Phật Học Phổ Thông
KHOÁ X - XI
LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
DỊCH NGHĨA VÀ
LƯỢC GIẢI
MỤC LỤC
THÔNG BẠCH
Các loại
sách của tôi phiên dịch hoặc sáng tác đều không giữ bản quyền.
Song, Quí vị nào muốn ấn tống, xin theo bản sửa chữa cuối cùng
cua tôi. Nếu vị nào muốn sửa đổi nội dung hay hình thức hoặc in
để phát hành (bán) đều đều phải được sự chấp thuận của tôi
Sa môn THÍCH THIỆN HOA
LỜI DỊCH GIẢ
Chúng tôi
tường không cần phải giới thiệu dài dòng, chắc độc giả cũng đã
biết rằng bộ Luận "Đại thừa Khởi Tín" là một trong số những bộ
Luận có một nội dung hàm súc, sâu sắc nhứt và một lối lý luận
rốt ráo bén nhọn và tế nhị nhứt. Vì lẽ đó nên chúng tôi đã khổ
công rất nhiều, trong khi đem dịch Luận này. Lần đầu chúng tôi
đã dịch hơn phân nữa bộ, nhưng vì thấy nhiều đoạn chưa được vừa
ý, nên chúng tôi đã bỏ tất cả, và dịch lại lần thứ hai. Tính tất
cả hai lần dịcu thuật, thời gian trên một năm (từ tháng 11 năm
Canh Tý đến tháng 12 năm Tân Sửu, tức là từ năm 1960 đến năm
1962).
Bộ luận
này do Bồ Tát Mã Minh soạn ra bằng chữ Phạn. Những nhà dịch giả
có danh tiếng, đã dịch sanh chữ Hán. Chúng tôi că cứ vào bản
dịch bằng Hán văn của Ngài Chơn đế Tam tạng Pháp sư, để dịch
sang chữ Việt. Về Phần chú giải, thì sau khi tham khảo nhiều bản
khác nhau của các dịch giả Trung hoa, chúng tôi đã căn cứ một
phần lớn vào bản trực giải của Ngài Đức Thanh, mà chúng tôi nhận
thấy rõ ràng và gọn gàng hơn hết.
Tuy thế,
trong khi phiên dịch sang Việt ngữ, để cho ý luận được biểu lộ
rõ ràng, gãy gọn và mạch văn thích hợp với cú pháp Việt Nam, nên
có nhiều đoạn, chúng tôi chỉ dịch cho rõ ý, hoặc đảo ngược trước
sau, hoặc thêm bớt một vài chữ. Mong quý độc giả thông cảm mà
lượng thứ cho.
Nói riêng
về chương trình Phật học phổ thông, mà Ban Hoằng pháp Phật giáo
Nam Việt đã chủ trương từ trước đến nay, thì bộ luận này thuộc
về khóa thứ IX; nhưng sau khi phiên dịch và giảng dạy, chúng tôi
nhận thấy, vì ý nghĩa thâm sâu của nó nên sắp vào khoá thứ X và
XI, thì mới đúng trình độ, lợi ích cho độc giả và những vị theo
học các lớp Phật học Phổ thông.
***
Thưa quý
vị độc giả,
"Lời của
dịch giả", đến đây có thể xem như đã chấm dứt. Nhưng chúng tôi
xin phép quý vị, để nói thêm lên đây lòng nguyện ước thiết tha
của chúng tôi trước khi dừng bút:
Trong khi
chúng tôi đang dịch thuật bộ Luận này, thì Bổn sư chúng tôi là
Hoà thượng Thích Khánh Anh, nguyên Thượng Thủ Giáo hội Tăng già
toàn quốc kiêm cố Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, viên
tịch. Trong nỗi niềm đau xót lớn lao trước một cái tang chung và
riêng ấy chúng tôi rất ngậm ngùi và nhớ tưởng lại hồng ân của
Bổn sư, người đã hướng dẫn và thúc đẩy chúng tôi trong công tác
phiên dịch này.
