-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Phật
Học Phổ Thông
- KHOÁ IX
- DUY THỨC HỌC
VÀ NHƠN MINH LUẬN
- TẬP NHỨT
LUẬN
ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT
THỨC QUI CỦ TỤNG
***
- BÀI THỨ
CHÍN
G. BẤT
ĐỊNH TÂM SỞ
(Có 4
món)
- --- o0o ---
- Bốn món Tâm
sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định".
- 1. Hối: ăn
năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị
danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua.
Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.
- Aên năn có
khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si
đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Aên năn: Vừa rồi
sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác.
- 2. Miên: Ngủ.
Tánh của Tâm sở nàylàm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp
dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiệm mà
cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe
kinh hay niệm Phật là ác.
- 3. Tầm: Tìm
cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường
hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức
(ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho
thân tâm chẳng yên.
- 4. Tư: Chính
chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp.
Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh
khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên.
- Tóm lại, tất
cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ
hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tam Vương và 51
món Tâm sở này.
- ***
-
III. SẮC PHÁP
-
(Có 11 món)
- sắc pháp là
thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình
sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ,
trắng, vàng, ...
- sắc có 11 món
là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6
trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và
pháp trần.
- Sắc pháp là
tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh
cố).
- 1. Nhãn căn:
Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát
sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở
bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài,
gọi là "Phù trần căn".
- Hình tướng
của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.
- 2. Nhĩ căn:
Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó
hay nghe các tiếng.
- 3. Ty căn: Lỗ
mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp
dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.
- 4. Thiệt căn:
Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng
của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi.
- 5. Thân căn:
Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm
chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như
nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...
- 6. Sắc trần:
cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi
bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5.
Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12.
Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18.
Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc
rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu
ra được), 25. Sắc hư không.
- 7. Thinh
trần: Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng:
cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý,
3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5.
Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng
cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng
trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9.
Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do
Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có
thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không
thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như
thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.
- 8. Hương
trần: Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2.
Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hơi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh
hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự
biến đổi mà sanh.
- 9. Vị
trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị
chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vịlạt, 7. Vị vừa ý,
8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh,
11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh.
- 10. Xúc trần: Xúc, cảnh bị biết
của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa,
5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh,
12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức
lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh,
25. Chết, 26. Ốm.
- 11. Pháp
trần: Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thứic.
Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng,
cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại
bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó lsà pháp trần. Trong Duy
thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị
biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại:
- 1. Cực lược
sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.
- 2. Cực hánh
sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù.
- 3. Định quả
sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi
nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...
- 4. Vô biểu
sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh
thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn
sanh).
- 5. Biến kế sở
chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.
--o0o--
|
|