PHẬT HỌC CƠ BẢN
Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.
Chương 2
(Nguyên bản Anh ngữ: trang
13 - 21.)
Bối Cảnh Tiền Phật Giáo
The Pre-Buddhist Background.
~~~~~~~
Việc nghiên cứu
Phật giáo thường bắt đầu với cuộc đời của vị sáng lập đức tin có
tính cách lịch sử này, nhưng tôi xin khảo sát tình trạng phổ biến
ở Ấn độ trước khi đức Phật ra đời. Tôi tin việc khảo sát như vậy
rất có ích vì với bối cảnh lịch sử và văn hóa rộng rãi, nó sẽ giúp
ta hiểu hơn về cuộc đời và sự lời dạy của ngài. Ngoài ra, nó giúp
chúng ta hiểu cặn kẻ hơn bản chất Phật giáo nói riêng và có thể cả
bản chất triết học và tôn giáo Ấn độ nói chung.
Tôi xin bắt đầu
xét đến nguồn gốc, sự phát triển triết học và tôn giáo Ấn độ về
mặt địa lý. Miền bắc của tiểu lục địa Ấn độ có 2 con sông lớn là
sông Hằng và Yamuna. Chúng đều phát nguyên từ Hi mã lạp sơn và hai
dòng sông chảy hoàn toàn riêng biệt trong hầu hết chiều dài của
chúng. Dần dần chúng chảy gần nhau hơn và sau đó hợp lại trong các
cánh đồng của miền bắc Ấn độ, gần thành phố hiện nay là Allahabad.
Từ ngã ba sông này, chúng tiếp tục chảy chung nhau cho đến khi
cùng đỗ vào vịnh Bengal.
Khu vực địa lý
của 2 con sông lớn này là một thí dụ tiêu biểu cho nguồn gốc và sự
phát triển của triết học và tôn giáo Ấn độ. Trong văn hóa và địa
lý Ấn độ, có hai luồng đại tư tưởng khởi đầu hoàn toàn khác nhau
và riêng biệt về đặc điểm. Trong nhiều thế kỷ dòng nước chảy của
hai con sông vẫn giữ khoảng cách riêng biệt. Sau đó chúng chảy gần
nhau rồi hợp lại làm một và tiếp tục chảy chung gần như không phân
biệt được nhau cho đến ngày nay. Trong khi tiến hành cuộc khảo sát
văn hóa tiền Phật giáo Ấn độ, chúng ta có thể nhớ lại hình ảnh của
2 con sông phát nguyên riêng rẽ, rồi hợp lại tại một điểm và tiếp
tục cùng nhau chảy ra biển.
Trang 14. Khi
xét đến lịch sử cổ đại Ấn độ, chúng ta nhận thấy trong thiên niên
kỷ thứ ba trước Thiên chúa, tức cách đây gần 5000 năm, đã có một
nền văn minh phát triển rất cao trên tiểu lục địa này. Nền văn
minh này cổ xưa như những nền văn minh được gọi là cái nôi của văn
hóa nhân loại, chẳng hạn như của Ai cập và Babylon. Thời kỳ thịnh
vượng của nó kéo dài khoảng 1000 năm (từ năm 4800 Ttc đến 3800
Ttc). Ðó là nền văn minh thung lũng Indus (vmtlAd) hay văn minh
Harappan. Nó chạy dài từ miền tây Pakistan, phía nam đến tỉnh
Bombay ngày nay, phía đông là địa điểm Shimla, trong chân núi của
rặng Hi mã lạp sơn.
