-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- KHOÁ IX
- DUY THỨC HỌC
VÀ NHƠN MINH LUẬN
- TẬP NHỨT
LUẬN
ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT
THỨC QUI CỦ TỤNG
***
- BÀI THỨ
BẢY
II. TÂM
SỞ
(CÓ 51 MÓN)
- --- o0o ---
- "Tâm sở hữu
pháp" gọi tắt là "Tâm sở", nghĩa là pháp sở hữu của Tâm vương.
Tâm sở tuỳ theo Tâm vương mà khởi và giúp đỡ Tâm Vương để tạo
nghiệp (Dữ thử tương ưng cố)
- tâm sở có 51
món, chia lảm 6 loại:
- A. TÂM SỞ
BIẾN THÀNH (Có 5 món)
- Chữ "Biến
thành" nghĩa là đi khắp. Năm món Tâm sở này đi khắp 4 chỗ: 1.
Tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai), 2. Tất cả chỗ
(không gian: Ba cõi, chín địa), 3. Tất cả các thức (Tám thức Tâm
Vương), 4. Tất cả tánh (tánh lành, dữ và tánh không lành dữ).
- 1. Xúc: Tiếp
xúc, gặp gỡ. Tánh của Tâm sở này, hay làm cho Tâm Vương hoặc Tâm
sở tiếp xúc với cảnh. Nghiệp dụng của nó làm chổ nương cho Thọ,
Tưởng, Tư, ...để phát sanh.
- 2. Tác ý:
Mong khởi trái ý. Tánh của Tâm sở này hay đánh thức chủng tử của
Tâm vương, Tâm sở khiến cho sanh khởi. Nghiệp dụng của nó dẫn
tâm đến duyên tự cảnh.
- 3. Thọ: Lãnh
thọ. Tánh của Tâm sở này hay lãnh thọ những cảnh thuận, nghịch
và cảnh không thuận nghịch. Nghiệp dụng của nó là mong muốn. Như
gặp cảnh thuận thì muốn hiệp, gặp cảnh nghịch thì muốn lìa và
muốn cảnh không thuận nghịch. Nói lại cho dễ hiểu là thọ cảnh
vui, buồn và cảnh bình thường.
- 4. Tưởng: Nhớ
tưởng. Tánh của Tâm sở này hay tưởng hình tượng của cảnh vật.
Nghiệp dụng của nó là bịa đặt ra những danh từ để kêu gọi. Như
tưởng hình tướng trắng, mõng và vuông, rồi tuỳ theo đó mà đặt ra
cái tên là "tờ giấy".
- 5. Tư: lo
nghĩ. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm lo nghĩ tạo tác. Nghiệp
dụng của nó là sai tâm làn những việc lành, dữ hoặc không phải
lành dữ.
- B. TÂM SỞ
BIỆT CẢNH (Có 5 món):
- Chữ "Biệt
cảnh" là mỗi cảnh riêng khác. Năm món Tâm sở này, mỗi món duyên
mỗi cảnh riêng khác.
- 1. Dục: Mong
muốn. Tánh của Tâm sở này là hằng mong muốn duyên những cảnh vui
thích. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho "siêng năng".
- 2. Thắng
giải: Hiểu biết rõ ràng. Tánh của Tâm sở này, hiểu biết rõ ràng
không có nghi ngờ. Nghiệp dụng của nó là quyết định không chuyển
đổi.
- 3. Niệm:Nhớ.
Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm ghi nhớ rõ ràng những cảnh đã
qua. Nghiệp dụng của nó, làm chỗ nương cho Định.
- 4. Định:
Chuyên chú. Tánh của Tâm sở này, khiến cho tâm khi đối với cảnh,
chuyên chú không tán loạn. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương cho
Trí; vì khi đối với cảnh, tâm chuyên chú không tán loạn, nên
sanh ra Trí.
- 5. Huệ: Sáng
tỏ. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh sáng suốt lựa chọn.
Nghiệp dụng của nó, dứt nghi ngờ. Trong khi đối với cảnh, vì có
Huệ suy xét, nên quyết định không còn nghi ngờ.
- C. TÂM SỞ
THIỆN (Có 11 món)
- Chữ "Thiện"
là hiền lành. Bản tánh của 11 Tâm sở này, hiền lành và làm lợi
ích cho chúng sanh.
- 1. Tín: Tin.
Tánh của Tâm sở này, tin chịu những gì có thật (chơn thật), Đức
(hình dung), Năng (nghiệp dụng) và làm cho Tâm được thanh tịnh.
Nghiệp dụng của nó: đối trị Bất tín và ưa việc lành.
- 2. Tinh tấn:
Tinh chuyên và tấn tới. Tánh của Tâm sở này, siêng năng đoạn các
việc dữ, làm các việc lành. Nghiệp dụng của nó đối trị giải đãi
và làm viên mãn việc lành.
