-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- KHOÁ IX
- DUY THỨC HỌC
VÀ NHƠN MINH LUẬN
- TẬP NHỨT
LUẬN
ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT
THỨC QUI CỦ TỤNG
***
- BÀI THỨ
SÁU
A LẠI
DA THỨC (THỨC THỨ TÁM)
- --- o0o ---
- Thức này có
rất nhiều tên, khi đọc đến luận "A đà na thức" qýi vị sẽ hiểu
rõ. Nay chúng tôi chỉ kể sơ lược một vài tên.
- 1. Đệ bát
thức: Thức thứ tám. Vì theo thứ đệ: một là nhãn thức, hai là nhĩ
thức, cho đến thức thứ Tám là thức này, nên gọi là Đệ bát thức.
- của các
pháp. "Thức" là thể, mà "chứa" là dụng. Hiệp cả thể và dụng, nên
gọi là "thức chứa" (Tàng thức). Có 3 nghĩa:
- a. Năng tàng:
Năng chứa. Thức này co công năng chứa đựng và gìn giữ chủng tử
(hạt giống) của các pháp.
- b. Sở tàng:
Bị chứa. Thức này là chổ để chứa các pháp.
- c. Ngã ái
chấp tàng, gọi tắt là "chấp tàng": Thức thứ Bảy chấp kiến phấn
của thức này làm Ta và thường ái luyến.
- KHI Ở ĐỊA VỊ
PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
- 1. Ba cảnh:
Thức này chỉ duyên về "Vô bản chất tánh cảnh".
- 2. Ba lượng:
Thức này chỉ có "hiện lượng"
- 3. ba tánh:
Thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh".
- 4. Ba thọ:
Thức này chỉ có "Xả thọ".
- 5. Ba cõi:
Thức này tuỳ nghiệp lực dẫn sanh trong ba cõi.
- 6. Chín
Địa:Trong chín địa đều có thức này.
- 7. Tâm sở:
Thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành; song trong 5 thọ thì
nó chỉ có "Xả thọ".
- 8. Chín
duyên: thức này chỉ có 4 duyên: a. Căn (Mạt ma), b. Cảnh (Căn
thân, thế giới và chủng tử), c. Tác ý, d. Chủng tử.
- 9. Thể
(tánh): Vơi vơi không cùng (hạo hạo tam tàng bất khả cùng)
- 10. Tướng:
Thức này như vực sâu (uyên thâm thất lãnh cảnh vi phong).
- 11. Nghiệp
dụng: Thức này duy trì chủng tử căn thân, thế giới và làm chỗ để
thọ các pháp huân vào.
- KHI LÊN THÁNH
VỊ, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
- 1. Quán hạnh:
(Không có quán hạnh).
- 2. Đoạn hoặc
và chuyển thành trí: Khi lên "Bất động địa" (Bát địa) thì hành
giả đoạn được cu sanh Ngã chấp; lúc bấy giờ thức này bỏ cái tên
"Tàng thức". Đến Kim Cang đạo rồi, thì hành giả đoạn hết cu sanh
pháp chấp, không còn cảm thọ sanh tử, cho nên cũng không còn tên
là "Dị thục thức"; vì đến địa vị này thì các chủng tử hữu lậu đã
hết. Lúc bấy giờ thức này được gọi là "Vô cấu thức", và chuyển
thành Đại viên cảnh trí.
- 3. Chứng quả
và diệu dụng: Vì thức này đã thành Đại viên cảnh trí, nên chiếu
khắp mười phương các cõi nước nhiều như vi trần. Muốn cho người
học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư
có làm ba bài tụng để tóm lại các nghĩa trên như sau. Hai bài
tụng đầu nói thức này khi còn ở địa vị phàm phu, bài tụng thứ
ba, nói khi đã lên thánh quả.
- Bài tụng thứ
nhứt
- Tánh duy vô
phú ngũ Biến thành
- Giới, Địa tuỳ
tha nghiệp lực sanh
- Nhị thừabất
liễu nhơn mê chấp
- Do thử năng
hưng Luận chủ tranh
- Dịch nghĩa
- Vô phú
tánh và năm Biến thành
- Ba cõi,
chín địa tuỳ nghiệp sanh
- Nhị thừa
không rõ sanh mê chấp
- Bởi thế
nên chi Luận chủ tranh (cãi)
- LƯỢC GIẢI
- Trong ba
tánh, thức này thuộc về "Vô phú vô ký tánh". Trong 51 món tâm sở
thức này chỉ tương ưng với 5 món Biến hành, song trong 5 thọ thì
nó chỉ có Xả thọ. Tuỳ theonghiệp lực kéo dẫn, mà thức này sanh
trong ba cõi và chín địa. Hàng Nhị thừa không hiểu, chấp thức
này không có. Bởi thế nên Luận chủ dẫn rất nhiều bằng chứng
trong cácKinh Luận để tranh luận, chỉ rõ và quyết định phải có
thức thứ Tám này.
