tánh mà không lập Như Lai tánh? Vì Bồ tát tu hành đến
lúc hoàn toàn rốt ráo, thì chứng quả vị Phật, nên không lập
thêm Như Lai tánh.
-
- **********
-
4. Bất định chủng tánh
- Thiện tri thức là
Thinh văn hóa độ, thì chúng thành Tiểu thừa; còn gặp thiện tri
thức là Bồ tát hóa độ thì chúng thành Ðại thừa. Nếu gặp Như
Lai dạy tu đạo vô thượng Bồ đề, thì chúng thành Phật thừa.
- LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
nói về “Bất định chủng tánh”. Nghĩa là chúng sanh này căn
tánh không nhất định Ðại thừa hay Tiểu thừa. Nếu gặp Thiện
tri thức thuộc vè Ðại thừa giáo hóa, thì chúng thành Ðại thừa;
còn gặp Thiện tri thức thuộc về Tiểu thừa giáo hóa thì chúng
thành Tiểu thừa.
- *******
-
5. Ngoại đạo chủng tánh
- -Này Thiện
nam! Có những chúng sanh đi tầm Thiện tri thức chỉ dạy đường
lối tu hành, nhưn glại gặp ngoại đạo tà sư dạy bảo,nên chúng
nó sanh ra tà kiến, hiểu ngộ không chơn chánh, thế gọi là
“Ngoại đạo chủng tánh”. Ðây không phải lỗi tại chúng sanh đó,
mà lỗi tại tà sư.
- Tóm lại,
chúng sanh tu Bồ đề, có năm món chủng tánh sai khác, như ta
vừa kể xong.
- LƯỢC GIẢI
- Ðoạn này
nói về “ngoại đạo chủng tánh”. Tuy chúng sanh này vẫn có tâm
tu hành, nhưng không gặp “thiện tri thức” giáo hóa, lại gặp
tà sư chỉ dạy, nên thành ngoại đạo.
- Vì sự hiểu
biết của chúng tà ngụy, không phải là chánh đạo, nên gọi là
“ngoại đạo”. Ngoại đạo chủng tánh, ở kinh khác gọi là “Xiễn
đệ chủng tánh”, nghĩa là “đoạn giống Phật”. Vì trong bốn
chủng tánht rên, tuy có Ðại thừa và Tiểu thừa khác nhau, nhưng
cũng đều “chánh ngộ”, duy có Ngoại đạo chủng tánh, sanh các tà
kiến, đoạn diệt chánh kiến, trái ngược với chánh nhơn thành
Phật cho nên gọi là “chúng Xiễn đề” (đoạn giống Phật).
-
7. Bồ tát
nhập thế độ sanh thị hiện các hình tướng và các cảnh thuận
nghịch
- -Này thiện
nam! Các vị bồ tát đều y bổn nguyện độ sanh của mình từ vô
thỉ và do lòng Ðại bi thanh tịnh(1) thúc đẩy nên
nhập thế độ sanh. Bồ tát dùng phương tiện thị hiện ra nhiều
hình tướng, khi thì hiện cảnh thuận, khi thì hiện cảnh nghịch,
có lúc lại lân la ở chung với chúng sanh và đồng làm các nghề
nghiệp như chúng sanh (Ðồng sự nhiếp) để tiện bề hóa độ, khiến
cho chúng sanh được thành Phật.
-
LƯỢC GIẢI
- Ðoạn trên
Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi Phật: “Khi bồ tát nhập thế độ sanh,
phải dùng những phương tiện gì để giáo hóa chúng sanh?”
-
(1) Ðại bi thanh tịnh: Bồ tát
do lòng từ bi rộng lớn thương xót chúng sanh mà hiện thân hóa
đạo, không phải vì danh và lợi v.v.. cho nên nói là “Thanh
tịnh”
-
- Ðại ý đoạn
này Phật trả lời: Bồ tát do bản nguyên độ sanh từ vô thỉ (bồ
tát dĩ lợi sanh vì bổn hoài), và lòng Ðại bi thanh tịnh thúc
giục, nên mới nhập thế độ sanh; không đồng như chúng sanh do
ái dục làm nhiễm ô và bị nghiệp lực lôi cuốn mà nhập thế.
- Bồ tát dùng
phương tiên, thị hiện ra nhiều hình tướng để độ sanh. Như Ngài
Quan Âm hiện 32 ứng thân, Ðức Di Lặc Bồ tát hiện thân Bố đại
Hòa thượng, hoặc có vị hiện thân Kim Cang, hiện thân Tiêu
Diện, Thập Diện, Thập Ðiện Minh vương, Ngưu đầu, Mã viện v.v..
có lúc hiện “Từ”, có lúc hiện “Oai” nên có câu:
- “Kim
Cang lộ mục sở dĩ hàng phục tứ ma
- Bồ tát
đê mi do thị ai từ ư lục đạo”
- Nghĩa là:
Thần Kim Cang trợn mắt là để hàng phục bốn ma. Bồ tát xủ mày
là vì thương chúng sanh trong 6 đạo. Bồ tát khi thị hiện
cảnh thuận: giảng dạy Pháp lành khuyên người tu học v.v.. có
lúc lại hiện cảnh nghịch như: hiện chảo dầu sôi, để độ ông Nan
Ðà tôn giả, hoặc dùng gọng xiềng đánh đập v.v.. để cho người
biết thức tỉnh hồi tâm. Cổ nhơn nói: “Người không gặp tai
nạn, thì chẳng biết hồi tâm hướng thiện”. (Nhơn vô vạn họa,
bất hồi đầu). Hay như Ngài Thiện Tài Ðồng Tử đi tham học với
Bà Tu Mật Nữ v.v..