- 3. Tàm: Tự
xấu hổ. Tánh của Tâm sở này, mỗi khi làm điều gì quấy, tự mình
xấu hổ; kính trọng người hiền và ưa việc phải. Ngiệp dụng của
nó: đối trị "tâm không biết xấu hổ" và ngăn ngừa việc dữ.
- 4. Quý: Thẹn
với người. Tánh của Tâm sở này, khi mình làm điều gì quấy, thấy
người thẹn thùa; không chịu gần người ác, chẳng làm việc dữ.
Nghiệp dụng của nó: đối trị "tâm không biết thẹn" và ngăn làm
việc ác.
- 5. Vô tham:
không tham lam. Tánh của Tâm sở này, không tham lam, cảnh dục
lạc trong tam giới. Nghiệp dụng của nó: đối trị lòng "tham" và
ưa làm việc lành.
- 6. Vô sân:
Không sân hận. Tánh của Tâm sở này, khi đối với cảnh trái
nghịch, không nóng giận. Nghiệp dụng của nó: đối trị "sân hận"
và ưa làm việc lành.
- 7. Vô si:
Không si mê. Tánh của Tâm sở này, khi đối với sự lý, hiểu biết
rành rõ không mờ ám. Nghiệp dụng của nó: đối trị "si mê" và ưa
làm việc lành.
- 8. Khinh an:
Nhẹ nhàng, thư thới. Tánh của Tâm sở này, làm cho thân tâm nhẹ
nhàng khoan khoái, xa lìa những gì nặng nề bực bội. Nghiệp dụng
của nó: đối trị "Hôn trầm".
- 9. Bất phóng
dật:Không buông lung, phóng túng. Tánh của Tâm sở này là phòng
ngừa việc ác, làm việc lành và không phóng túng. Nghiệp dụng của
nó: làm viên mãn việc lành ở thế gian, xuất thế gian và đối trị
"Buông lung".
- 10. Hành xả:
Làm rồi không chấp trước. Tánh của Tâm sở này, khi làm các việc
phước thiện, không chấp trước, khiến tâm an trụ nơi vô công
dụng. Nghiệp dụng của nó: đối trị "Trạo cử" và làm cho tâm an
trụ nơi yên tịnh.
- 11. Bất hại:
Không làm tổn hại. Tánh của Tâm sở này không làm tổn hại tất cả
chúng hữu tình. Nghiệp dụng của nó: Từ bi thương xót loài vật và
đối trị "Tổn hại".
- D.CĂN BẢN
PHIỀN NÃO (Có 6 món)
- Sáu món phiền não này thuộc về
ác. Nó làm cội gốc sanh ra các phiền não chi mạc, nên gọi là
"Căn bản".
- 1. Tham: Tham
lam. Tánh của Tâm sở này tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa
thích; như tài sắc, danh vọng,...Nghiệp dụng của nó: làm chướng
ngại "Vô tham" và sanh tội khổ.
- 2. Sân: Nổi
nóng. Tánh của Tâm sở này, giận ghét những cảnh trái nghịch.
Nghiệp dụng của nó: làm cho thân tâm không yên ổn, chướng ngại
tánh "Vô sân" và sanh các tội lỗi.
- 3. Si: Ngu
si, hoặc gọi là "Vô minh" (không sáng suốt). Tánh của Tâm sở này
là mê muội, không biết hay dở,phải quấy. Nghiệp dụng của nó sanh
ra các pháp tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si".
- Ba món phiền
não tâm sở (Tham, Sân, Si) này, làm chướng ngại ba món Vô lậu là
Giới, Định và Huệ.
- 4.Mạn: Khinh
mạn. Tánh của Tâm sở này, ỷ tài năng hoặc thế lực của mình,
khinh dễ ngạo mạn người. Nghiệp dụng của nó làm nhơn sanh ra tội
lỗi và chướng ngại tánh "không khinh mạn".
- 5. Nghi: Nghi
ngờ, do dự. Tánh của Tâm sở này, nghi ngờ không tin những việc
phải, chơn chánh. Nghiệp dụng của nó làm trở ngại việc lành và
chướng ngại tánh "không nghi".
- không đúng
chánh lý. Nghiệp dụng của nó gây tạo tội khổ và chướng ngại
những hiểu biết chơn chánh.
- Ác kiến này
có 5 món:
- 1. Thân kiến:
Chấp Ta (Ngã).
- 2. Biên kiến:
Chấp một bên, hoặc chấp Ta chết rồi mất hẳn (chấp đoạn), hoặc
chấp Ta chết rồi còn hoài (chấp thường).
- 3. Tà kiến:
Chấp tà, mê tín, dị đoan.
- 4. Kiến thủ:
Chấp cứng chỗ hiểu biết của mình là đúng, mặc dù có người biết
sai, chỉ bảo lại cũng không nghe.
- 5. Giới cấm
thủ: Chấp giữ theo những giới cấm không chơn chánh của ngoại
đạo. Nói rộng ra là chấp theo những tục lệ không hay.
--o0o--
|
|