-
-
|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
-
Phật Học Phổ Thông
- KHOÁ XII
- KINH KIM
CANG
Dịch nghĩa và lược giải
- --- o0o ---
- Bài Thứ
7
-
PHẦN CHÁNH
TÔN (tt)
-
-
38. NGƯỜI THỌ TRÌ
KINH NÀY CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
[^]
- Phật dạy:
"Tu Bồ Đề ! Như Lai dùng Trí huệ Phật, thấy rõ ràng và biết
chắc chắn: đời sau nếu có người phát tâm thọ trì đọc tụng kinh
này, người ấy sẽ thành tựu công đức vô lượng vô biên".
- LƯỢC GIẢI
- Đầy là lần
thứ 6, Phật khuyến khích về công đức thọ trì kinh này.
- Kinh này
nghĩa lý cao siêu khác thường, quá tầm hiểu biết của người, sợ
người không hiểu và không tin thì sẽ mất lợi ích lớn, nên Phật
dạy: "Như Lai dùng Trí huệ Phật, thấy biết rõ ràng và chắc
chắn: sau này nếu có người thọ trì đọc tung kinh này, sẽ được
công đức vô lượng".
- Người hiểu
biết được nghĩa lý và thọ trì kinh này, người ấy sẽ ngộ được
kinh Kim Cang Bát Nhã, tức là đã trồng hạt giống Bồ Đề, tất
nhiên sẽ đặng quả Bồ Đề nên Phật nói: "được công đức vô
lượng".
- ***
-
39. CÔNG ĐỨC KINH
NÀY VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
[^]
- Phật dạy:
"Tu Bồ Đề ! Nếu có người nào, một ngày ba lần: Sớm mai, đem
thân mình nhiều như số cát sông Hằng để bố thí; Trưa, đem thân
mình nhiều như số cát sông Hằng để bố thí; Chiều, cũng đem
thân mình nhiều như số cát sông Hằng để bố thí. Bố thì như vậy
cho đến vô lượngtrăm ngàn muôn ức kiếp, phước đức của người
này vô lượng vô biên.
- Nếu có
người nghe kinh này, tin hiểu không nghi ngờ, thì người này
phước đức nhiều hơn người trước. Chỉ tin mà thôi còn được
phước đức như vậy, huống chi là thọ trì đọc tụng, hoặc phiên
dịch hay giảng dạy cho người. Tóm lại, công đức của kinh này
vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ 7, Phật tán thán công đức của kinh này không thể nghĩ bàn.
Người đem một thân mình bố thí đã khó, huống chi là nhiều
thân. Nhưng, giả sử có người đem nhiều thân mình ra bố thí,
mỗi ngày ba lần, sớm mai, trưa và chiều đều bố thí vô lượng vô
số thân mình, cho đến nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm và
nhiều kiếp đều bố thí như vậy, thì phước đức người này biết là
bao nhiêu.
- Nhưng, nếu
có người nghe kinh này, chỉ sanh lòng tin, không nghi ngờ, thì
phước đức còn nhiều hơn người trước, huống chi thọ trì đọc
tụng hoặc giảng dạy cho người khác.
- Tại sao
vậy?_ Vì người tin được kinh này là người đã ươm trồng hạt
giống Kim Cang Bát Nhã; thọ trì đọc tụng là huân tưởng hạt
giống Bát Nhã; giảng dạy cho người là làm cho người huân sanh
hạt giống Bát Nhã. Hạt giống Bát Nhã đã sanh trưởng thì thế
nào cũng được thành Phật. Bởi thế nên nguời tin thọ hoặc giảng
dạy kinh này, phước đức nhiều hơn người bố thí thân mạng.
- Tóm tắt
đoạn này, Ngài Xuyên Thiền sư có làm bài tụng rằng:
-
-
Nguyên văn (dịch âm):
-
Sơ tâm hâu phát thí tân đồng
-
Công đức vô biên toán mạc cùng
-
Tranh tợ tín tâm tâm bất lập
-
Nhứt quyền đã phá thái hư không,
-
Dịch nghĩa:
-
Sớm trưa bố thí phát tâm đồng
-
Công đức vô biên tính chẳng cùng
-
Đâu bằng tính tâm không trụ chấp
-
Một tay đánh phá cõi hư không.