Nhìn vào bản đồ
Á châu, bạn sẽ lập tức nhận ra khu vực địa lý vmtlAd thật mênh
mông. Nền văn minh này không những đã ổn định trong suốt một ngàn
năm mà nó còn rất tiến bộ cả hai mặt vật chất và tinh thần. Về vật
chất, nền vmtlAd chuyên về nông nghiệp và thể hiện được một trình
độ cao cấp về khả năng dẫn thủy nhập điền và thiết kế đô thị. Có
bằng chứng là dân chúng của nền văn minh này đã phát triển một hệ
thống toán học dựa trên biểu mẫu nhị phân--cùng một biểu mẫu trong
điện toán hiện đại. VmtlAd là văn minh có văn hoá. Nó đã phát minh
được một hệ chữ viết mà phần lớn cho đến ngày hôm nay vẫn chưa
được giải đoán. (Ý nghĩa của hệ chữ vmtlAd là một trong những bí
mật lớn mà môn khảo cổ ngôn ngữ học ngày nay chưa giải quyết
được.) Cũng có bằng chứng rõ rệt là nền văn minh này đã phát triển
được một trình độ tâm linh rất cao. Các cuộc khám phá về khảo cổ
học tại hai địa điểm chánh Mohenjo-daro và Harappa chứng minh cho
điều này.
Thời kỳ tươi
sáng của nền văn minh này bị gián đoạn bất ngờ khoảng giữa 1800
Ttc và 1500 Ttc (cách đây -3800 đến -3500 năm--chính xác hơn là
cách đây khoảng 3750 năm, theo Pháp An, Nguyệt san Giác Ngộ số 43
tháng 10-1999) do thiên tai hay bị xâm lăng. Ðiều chắc chắn là sau
đó tiểu lục địa này đã bị xâm lăng từ phía tây bắc bởi giống người
xâm lược Ðông Âu Aryans Hồi giáo, và cũng chính họ đã xâm lăng
tiếp trong những thế kỷ sau này. Họ là một sắc tộc ở Ðông Âu,
trong vùng đồng cỏ bằng phẳng của nước Ba lan và Ukraine ngày nay.
Giống Ðông Âu Aryans rất khác với người thời vmtlAd. Người Indus
chuyên về nông nghiệp và sống tĩnh tại, còn giống Aryans sống đời
du mục và chăn nuôi. Họ không quen với đời sống thành thị. Họ là
một dân tộc thích chiến tranh và bành trướng, sống nhờ phần lớn
vào chiến lợi phẩm chiếm được trong tiến trình di dân và chinh
phục các dân tộc khác. Khi giống Aryans đến Ấn độ, họ mau chóng
trở thành một nền văn minh nổi bật nhất. Như vậy, cách đây khoảng
3500 năm, xã hội Ấn độ đã bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các giá trị
Aryans rồi (Theo Pháp An, Nguyệt san Giác Ngộ số 43, ‘‘cách đây
3500 năm, những khu vực chính đã bị hủy diệt mặc dù vùng lãnh thổ
có nền văn hoá cao có thể vẫn còn tồn tại dưới thời điểm đó’’).
Trang 15. Trọng
tâm của chúng ta là xét đến quan điểm tôn giáo của con người trong
hai nền văn minh nói trên. Như tôi đã nói, nền vmtlId đã có một
ngôn ngữ viết mà cho đến ngày hôm nay chúng ta không thể giải
đoán. Những điều chúng ta biết về nền văn minh này được rút ra từ
hai nguồn gốc đáng tin cậy: các khám phá khảo cổ học tại
Mohenjo-daro và Harappa và hồ sơ ghi lại bằng chữ viết của người
Ðông Âu Aryans, những người đã mô tả các hoạt động và niềm tin tôn
giáo của dân tộc họ thống trị.
Các cuộc khai
quật đã cho biết một số các dấu hiệu quan trọng đối với con người
vmtlAd. Các dấu hiệu này có ý nghĩa tôn giáo và cũng linh liêng
đối với Phật giáo. Chúng bao gồm cây bồ đề (piple) (sau này được
biết là cây bodhi) và những thú vật như voi và nai. Hình tượng có
ý nghĩa nhất là một hình người ngồi trong tư thế hoa sen, tay để
trên đầu gối và mắt nhắm hờ lại gợi ý một cách rõ ràng thế ngồi
của thiền định. Với những khám phá khảo cổ này và các bằng chứng
khác, các học giã nổi tiếng đã kết luận rằng nguồn gốc của những
việc tập luyện du già và thiền na có thể được truy nguyên từ nền
vmtlAd. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu các sự mô tả về hình thức tu
luyện tôn giáo của con người vmtlAd được tìm thấy trong kinh Vệ
đà, tài liệu ghi chép trong thời kỳ tiền Aryans, chúng ta thấy
hình ảnh của người tu khổ hạnh lang thang luôn được nhắc đến.