- Bồ tá có
khi thị hiện lân la ở chung cùng với chúng sanh và đồng làm
các nghề nghiệp như chúng sanh (như Ngài Lục Tổ khi ở chung
với bọn thợ săn v.v... để lần hồi dẫn dắt chúng sanh trở về
Chánh Ðạo).
- Tóm lại,các
Bồ tát nhập thế độ sanh, đều do tâm đại bi làm chủ động, lấy
Ðại nguyện làm căn bản, dùng phương tiện có nhiều môn, tuy
không nhứt định, nhưng đại khái không ngoài Thuận và Nghịch.
Hoặc dùng lời giảng dạy (khẩu giáo hóa) hoặc hiện thân hóa độ
(thân giáo hóa), hoặc dùng đồng sự nhiếp, chung quy một mục
đích là khiến cho chúng sanh được giải thoát và thành Phật.
-
- *****
-
8. Chỉ nguyện thành Phật, không ở nhị thừa và chớ gặp ngoại đạo
- -Này Thiện
nam! Nếu chúng sanh đời sau, phát đại nguyện thanh tịnh của
Bồ tát, khởi tâm tăng tấn cầu nhập Viên Giác, thì phải phát
nguyện như vầy:
- Con nguyện
ngày nay, được gặp Thiện tri thức dạy con tu hành để nhập Viên
giác của Phật, chớ gặp tà sư ngoại đạo và Nhị thừa.
- Con y theo
bản nguyện tu hành, lần hồi dứt trừ các chướng. Khi các
chướng hết, nguyện viên mãn, thì con sẽ được vào thành lớn
Viên Giác, trang nghiêm tốt đẹp và lên cung điện thanh tịnh
giải thoát của Như Lai.
-
LƯỢC GIẢI
- Dại ý đoạn
này Phật dạy các chúng sanh đời sau, muốn cầu Viên Giác, thì
phải phát lời thệ nguyện: “Con nguyện chớ gặp tà sư ngoại đạo
và tiểu thừa chỉ lo tu ích kỷ tiêu cực không chịu hoằng pháp
lợi sanh. Con nguyện gặp Thiện tri thức Ðại thừa, tu lợi tha
tích cực, dạy bảo con tu hành được thành quả Phật”.
- Ngài Như Sơn nói: “Lý, tuy đốn
ngộ, nhưng về phần sự tướng thì phải lần lần diệt trừ” (lý tuy
đốn ngộ, sự nải tiệm trừ)
- Khi các chướng hết rồi, thì
đi, đứng nằm ngồi trong tất cả thời và tất cả chỗ, đều được
giải thoát. Ðó là cung điện giải thoát thanh tịnh và thành
Viên giác trang nghiêm của Như Lai.
-
- **********
-
9. Phật nói bài kệ, tóm lại các nghĩa trên
- Khi đó Ðức
Thế Tôn, muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nóibài kệ rằng:
- Di Lặc!
Ông nên biết:
- Tất cả
các chúng sanh
- Ðều do
tham dục vậy,
- Nên đoạ
vào sanh tử
- Chẳng
đặng đại giải thoát.
- Nếu
người đoạn thương ghét,
- Cùng với
tham, sân, si.
- Không
cần tu gì khác,
- Cũng đều
được thành Phật.
- Cầu
nguyện gặp Minh sư,
- Khai ngộ
được chơn chánh,
- Y theo
nguyện Bồ tát,
- Trừ
tuyệt hai món chướng,
- Ðược vào
đại Niết bàn
- Các Bồ
tát mười phương,
- Ðều bởi
lòng Ðại bi,
- Phát
nguyện vào sanh tử,
- Tùy loại
độ chúng sanh.
- Người tu
hành hiện tại
- Và chúng
sanh đời sau,
- Phải
đoạn trừ ái hoặc,
- Mới đặng
vào Viên Giác
-
LƯỢC GIẢI
- Bài kệ này
Phật gọi Ngài Di Lặc bồ tát mà dạy, đại ý như vầy: Tất cả
chúng sanh vì tham dục, nên bị sanh tử luân hồi,không được
giải thoát. Nếu ngưòoi đoạn tuyệt được tham, sân, si v.v..
thì được thành quả Phật. Thế nên người tu hành phải cầu Minh
sư khai ngộ, rồi y theo hạnh nguyện của Bồ tát mà đoạn trừ hai
chướng và cầu chứng quả Niết bàn của Phật.
- Các vị Bồ
tát ở mười phương đều do lòng Ðại bi thanh tịnh làm chủ động
và chí nguyện lợi tha thúc đẩy, nên không nỡ yên ở chỗ
thanhtịnh tu giải thoát mộtm ình, thích thú nơi cảnh tịch tịnh
lo phần ích kỷ như hàng Tiểu thừa; mà Bồ tát thệ nguyện nhập
thế độ sanh, lẫn lộn với trần lao để tùy duyên hóa độ. Không
sợ ô nhiễm, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc.
- Như Ngài
Ðịa Tạng Bồ tát nguyện rằng:
- “Chúng sanh
độ tận phương chứng Bồ đề
- Ðịa ngục vị
không thệ bất thành Phật”
- Tổ A Nan
cũng thệ rằng:
- “... Ngũ
trược ác thế thệ tiên nhập
- Như nhứt
chúng sanh vị thành Phật
- Chung bất ư
thử thủ Nê hoàn...”
-
--o0o--
|
|