- ĐẠI Ý BÀI
TỤNG
- Đây là lần
thứ 8, Phật tán thán công đức người thọ trì kinh này sẽ đặng
quả Bồ Đề của Phật .
- Phật vì
những hàng Đại thừa Bồ Tát và những người phát tâm Tối thượng
thừa cầu quả Phật, mà nói kinh này. Bởi thế nên những người
chịu nghe và tin theo kinh này, hoặc thọ trì đọc tụng hay
giảng dạy cho người nghe, tất nhiên người ấy đã có căn tánh
(hạt giống) Đại thừa hay Tối thượng thừa, nên đặng công
đức vô lượng vô biên và sẽ thành Phật.
- Trái lại,
những người căn tánh Tiểu thừa, bị gò bó trong cái khung bốn
tướng, tư tưởng không hợp với giáo lý Đại thừa, nên không bao
giờ họ lãnh hội được kinh Đại thừa và tu hành theo Đại thừa
hoặc giảng dạy cho người.
- ***
-
41. CHỖ PHỤNG THỜ
KINH NÀY CŨNG ĐƯỢC NHƠN THIÊN VÀ THÁNH THẦN CÚNG DƯỜNG
[^]
- Phật dạy:
"Tu Bồ Đề ! Chỗ nào phụng thờ kinh này, thì chổ ấy như có chùa
tháp của Phật; tất cả trời người, thánh thần đều cung kính lễ
bái, dâng hoa cúng dường hoặc di nhiễu".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ 9, Phật tán thán công đức Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.
- Trong đoạn
thứ 13, Phật dạy:"Tất cả Phật và Pháp đ62u từ kinh này sanh
ra". Vì kinh này rất quý báu như vậy, nên trong đoạn 20 và
đoạn này (41) đều nói, chỗ thờ kinh này, cũng được trời,
người, thần thánh xem như chùa Phật hay tháp Phật, đều đến
cung king lễ bái cúng dường, hoặc đi kinh hành (đi xung quanh
chỗ thờ kinh).
- ***
-
42. NGƯỜI THỌ TRÌ
KINH NÀY MÀ BỊ NGƯỜI KHINH KHI LÀ DO TỘI CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC CỦA
HỌ RẤT NẶNG NỀ.
[^]
- Phật dạy:"
Tu Bồ Đề ! Nếu người tho trì đọc tụng kinh này, mà bị người
khing khi, thì người này do tội chướng đời trước rất nặng nề
còn thừa lại, đáng lẽ phải đoạ vào ác đạo; nhưng nay chỉ bị
người khinh khi, nhưng tội chướng đời trước bị tiêu diệt và họ
sẽ mau đặng quả Bồ Đề".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ 10, Phật tán thán công đức Kinh Kim Cang Bát Nhã.
- Kinh này
công đức vô biên và rất quý báu như thế, nên người thọ trì
kinh này lẽ ra phải được sự cung kính tôn trọng. Nhưng trái
lại, bị người khing khi, thì biết người này do tội chướng đời
trước nặng nề còn thừa lại, đáng lẽ phải bị đoạ vào ác đạo.
Nhờ công đức thọ trì kinh này, nên họ bị quả báo rất nhẹ, là
chỉ bị người khinh khi. Từ đây các tội chướng đời trước tiêu
diệt và họ sẽ đặng thành quả Phật.
- Tóm tắt
đoạn này, Ngài Trương Vô Tận có làm bài tụng:
-
-
Nguyên văn (dịch âm):
-
Tứ tự diêm hương khứ phục hoàn
-
Thánh phàm chỉ tại sát na gian
-
Tiền nhơn tội nghiệp kim nhơn tiện
-
Đáo khước tiền nhơn tội nghiệp sơn.
-
Dịch nghĩa:
-
Bốn mùa lạnh nóng mãi trôi qua
-
Phàm thánh không ngoài một sát na
-
Tội nghiệp tiền thân nay phải chịu
-
Chịu rồi mới hết nghiệp oan gia.
- ĐẠI Ý BÀI
TỤNG
- Bốn mùa
nóng lạnh, ngày thánh trôi qua là sự tuần hoàn của vũ trụ.
