|
TỦ SÁCH PHẬT HỌC
-
ĐẠO ĐỨC PHẬT
GIÁO
-
VÀ HẠNH PHÚC
CON NGƯỜI
-
Hòa Thượng Thích Minh Châu
---o0o---
-
6
-
TIẾN TRÌNH TU TẬP ĐƯA ĐẾN
-
GIẢI THOÁT, KHÔNG TRANH CHẤP
-
-
Nguồn gốc
của tranh chấp là tưởng và hý luận. Chỉ có nhiếp phục tưởng và
hý luận mới đưa đến không tranh chấp và giác ngộ. (Trích
kinh Mật Hoàn, số 28, Trung Bộ I).
-
Đức Phật có nhiều
lời tuyên bố, mới xem qua như là một tuyên bố thường tình,
nhưng suy nghiệm kỹ sẽ vô cùng sâu sắc và có những tác động
làm chúng ta choáng váng không ngờ... như khi được du sĩ ngoại
đạo Dandapani hỏi: "Sa môn Gotama có quan điểm giảng thuyết
những gì?" Thế Tôn đã trả lời: "Theo lời Ta dạy, trong thế
giới với chư thiên, Ma và phạm thiên, với các chúng sa môn,
Bà-la-môn, chư thiên và loài người, không có tranh luận với
một ai ở đời" (trang 109B). Một thời khác Ngài tuyên bố: "Vị
đạo sư thuyết pháp không có tranh luận với một ai ở đời"
(Tương Ưng III, 165) Rồi Ngài truy nguồn gốc các tranh chấp:
"Các tưởng sẽ không có ám ảnh vị Bà-la-môn (tu hành) sống
không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối
quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu". Từ
các tưởng khởi lên các hý luận vọng tưởng, từ hý luận khởi lên
các sự tranh chấp đấu tranh . Một khi con người đã làm chủ
được các dục, không bị các phiền não chi phối, không phân vân,
không có hối hận, không có tham ái đối với hữu và phi hữu,
thời một con người như vậy được xem như hoàn toàn thoát khỏi
các chi phồi của tưỏng. Và chính từ đây chấm dứt các tranh
chấp, chống đối. Đến đây Đức Phật lại nói lên phương pháp đối
trị các hý luận (papanca). Những hý luận có thể do bất
cứ nhân duyên gì khởi lên, thời vị hành giả cần phải "không
đón mừng, không hoan hỷ, không chấp thủ". Nếu đối với các hý
luận có một thái độ không chấp thủ như vậy, thời 7 tùy miên:
tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham và vô minh tùy miên đều
được đoạn tận, và với sự đoạn tận của những pháp này, cũng sẽ
đưa đến đoạn tận "chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, ly gián
ngữ, vọng ngữ và như vậy mọi bất thiện pháp đều được đoạn tận,
không còn dư tàn".
-
Lời giảng của Thế
Tôn được chấm dứt ở nơi đây, rồi Ngài đi vào tịnh xá, và lời
giảng của thế Tôn được tôn giả Mahà Kaccàna giải thích và phân
tích như sau, theo lời yêu cầu của các Tỷ-kheo: "Do nhân 6
căn mắt tai lưỡi thân và ý với 6 trần sắc, thanh, hương, vị,
xúc và pháp nên 6 thức khởi lên. Do có xúc nên khởi lên các
cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng
thời có suy tầm. Những gì có suy tầm (Vitakkti), thời có hý
luận (papanceti). Do hý luận là nhân, một số hý luận vọng
tưởng (papancasanasankha) hiện hữu cho một người trong các
pháp". Do 6 căn nhận thức quá khứ, vị lai, hiện tại. Sự
kiện này xảy ra khi nào có 6 căn, khi nào có 6 trần, khi nào
có 6 thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này
xảy ra khi có sự thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của
thọ. Khi nào có sự thi thiết của thọ thời có sự thi thiết của
tưởng. Khi nào có sự thi thiết của tưởng thời có sự thi thiết
suy tầm. Khi nào có sự thi thiết của suy tầm, thời một số hý
luận vọng tưởng được hiển lộ.
-
Sự kiện này không
xảy ra khi nào không có 6 căn, không có 6 trần, không có 6
thức, thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự
thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của thọ. Khi nào không
có sự thi thiết của thọ thời không có sự thi thiết của tưởng.
Khi nào không có sự thi thiết của tưởng thời không có sự thi
thiết suy tầm.
-
Khi nào có sự thi
thiết của suy tầm thời có sự hiện hành của một số hý luận vọng
tưởng được Nhưng nếu các hý luận vọng tưởng khởi nên, vì nhân
duyên này hay nhân duyên khác, thời Đức Phật dạy cho cách đối
trị, là đối với những hý luận ấy "không có gì đáng cho
chúng ta hoan hỷ, không có gì đáng cho chúng ta chấp thủ"
và khi đã không có chấp thủ các hý luận, thời như vậy là sự
đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận
kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy
miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy
miên. Từ sự đoạn tận 7 tùy miên này, đưa đến sự đoạn tận chấp
trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng
tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Và chính ở đây, tất cả bất thiện
pháp được đoạn trừ, và như vậy vị ấy được xem như đã giải
thoát giác ngộ.
-
Bài dạy này của Đức
Phật, xem các tưởng, các hý luận là nguyên nhân căn bản của
các đấu tranh, tranh chấp cũng chỉ đích danh đây là nguồn gốc
của chiến tranh và muốn xây dựng hòa bình cũng không có thể để
cho các lý luận, các vọng tưởng chi phối con người, Hãy chặn
đứng các vọng tưởng, hãy chấm dứt các lý luận, mới hy vọng xây
dựng một xã hội an bình giàu tình người tốt đẹp.
-
Trong kinh
Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Trường Bộ kinh) đức Phật xác nhận cho
các ngoại đạo rõ là Ngài thuyết pháp không phải để dành lấy đệ
tử của người khác, không phải để ngoại đạo từ bỏ kinh tạng của
họ, không phải vì muốn xác tín cho các ngoại đạo đối với các
pháp bất thiện mà truyền thống từ xưa đã xem là bất thiện,
không phải vì muốn cho ngoại đạo từ bỏ những thiện pháp mà
truyền thống tổ sư đã xem là thiện pháp. Đức Phật xác nhận rất
rõ ràng với các ngoại đạo mục đích thuyêt pháp của Ngài là:
"Có nhửng bất thiện không được từ bỏ làm cho cấu uế, đưa đến
tái sanh, đem lại đau khổ, đem già bệnh chết cho tương lai;
những pháp ấy ta thuyết pháp để diệt trừ chúng. Nếu các ngươi
thực hành đúng theo lời giảng dạy, các pháp thanh tịnh được
tăng trưởng, và các ngươi sẽ tự chứng ngộ đạt đến an trú ngay
trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn" (Trường Bộ III, 57)
--o0o--
|
|