Những người tu khổ hạnh này đã tập luyện các phương pháp về huấn
luyện tâm não, độc thân, mặc những đồ tồi tàn nhất, không có chỗ ở
nhất định và chỉ dẫn cách vượt ngoài phạm vi sanh tử.
Trang 16. Tổng
hợp các bằng chứng khảo cổ và khám phá trên, ta có được một hình
ảnh nổi bật của các quan điểm tôn giáo và việc tu tập của con
người trong nền vmtlAd. Hình ảnh ấy tuy sơ sài nhưng đầy đủ và cần
thiết. Tôn giáo của nền văn minh này rõ ràng là đã chứa đựng một
số yếu tố quan trọng. Trước nhất là thiền na hay sự tập
luyện trí não rõ ràng đã có mặt. Thứ hai, sự thực tập tính từ bỏ
cuộc sống cố định, để sống một cuộc đời khổ hạnh không nhà
cửa, hành khất, cũng đã phổ biến. Thứ ba, đã có ý niệm về sự
tái sanh hay hóa thân trong tiến trình vô lượng kiếp
của một người. Thứ tư, một tinh thần trách nhiệm đạo đức
ngoài cuộc đời hiện sống--tức ý niệm nghiệp báo. Sau cùng là mục
tiêu về cuộc sống có đức tin--nghĩa là mục tiêu về giải thoát, về
tình trạng không còn chịu ảnh hưởng chu kỳ bất tận của sanh tử.
Ðây là những đặc điểm nổi bật nhất của cái tôn giáo trong nền văn
minh tối cổ của Ấn độ.
Cuối trang 16.
Xét đến tôn giáo của người Aryans, ta nhận thấy nó tương phản hẳn
với tôn giáo của nền văn minh trước đó. Thật vậy, quả là khó khăn
khi muốn thấy được sự khác biệt một cách triệt để hai nền văn hóa
của hai tôn giáo. Việc dựng lên một bức tranh toàn diện về các
quan điểm và sự tu tập lòng tin tôn giáo của người Aryan giản dị
hơn nhiều so với người Thung lũng sông Ấn. Khi người Aryans đến Ấn
độ, họ mang theo một tôn giáo hoàn toàn thế tục trong bản chất.
Như tôi đã nói, họ là một xã hội bành trướng, mở đường. Các điểm
xuất phát của họ nằm trong vùng Ðông Âu và tôn giáo của họ giống
với tôn giáo của người Hy lạp cổ hơn. Nếu xét đến sự mô tả các vị
thần đã hình thành đền bách thần Hy lạp, bạn sẽ không thể nào
không chú ý đến những sự tương tự nổi bật giữa hai nền văn minh
đó. Người Aryans sùng kính một số thần thánh được nhân cách hóa
qua các hiện tượng thiên nhiên, như Indra, thần sấm và chớp; Agni,
thần lửa, và Varuna, thần nước.