Chứng thánh hay đoạ phàm, chỉ ở trong sát na mê hay ngộ. Kiếp
trước làm tội ác nên kiếp này phải trả, bị người khinh khi.
Trả xong nghiệp chướng oan gia mới được tự tại giải thoát.
- ***
-
CÚNG DƯỜNG VÔ SỐ
CHƯ PHẬT [^]
- Phật dạy:"
Tu Bồ Đề ! Ta nhớ trong quá khứ, về vô lượng vô số kiếp, trước
thời Phật Nhiên Đăng, ta cúng dường và phụng thờ tám trăm bốn
ngàn muôn ức vô số chư Phật. Nhưng về sau này, nếu có người
thọ trì đọc tụng kinh này, thì công đức của người này so với
công đức của ta cúng dường phụng thờ vô số chư Phật trước kia,
công đức của ta không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một
phần vạn, một phần ức của người này; cho đến dùng toán số hay
thí dụ cũng không thể tính toán hay thí dụ được công đức của
người thọ trì kinh này".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ 11, Phật tán thán công đức Kinh Kim Cang Bát Nhã.
- Cúng Phật
thuộc về tu phước, dù nhiều bao nhiêu, cũng thuộc về phước hữu
vi.
- Người thọ trì kinh này, sẽ tỏ
ngộ được lý Bát Nhã và sẽ mau đặng đạo quả Bồ Đề. Sau khi
thành đạo, họ sẽ trở lại hoá độ vô số chúng sanh đều được giải
thoát, thì công đức làm sao thí dụ được hay tính toán cho hết.
Bởi thế nên Phật nói:"Công đức của người thọ trì kinh này
nhiều hơn công đức của Phật cúng dường vô số chư Phật về quá
khứ".
- ***
-
44. KINH NÀY NGHĨA
LÝ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN NÊN PHƯỚC BÁO CỦA NGƯỜI THỌ TRÌ KINH NÀY
CŨNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
[^]
- Phật dạy:"
Nếu ta nói hết công đức của người thọ trì đọc tụng kinh này,
sợ e người nghe, tâm sanh cuồng loạn, hoặc nghi ngờ không tin.
- Tóm lại,
kinh này nghĩa lý vô biên, không thể suy nghĩ và luận bàn, nên
phước báu của người thọ trì kinh này cũng không thể suy nghĩ
và luận bàn".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ 12, Phật tóm lại, tán thán nghĩa lý của kinh này vô biên,
nên công đức của người thọ trì kinh này, cũng không thể nghĩ
bàn.
- Từ trước
đến đây đã 12 lần, Phật so sánh, khuyến khích và tán dương
công đức của người thọ trì kinh này. Nếu nói hết lời, Phật e
người nghe rối trí, hoặc nghi ngờ không tin. Nếu người hiểu
được nghĩa lý cao thâm của kinh này, không thể nghĩ bàn, thì
họ sẽ tin công đức phước báu của người thọ trì kinh này, cũng
không thể nghĩ bàn.
- ***
-
45. ĐÂY LÀ LẦN THỨ
HAI, ÔNG TU BỔ ĐỀ HỎI LẠI PHẬT HAI CÂU QUAN TRỌNG
[^]
- Khi ấy, ông
Tu Bồ Đề bạch Phật:"Bạch Thế Tôn ! nếu có người phát tâm Bồ
Đề, thì làm sao hàng phục vọng tâm và làm sao an trụ chơn
tâm?"
- Phật dạy:"
Tu Bồ Đề ! nếu có người phát tâm Bồ Đề, thì phải dụng tâm như
vầy: Ta hoá độ tất cả chúng sanh, nhưng không thấy có mình độ
và chúng sanh được độ. Tại sao vậy? Nếu Bồ Tát còn thấy mình
độ và chúng sanh được độ, thì Bồ Tát còn tướng ngã, nhơn,
tướng chúng sanh và tướng thọ giả, tức nhiên không phải là Bồ
Tát.
- Tu Bồ Đề !
Thật không có một pháp gì gọi là phát tâm Bồ Đề".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ hai (lần thứ nhứt ở đoạn 1), ông Tu Bồ Đề hỏi Phật
"Làm sao hàng phục vọng tâm? Và làm sao an trụ chơn tâm?".