Vậy, hôm
nay công việc dịch thuật đã xong xuôi, chúng tôi kính cẩn dâng
công đức này hồi hướng lên Giác linh Bổn sư chúng tôi sớm đăng
Phật địa, ngõ hầu báo đáp hồng ân pháp hóa trong muôn một.
CHÙA PHƯỚC HẬU TRÀ ÔN
Dịch xong ngày khởi công
trùng tu chùa Phước Hậu
(Ngày Phật thành đạo năm Tân
Sửu, nhằm ngày 13/1/1962).
Sa môn THÍCH THIỆN HOA.
***
LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
BÀI KỆ QUY
KÍNH TAM BẢO
Chương thứ nhất
: Phần Nhơn duyên
Chương thứ hai
: Phần Định danh nghĩa
Chương thứ ba :
Phần Giải thích
Chương thứ tư :
Phần Tín tâm, Tu hành.
Chương thứ năm
: Phần Lợi ích và khuyến tu
BÀI KỆ HỔI
HƯỚNG
**
Chương thứ
nhứt: PHẦN NHƠN DUYÊN
Vì tám nhơn
duyên nên Bồ Tát tạo ra Luận này.
Chương thứ hai
: PHẦN ĐỊNH DANH NGHĨA
A. Pháp Đại
thừa
I. Tướng Chơn
như
II. Tướng Sanh diệt
B. Nghĩa Đại
thừa
I. Thể chất lớn
II. Hình tướng
lớn
III. Diệu dụng
lớn
Chương thứ
ba : PHẦN GIẢI THÍCH, Chia làm ba:
A. Nói rõ nghĩa
chánh (10 bài)
B. Đối trị các
chấp sai lầm (1 bài)
C. Phân biệt
hành tướng phát tâm đến Đạo (2 bài)
A. NÓI VỀ
NGHĨA CHÁNH, có 3phần
I. Tâm Chơn như
(Chơn tâm)
II. Tâm Sanh
diệt (Thức A lại da)
III. Trở về
Chơn như .
I. NÓI VỀ TÂM
CHƠN NHƯ, có 2 nghĩa:
1. Thật không
(không có các pháp nhiễm ô)
2. Thật có (có
các công đức thanh tịnh)
II.NÓI VỀ TÂM
SANH DIỆT (THỨC A LẠI DA), có 2 nghĩa:
1. Nghĩa "Giác"
(Chơn)
2. Nghĩa "Bất
giác" (mê: vọng)
1. Nói về nghĩa
"Giác", có 5 tên:
a. Bản giác
(tánh Phật saün có)
b. Bất giác
(mê:vô minh)
c. Thỉ giác
(mới giác ngộ)
d. Phần giác
(giác ngộ từng phần)
e. Cứu cánh
giác (giác ngộ rốt ráo)
Thỉ giác có 4
lớp, từ Thô đến Tế:
1. Giác ngộ
niệm "Diệt"
2.Giác ngộ niệm
"Dị"
3. Giác ngộ
niệm "Trụ"
4. Giác ngộ
niệm "Sanh"
Bản giác có 2
tướng và 4 nghĩa:
Hai tướng
1. Tướng Trí
tịnh
2. Tướng nghiệp
dụng bất tư nghị
Bốn nghĩa
1. Như thật
không
2. Nhơn huân
tập
3. Pháp xuất ly
4. Duyên huân
tập
2. Nói về nghĩa
"Bất giác" (mê: vô minh)
Phân làm 11
phần:
a. Tam tế (ba
tướng vi tế)
b. Lục thô (sáu
món Thô)
c. Hai tướng
(đồng và khác)
d. Ý tương tục
(có năm thứ)
e. Ý thức
g. Tâm nhiễm ô
(có 6 lớp)
h. Tâm nhiễm ô
và vô minh khác nhau thế nào?
i. Ba tướng
nhiễm ô sanh diệt
k. Bốn món huân
tập
l. Chơn như và
vô minh, thỉ và chung
m. Ba đại nghĩa
của tâm
Nói về Tam tế
1. Nghiệp tướng
2. Chuyển tướng
3. Hiện tướng
Nói về Lục thô:
1.Trí tướng
2.Tương tục
tướng
3.Chấp thủ
tướng
4.Kế danh tự
tướng
5.Khởi nghiệp
tướng
6.Nghiệp hệ khổ
tướng
Nói về 2 tướng.