Trang 17. Trong
tôn giáo của nền văn minh thung lũng sông Ấn, người tu khổ hạnh là
một hình ảnh hành đạo nổi bật nhất, trên tất cả những cái khác;
trong tôn giáo Aryan, vị tu sĩ là người quan trọng hơn cả. Trong
khi tôn giáo của nền văn minh trước, xem sự dũng cảm từ bỏ đời
sống gia đình là điều tối cao; người cận cổ Aryans lại xem tình
trạng xứng đáng nhất là người có gia đình, hay chủ nhà. Trong khi
nền văn minh sông Ấn không đề cao giá trị con cháu, thì người
Aryans coi con cháu, đặc biệt con trai, là ưu tiên cao nhất. Tôn
giáo của nền văn minh trước nhấn mạnh về sự tập luyện thiền định,
thì niềm tin người Aryans đặt vào sự thực hành hy sinh. Ðiều này
được xem là phương tiện chính yếu để liên lạc với thần thánh, bảo
đảm sự chiến thắng trong chiến tranh, kiếm được con trai và sự
giàu sang và cuối cùng lên thiên đàng. Trong khi tôn giáo Indus
bao gồm các ý niệm tái sanh và nghiệp quả, người Aryans không có
những ý niệm đó. Với người Aryans, quan niệm trách nhiệm đạo đức
ngoài cuộc đời hiện sống có vẻ không được biết đến. Ðối với họ,
giá trị xã hội cao nhất là trung thành với nhóm, một đức tính cần
có cho sự đóng góp quyền lực và sự liên kết các bộ lạc với nhau.
Sau cùng, mục tiêu tối hậu của cuộc sống tôn giáo cho con người
của nền vmtlAd là giải thoát, một tình trạng vượt lên trên sanh
tử, trong khi đối với người Aryans, mục tiêu chỉ là lên thiên
đàng, một thiên đàng trông rất giống một bản sao toàn hảo của thế
giới hiện nay.
NÓi tÓm lẠi,
trong khi tÔn giÁo cỦa nỀn vmtlAd ÐỀ cao sỰ DŨng cẢm, thiỀn ÐỊnh,
tÁi sanh, nghiỆp BÁo, vÀ sau cÙng lÀ mỤc tiÊu giẢi thoÁt , thÌ tÔn
giÁo Aryan nhẤn mẠnh vỀ cuỘc ÐỜi hiỆn tẠi, sỰ hy sinh cho cÁc nghi
thỨc tÔn giÁo, trung thÀnh, giÀu sang, con chÁu, quyỀn lỰc vÀ
thiÊn ÐÀng. Vì thế, rõ ràng là các tổng hợp về quan điểm tôn giáo,
sự tu luyện và các giá trị được bày ra bởi hai nền văn minh cổ đại
này ở Ấn độ hầu như là hoàn toàn đối chọi với nhau. Vậy mà, trong
suốt nhiều thế kỷ sống chung, hai nguồn tín ngưỡng đó đã giải
quyết thành công trong việc hợp lại làm một và trở nên không phân
biệt được nhau trong nhiều trường hợp.
Trang 18. Trước
khi kết luận bài nói về các đặc điểm của hai tôn giáo Thung lũng
sông Ấn và Aryan đầu tiên, điều nên chú ý là tình trạng phát triển
tôn giáo của người Aryans đã được bổ túc thêm hai yếu tố xa lạ so
với tôn giáo của người Thung lũng sông Ấn. Hai yếu tố đó là chế độ
đẳng cấp (tức là sự phân chia xã hội thành nhiều tầng lớp khác
nhau) và lòng tin vào quyền thế và mặc khải (tính không thể sai
lầm của sự phát hiện chân lý), trường hợp sau này có trong kinh Vệ
đà. Tình trạng phát triển tôn giáo của nền vmtlAd đã không chấp
nhận các khái niệm này, và chúng vẫn là những điểm tranh cãi liên
miên phân rẻ hai tín ngưỡng chính này của Ấn độ.
Lịch sử của tôn
giáo Ấn độ trong khoảng 1000 năm từ 1500 Ttc đến thế kỷ thứ VI Ttc
(tức thời đức Phật) là lịch sử của sự tương tác giữa hai tín
ngưỡng đối nghịch với nhau. Trong khi di chuyển về phía đông và
nam, định cư và bành trướng ảnh hưởng qua khắp tiểu lục địa Ấn độ,
người Aryans sống một cuộc đời tĩnh tại hơn. Dần dần, hai nền văn
hoá bắt đầu tương tác, ảnh hưởng và thậm chí hợp nhất lại với
nhau. Ðây đúng là cái hiện tượng mà tôi đã nói đến về hai con sông
lớn của Ấn độ, sông Hằng và sông Yamuna.