- ***
- Bài tụng thứ
hai
- Hạo hạo tam
tàng bất khả cùng
- Uyên thâm
thất lãng cảnh vi phong
- Thọ huân trì
chủng căn thân khí
- Khứ hậu lai
tiên tác chủng ông
- Dịch nghĩa
- Chơi vơi
ba tàng không cùng tột
- Vực sâu,
bảy sóng, cảnh làm gió
- Chịu huân,
trì chủng và thân cảnh
- Đến trước
đi sau làm chủ ông
- LƯỢC GIẢI
- Ba tàng là
Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Bởi thức này có công
năng duy trì các chủng tử, nên gọi là "Năng tàng". Vì thức này
là chỗ để chịu cho các pháp hiện hành huân vào, nên gọi là "Sở
tàng". Thức thứ Bảy chấp kiến phần của thức này làm Ngã, nên gọi
là "Ngã ái chấp tàng".
- Thể và dụng
của thức này sâu rộng vô cùng; hàng phàm phu và Nhị thừa không
thể thấu tột. Chúng hữu tình từ vô thỉ đến nay, cũng do thức này
mà sanh tử tương tục không cùng tột, nên trong bài tụng nói:
- "Vơi vơi
ba tàng không cùng tột".
- Biển tàng
thức rất là sâu rộng, gió bốn duyên (căn, cảnh, chủng tử và tác
ý) một phen thổi vào, thì sóng bảy thức nhấp nhô nổi dậy.
- Thức này có
công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các
phép hiện hành huân vào.
- Thức này làm
ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu
sanh thời nó lại đến trước.
- Cổ nhơn có
làm bài kệ, để tả trạng thái người chết, trong lúc thần thức sắp
rời thân xác, có thể kinh nghiệm biết người chết rồi được thăng
lên hay đọa xuống.
- Chánh văn
- Đảnh Thánh,
nhãn sanh Thiên
- Nhơn tâm, Ngạ
quỉ phúc
- Bàn sanh tất
cái ly
- Địa ngục
khước tâm xuất
- Dịch nghĩa
- Thánh đầu,
Trời tại mắt
- Người tim,
Ngạ quỉ bụng
- Súc sanh
hai chân xuống
- Địa ngục
bàn chân ra
- Bài tụng thứ
ba
- Bất động địa
tiền tài xả tạng
- Kim Cang đạo
hậu Dị thục không
- Đại viên vô
cấu đồng thời phát
- Phổ chiếu
thập phương trần sát trung
- Dịch nghĩa
- Đến Đệ bát
địa bỏ tên "Tàng"
- Chứng Kim
Cang đạo, không "Dị thục"
- Gương trí
không nhơ đồng thời phát
- Khắp chiếu
mười phương vô số cõi.
- LƯỢC GIẢI
- Hành giả khi
tới Bất động địa, tức là Bát địa trở lên, thì thức này mới xả
cái tên "Tàng thức" mà chỉ còn gọi là "Dị thục thức". Khi đến vị
Đẳng giác, được Kim Cang đạo, thì thức này không còn gọi tên là
"Dị thục" nữa. Vì lúc bấy giờ, các chủng tử hữu lậu cấu nhiễm đã
hết, nên thức này được đổi tên là "Vô cấu thức"; chỉ còn thuần
chủng tử vô lậu thanh tịnh, nên cũng được gọi là "Bạch tịnh
thức".
- Đến Kim Cang
đạo, thì thức này được gọi là "Vô cấu" và chuyển thành Đại viên
cảnh trí, nên trong bài tụng nói:
- "Đại viên
(trí) vô cấu (thức) đồng thời phát"
- trí Đại viên
này chiếu khắp cả mưởi phương thế giới nhiều như số cát sông
Hằng; và hiện ra Báo thân Phật và Hoá thân Phật để độ thoát
chúng sanh tột đến đời vị lai.
- Tóm lại, thức
thứ Tám này vì trải qua 3 giai đoạn, nên có 3 tên khác nhau:
- 1. từ phàm
phu cho đến mãn Thất địa, thì gọi thức này là Tàng thức (A lại
da) hay "Dị thục thức".
- 2. từ Bát địa
đến Đẳng giác, thì không còn gọi là "Tàng thức" nữa mà chỉ gọi
là "Dị thục thức".
- 3. Đến quả vị
Phật, thì tên "Dị thục" cũng không còn, mà chỉ gọi là "Vô cấu
thức" hay "Bạch tịnh thức".
- ***
- Muốn cho người học dễ nhớ hành
tướng và công năng của 8 thức tâm vương nên cổ nhân có làm bài
thơ rằng:
- Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá tối sinh ly
Ngũ cá môn tiền tố mãi mại
Nhứt cá gia trung tác chủ y.
- Dịch nghĩa
- Anh em tám chú một chàng si
(thức thứ Bảy)
duy có ý thức rất linh ly (khôn ngoan)
năm người ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)
làm chủ trong nhà Đệ bát y (thức thứ Tám)
--o0o--
|
|