- Đại ý Phật
dạy:" Nguời phát tâm Bồ Đề ra làm các Phật sụ, lợi ích tất cả
chúng sanh, không nên chấp ngã, pháp hay bốn tướng: ngã, nhơn,
chúng sanh và thọ giả. Nếu không chấp ngã pháp hay bốn tướng
thì sóng phiền não vọng niệm không sanh. Nếu sóng phiền não
vọng niệm không sanh thì biển chơn tâm tự yên tịnh. Đó là
phương pháp "hàng phục vọng tâm" mà cũng là "an trụ chơn tâm".
- Nếu Bồ Tát
làm Phật sự, hoá độ chúng sanh, mà còn thấy có mình hoá độ
(ngã) và người được độ (nhơn) thì Bồ Tát chưa nhập
được Kim Cang Bát Nhã, vì còn chấp bốn tướng:ngã, nhơn
v.v...nên không phải là Bồ Tát.
- Nói đến
"Tâm Bồ Đề", sợ có người trụ chấp tâm Bồ Đề, nên Phật liền phá
chấp:" Thật không có một pháp gì gọi là phát tâm Bồ Đề".
- Ngộ được lý
vô trụ của kinh Kim Cang Bát Nhã, Ngài Trường Sa có làm bài kệ
như sau:
-
-
Nguyên văn (dịch âm):
-
Bách xích can đầu bất động nhơn
-
Tuy nhiên đắc nhập vị vi chơn
-
Bách xích can đầu tu tấn bộ
-
Thập phương thế giới hiện toàn thân.
-
Dịch nghĩa:
-
Đầu sào trăm thước đứng vững trân
-
Tuy ngộ nhưng chưa đúng lý chơn
-
Đầu sào trăm thước thêm một bước
-
Mười phương thế giới hiện toàn thân.
- ĐẠI Ý BÀI
KỆ
- Hai câu đầu
là nói, người tu hành dầu cao siêu đến đâu, nhưng nếu còn chấp
một tí nào, thì cũng chưa phải là thật tu, thật chứng, cũng
như người đứng trên đầu sào trăm thước, tuy cao, nhưng chưa
thoát ly được đầu sào.
- Hai câu sau
là nói, hành giả phải rời tất cả vọng chấp ngã, pháp mới nhập
được pháp giới tánh (chơn tâm hay Bát Nhã); lúc bấy giờ thân
mình hiện khắp cả mười phương pháp giới; cũng như chim đã bỏ
đầu sào trăm thước, thung dung tự tại bay đi trong cõi thái
hư.
- ***
-
46. PHẬT PHÁ CÁI
CHẤP "NHƯ LAI CÓ ĐẮC PHÁP VỚI PHẬT NHIÊN ĐĂNG"
[^]
- Phật hỏi: "
Tu Bồ Đề ! Về quá khứ, Như Lai có đắc pháp Bồ Đề với Phật
Nhiên Đăng không ?"
- Tu Bồ Đề
thưa: "Bạch Thế Tôn !Như Lai không có đắc pháp Bồ Đề với phậ
Nhiên Đăng:.
- Phật dạy:
"Đúng như vậy, Như Lai không có đắc pháp gì cả. Nếu Như Lai có
đắc pháp thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho ta rằng: về sau,
ông sẽ thành Phật hiệu là Thích ca Mâu Ni".
- Phật dạy
tiếp: "Tu Bồ Đề ! Có người nói: "Như Lai đặmng quả Bồ Đề ".
Thật ra, Như Lai là bản thể như như của các pháp, nên Như Lai
không đặng pháp gì cả.
- Tu Bồ Đề ! Như Lai đặng đạo Bồ
Đề, không phải hư, không phải thật".
- LƯỢC GIẢI
- Đây là lần
thứ hai (lần thứ nhứt ở đoạn 15) phật dùng Trí huệ Kim
Cang Bát Nhã, phá cái chất "Phật có đắc pháp". Đúng theo thinh
thần kinh Kim Cang Bát Nhã, thì phải phá trừ hết các mây vô
minh vọng chấp nhơn, ngã v.v...lúc bấy giờ mặt trời Bát Nhã
chơn không (chơn như hay Phật tánh) mới hiện.
- Bởi thế nên
Phật tuy đắc pháp Bồ Đề, nhưng không thấy mình có đắc (vô
ngã) và pháp Bồ Đề (vô pháp) đã đắc, nên mới được
Phật nhiên Đăng thọ ký.