"Giác" và "Bất giác" đều có hai tướng
1. Đồng (đồng
thể)
2. Khác (khác
tướng)
Nói về "Ý tương
tục", có 5 tên:
1. Nghiệp thức
(nghiệp tướng)
2. Chuyển thức
(chuyển tướng)
3. Hiện thức
(hiện tướng)
4. Trí thức
(Trí tướng)
5. Tương tục
thức (tương tục tướng)
Nói về "Ý thức"
có 3 tên:
1. Ý thức
2. Phân ly thức
3. Phân biệt sự
thức
Nói về "tâm
nhiễm ô", có 6 lớp:
1. Nhiễm ô chấp
trước (chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng)
2. Nhiễm ô bất
đoạn (Tương tục tướng)
3. Nhiễm ô phân
biệt (Trí tướng)
4. Nhiễm ô cảnh
sắc (Hiện tướng)
5. Nhiễm ô năng
phân biệt (Kiến tướng)
6. Nhiễm ô về
nghiệp (Nghiệp tướng)
Nói về tâm
nhiễm ô và Vô minh khác nhau:
Tâm nhiễm ô là
phiền não, chướng, làm chướng ngại căn bản trí.
Vô minh là sở
tri chướng, làm chướng ngại sai biệt trí
Nói về 3 tướng
nhiễm ô sanh diệt:
1. Tướng sanh
diệt thô
2. Tướng sanh
diệt vừa
3. Tướng sanh
diệt vi tế
Nói về 4 món
huân tập:
1. Chơn như
huân tập
2. Vô minh huân
tập
3. Nghiệp thức
huân tập
4. Cảnh giới hư
vọng huân tập
Nói về cảnh
giới hư vọng (sáu trần) huân tập:
Cảnh giới huân
tập làm tăng trưởng vọng niệm
Cảnh giới huân
tập làm tăng trưởng chấp thủ
Nói về vọng tâm
(Nghiệp thức) huân tập:
Vọng tâm huân
tập lại căn bản vô minh
Vọng tâm huân
tập chi mạt vô minh
Nói về vô minh
huân tập:
Căn bản vô minh
huân tập vào chơn như
Chi mạt vô minh
huân tập vào vọng tâm
Nói về chơn như
huân tập:
Thể tướng chơn
như huân tập
Diệu dụng chơn
như huân tập
Lại chia hai
phần nữa:
Chưa chứng nhập
chơn như
Đã chứng nhập
chơn như, được hai trí
Căn bản trí (vô
phân biệt trí)
Hậu đắc trí
(sai biệt trí)
Nói về Chơn như
và vô minh, thỉ và chung:
Chơn như vô thỉ
vô chung
Vô minh vô thỉ
hữu chung
Nói về ba đại
nghĩa của tâm:
Thể rộng lớn
của Tâm: Tâm bình đẳng không vọng
Tướng rộng lớ
của Tâm: Đủ hằng sa công đức
Dụng rộng lớn
của Tâm: Báo thân, Ứng thân và Y báo trang nghiêm
(đã hết nghĩa
Bất giác)
III. TRỞ VỀ
CHƠN NHƯ:
Không khởi vọng
niệm thì trở về Chơn như.
(Hết phần thứ
nhứt (Nói rõ nghĩa chánh) trong chương thứ ba (Phần Giải
thích) của Luận này).