Trang 19. Vào thời đức Phật, một
loại đời sống khác biệt phát triển mạnh mẻ và năng động trong xứ
Ấn độ. Nhìn bề ngoài một vài sự kiện nổi bật về cuộc đời của đức
Phật cũng thấy rõ như vậy. Chẳng hạn, sau ngày ra đời, hai loại
người khác biệt đã tiên đoán về tương lai cao thượng của ông. Lời
tiên đoán đầu tiên do Asita, một ẩn sĩ tu khổ hạnh trong rừng núi.
Các tiểu sử về đức Phật đều cho biết Asita là một người Bà la môn,
một thành phần của đẳng cấp giáo sĩ xã hội Aryan. Rõ ràng đây là
bằng chứng của sự tương tác hai dòng tín ngưỡng tôn giáo cổ đại.
Kết quả của sự tương tác đó là vào khoảng thế kỷ thứ VI Ttc, thời
đức Phật đản sanh, ngay cả người Bà la môn cũng đã bắt đầu từ bỏ
cuộc sống gia đình và chọn một cuộc sống khổ hạnh không nhà cửa,
một điều không được nghe nói đến cả ngàn năm trước đó. Chúng ta
được biết sau đó 108 người Bà la môn đã được mời dự lễ đặt tên cho
chú Phật trẻ. Họ cũng tiên đoán tương lai cao thượng của đứa trẻ.
Rõ ràng họ là giáo sĩ Bà la môn, những người đã không từ bỏ cuộc
sống gia đình và vì thế làm lễ với nghi thức chính thống và nguyên
thủy được chấp thuận trong nhóm người Ðông Âu Aryans.
Làm thế nào mà
hai dòng tín ngưỡng đầu tiên khác nhau lại có khả năng hợp nhất
lại? Tôi nghĩ có thể tìm ra câu trả lời trong những lần thay đổi
mạnh mẽ trong đời sống của người dân Ấn độ giữa thiên niên kỷ thứ
hai và thời kỳ của đức Phật. Sự bành trướng Aryan chấm dứt khi
người Aryans đã tỏa khắp đồng bằng Ấn độ. Sự chấm dứt việc bành
trướng này đem lại nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế và chánh trị.
Trước hết, lối sống bộ lạc, du cư, chăn nuôi của những người
Aryans đầu tiên dần dần thay đổi thành lối sống tĩnh tại, trồng
trọt nhiều hơn và sau cùng là lối sống thành thị. Phần lớn dân cư
sống trong những đô thị đó được tránh khỏi một phần nào những
thiên tai mà trước đó đã được nhân cách hóa bằng các thần thánh
của người Aryans đầu tiên.
Trang 20. Thứ
hai, nền thương mại bắt đầu quan trọng hơn. Trong khi trước đó các
tu sĩ và chiến binh là những nhân vật nổi bật nhất trong xã hội
đầu tiên Ðông Âu Aryan--tu sĩ vì họ liên lạc được với thần thánh,
chiến binh vì họ tiến hành chiến tranh chống lại quân thù của bộ
lạc và đem về các chiến lợi phẩm--bây giờ thương nhân là lớp đang
vươn lên. Trong thời của đức Phật, khuynh hướng này hiển hiện rõ
trong những tín đồ nổi tiếng thuộc giai cấp thương buôn--Cấp Cô
Ðộc (Anathapindika) là một thí dụ.