- Nếu Như Lai
còn thấy mình có đắc pháp Bồ Đề, tức nhiên Như Lai còn chấp
ngã (mình đặng) và chấp pháp (pháp Bồ Đề), chưa
nhập được Kim Cang Bát Nhã, thì đâu được Cổ Phật Nhiên Đăng
chứng nhận cho: "Về sau ông sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu
Ni".
- Chúng sanh
chấp "Như Lai đặng quả Bồ Đề", vì chúng sanh chưa hiểu hai chữ
"Như Lai". Phật giải thích:"Như Lai là bản thể như như của các
pháp"; đã là như như, nên không có đặng pháp gì cả.
- Phật dạy
tiếp:" Như Lai đặng đạo Bồ Đề, không phải hư, không phải
thật". Nếu đạo Bồ Đề mà còn có hư hay là thật, thì không phải
Bồ Đề. Đến chỗ này thì dùng lời nói luận bàn không trúng, đem
ý thức suy nghĩ phân biệt cũng chẳng nhằm. Đây là lần thứ ba,
Phật phá cái chấp "Như Lai đặng đạo Bồ Đề" (lần thứ nhứt và
thứ hai ở về đoạn 15 và 36).
- Ngộ được lý
"Phật tuy đã thành Phật, nhưng không thấy mình được thành
Phật", nên ngài Phật Quốc Thiền sư có làm bài kệ như sau:
-
Nguyên văn (dịch âm):
-
Tâm tâm tức Phật, Phật tâm tâm
-
Phật Phật tâm tâm, tức Phật tâm
-
Tâm Phật ngộ lai vô nhứt vật
-
Tướng quân chỉ khát vọng mai lâm.
-
Dịch nghĩa:
-
Tâm tâm tức phật, phật tức tâm
-
Phật phật tức tâm, tâm tức Phật
-
Tâm, Phật ngộ rồi không chi cả
-
Nói me đỡ khát vạn quân binh.
- ĐẠI Ý BÀI
KỆ
- Người mê,
chấp tâm và Phật riêng khác. Kẻ hiểu lại nói: Phật tức tâm,
tâm tức Phật. Người tỏ ngộ rồi không còn thấy có Phật và tâm.
Vì cảm hoá chúng sanh nên mới đặt ra có danh từ tâm và Phật để
kêu gọi. Cũng như vì muốn cho vạn quân đỡ khát nước, nên vị
Chỉ huy mới phương tiện nói "gần đến rừng me".
- GIẢI DANH
TỪ
- Thọ ký: Truyền trao và ký
nhận.
- ***
-
47. PHẬT NÓI:" TẤT
CẢ CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP"
[^]
- Phật dạy:"
Tu Bồ Đề ! Như Lai nói:" Tất cả các pháp đều là Phật pháp". Tu
Bồ Đề ! Như Lai nói các pháp thật ra không phải các pháp, chỉ
giả gọi "các pháp"; cũng như thân Phật cao lớn, Như Lai nói
không phải thân Phật cao lớn, chỉ giả gọi "thân Phật cao lớn".
- LƯỢC GIẢI
- Đoạn này
Phật phá cái chấp "các pháp và thân Phật". Kinh chép:" Pháp
thân Phật biến khắp tất cả; cảnh giới của Phật ở gọi là Thường
tịch quang?. Bởi thế nên nói "tất cả các pháp đều là Phật
pháp".
- Chúng ta bị
mây vô minh che khuất trăng Bát Nhã, nên chỉ thấy các pháp
ngã, nhơn v..v.. chư Phật và Bồ Tát đã giác ngộ , phá tan mây
vô minh, trăng Bát Nhã được sáng tỏ, nên chỉ thấy toàn là Phật
pháp.
- Vừa nói đến
"các pháp", sợ chúng sanh chấp "các pháp? mà không ngộ được
tánh Bát Nhã chơn không, nên Phật liền phá:" Như Lai nói "các
pháp" thật ra không phải "các pháp", chỉ giả gọi là "các
pháp". Cũng như thân Phật, thật ra không phải thân Phật, chỉ
giả gọi thân Phật".
--o0o--
|
|