B. ĐỐI TRỊ CÁC
CHẤP SAI LẦM
I. CHẤP NGÃ, CÓ
5 THỨ:
1. Chấp hư
không là chơn tánh của Như Lai.
2. Chấp Chơn
như hay Niết bàn không có chi hết.
3. Chấp Như Lai
tạng có các hình tướng sai khác.
4. Chấp Như Lai
tạng có đủ các pháp nhiễm ô.
5. Chấp chúng
sanh có thỉ, chư Phật có chung.
II. CHẤP PHÁP:
Chấp thật có vũ
trụ và vạn hữu
C. PHÂN BIỆT
HÀNH TƯỚNG PHÁT TÂM ĐẾN ĐẠO. _ Ba món phát tâm:
I. Tin hoàn
toàn mà phát tâm.
II. Hiểu biết
và làm mà phát tâm.
III. Chứng nhập
chơn như mà phát tâm.
I. NÓI VỀ TÍN
HOÀN TOÀN MÀ PHÁT TÂM:
1. Ba món Tâm
trong Tín vị:
a. Trực tâm
b. Thâm tâm
c. Đại bi tâm
2. Bốn món
phương tiện:
a. Phương tiện
căn bản
b. Phương tiện
ngăn ngừa các việc tội ác.
c. Phương tiện
làm phát sanh các việc lành
d. Phương tiện
Đại nguyện và Bình đẳng.
3. Tám tướng
thành Đạo:
a.Giáng sanh
b.Nhập thai
c.Ở trong thai
d.Sanh ra
đ. Xuất gia
e. Thành đạo
g. Thuyếp pháp
h. Nhập Niết
bàn.
II. NÓI VỀ HIỂU
BIẾT VÀ LÀM MÀ PHÁT TÂM:
1. Bồ Tát biết
tự tánh mình không có lục tệ:
a)Không tham
lam
b)Không nhiễm ô
c)Không sân hận
d)Không giải
đãi
đ)Không tán
loạn
e)Không si mê
2. Bồ Tát tu
lục độ
a)Bố thí
b)Trì giới
c)Nhẫn nhục
d)Tinh tấn
đ) Thiền định
e) Trí huệ
III. NÓI VỀ
CHỨNG NHẬP CHƠN NHƯ MÀ PHÁT TÂM:
Bồ Tát khi nhập
chơn như, rồi khởi dụng độ sanh:
1. Chơn tâm tức
là thật trí.
2. Phương tiện
tâm tức là Quîền trí.
3. Nghiệp thức
tâm tức là Dị thục thức.
(Hết phần Giải
thích về chương thứ ba)
Chương thứ
tư:TÍN, TÂM, TU HÀNH, có 4 phần:
A. Bốn món Tín
tâm
B. Năm môn tu
hành
C. Các thứ ma
chướng
D. Mười điều
lợi ích tu Thiền
A. NÓI VỀ BỐN
MÓN TÍN TÂM:
I. Tin căn bản
(Phật tánh)
II. Tin Phật
III. Tin Pháp
IV. Tin Tăng
B. NÓI VỀ NĂM
MÓN TU HÀNH (Lục độ)
I. Bố thí
II. Trì giới
III.Nhẫn nhục
IV. Tinh tấn
V. Chỉ, Quán
(Định, Huệ).
C. NÓI VỀ CÁC
THỨ MA CHƯỚNG:
I. Ma hiện
Phật, Bồ Tát v.v...
II. Ma nói Pháp
III. Ma làm
hành giả hoặc điên
D. NÓI VỀ 10
ĐIỀU LỢI ÍCH TU THIỀN
Được mười
phương Phật, Bồ Tát bảo hộ v.v....
Chương thứ năm:
Nói về LỢI ÍCH và KHUYẾN TU
Học và tu theo luận này sẽ được lợi ích vô cùng: hành giả nên
tu theo luận Đại thừa này.