Sau cùng, tổ
chức xã hội theo dòng dõi bộ tộc dần dần trở nên lỗi thời, và tình
trạng lãnh thổ bắt đầu thành hình. Không còn các bộ lạc trong đó
có những bộ phận trung thành cá nhân thân cận nữa. Nó được thay
thế bởi lãnh thổ quốc gia trong đó nhiều giống dân của các bộ lạc
khác nhau hợp lại chung sống. Vương quốc Ma kiệt đà (Magadha), với
vua Bambisara, người bảo trợ và tín đồ nổi tiếng của đức Phật là
một trong những thí dụ của các quốc gia đang lên.
Trang 20. Các
thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trị đã giúp người Ðông Âu
Aryan càng ngày càng sẵn sàng chấp nhận và sử dụng những tư tưởng
tôn giáo của nền vmtlAd. Mặc dầu họ đã thống trị thực sự nền văn
minh bản địa có trước mình, một ngàn năm hay hai ngàn năm sau đó
đã chứng kiến việc họ càng ngày càng chịu ảnh hưởng các quan điểm,
các lối tu luyện và những giá trị tôn giáo của nền vmtlAd. Do vậy,
khoảng từ đầu thời đại chung, sự phân biệt về truyền thống giữa
Ðông Âu và nền vmtlAd càng lúc càng khó tìm thấy dấu vết. Thật
vậy, cái thực tế này có trách nhiệm đối với ý niệm sai lầm cho
rằng Phật giáo là hình thức đối nghịch lại, hoặc là một chi của Ấn
độ giáo.
Phật giáo tìm
được sự cảm hứng cho mình từ sự phát triển tinh thần tôn giáo của
nền vmtlAd. Các yếu tố dũng cảm xả bỏ, thiền quán, tái sanh,
nghiệp báo và giải thoát là những thành phần quan trọng của tinh
thần tôn giáo con người thung lũng sông Ấn. Chúng cũng quan trọng
trong Phật giáo. Chính đức Phật rất có thể đã muốn nói như vậy khi
cho rằng con đường ông giáo huấn là một con đường cổ xưa và rằng
mục tiêu mà ông hướng tới là một mục tiêu cổ xưa. Phật giáo duy
trì truyền thống thờ sáu vị Phật tiền sử, những vị này được tin
rằng đã có ảnh hưởng lớn trước Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi tin tất
cả điều này cho thấy một sự liên tục chắc chắn giữa sự phát triển
tinh thần tôn giáo và tín ngưỡng của nền vmtlAd và những lời giáo
huấn của đức Phật.
Trang 21. Khi
xem xét hai hiện tượng Phật giáo và Ấn độ giáo, chúng ta nhận thấy
có một số yếu tố ít nhiều chịu ảnh hưởng một trong hai tín ngưỡng
lớn của Ấn độ cổ đại. Trong Phật giáo, phần lớn các yếu tố quan
trọng rõ ràng được thừa hưởng từ tôn giáo của nền vmtlAd, trong
khi một phần nhỏ hơn nhiều được rút ra từ tôn giáo Ðông Âu Aryan.
Một điều không nghi ngờ là Phật giáo với ảnh hưởng của tôn giáo
Ðông Âu có sự hiện diện của thần thánh trong kinh Vệ đà tuy vậy
vai trò của chúng không đáng kể.
Ngược lại,
nhiều trường phái Ấn độ giáo giữ lại phần lớn các yếu tố văn hoá
tôn giáo thừa hưởng từ tín ngưỡng Ðông Âu và một phần nhỏ hơn
nhiều từ tôn giáo Thung lũng sông Ấn. Nhiều trường phái Ấn độ giáo
vẫn coi trọng đẳng cấp xã hội, quyền lực khải huyền dưới hình thức
của kinh Vệ đà và tính hiệu quả của sự tu luyện đức tính hy sinh
(cho gia đình). Mặc dù các yếu tố Aryan hiện diện một cách rõ ràng
trong Ấn độ giáo, các yếu tố quan trọng của nền văn minh thung
lũng sông Ấn cũng có một vị trí trong nó, như lòng dũng cảm thoát
ly gia đình, thiền quán, sanh tử, nghiệp báo và giải thoát.
--o0o--
|