|
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
-
ĐẠO ĐỨC PHẬT
GIÁO
-
&
HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
-
Hòa Thượng Thích Minh Châu
---o0o---
-
-
22
-
- NĂM UẨN
TRONG KINH XÀ DỤ
-
- Trong Kinh
Trung Bộ, có nhiều kinh đề cập đến năm uẩn như Đại Kinh Mãn
Nguyệt (Số 9, Trung Bộ Kinh), cũng rất quan trọng không kém.
Nhưng nay, chỉ lựa Kinh Xà Dụ, vì muốn nhấn mạnh những tai hại
do chấp năm thủ uẩn là tự ngã và đường hướng giải thoát là sự
thoát ly khỏi sự chấp thủ năm thủ uẩn.
- Như chúng ta
đã biết, nói đến năm thủ uẩn là nói đến con người của chúng ta,
gồm có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, cũng có
khi được phân tích thành sáu giới, tức là địa giới, thủy giới,
phong giới, không giới và thức giới. Dùng danh từ "thủ uẩn" hàm
nghĩa sự tập họp tác thành con người của chúng ta, và sự tập họp
chỉ có thể tác thành, nhờ sự nắm giữ, chấp thủ.
- Trong Kinh Xà
Dụ, đức Phật đề cập đến sáu kiến xứ, chớ không phải là năm. Chấp
thủ năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức là của ta, là ta, là tự
ngã của ta. Ngoài năm kiến xứ ấy, những ai khởi lên tư kiến "Đây
là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, ta sẽ sống, thường
hằng, thường tại, sống như vậy mãi mãi không có biến hoại" Đây
là kiến xứ thứ sáu, lập thành sáu kiến xứ, xem như vầy: "Cái này
là của ta, cái này là ta, cái này tự ngã của ta". Đây là thái độ
của các vô văn phàm phù, không yết kiến các bậc Thánh, các bậc
chân nhân, cho nên chấp sáu kiến xứ này là tự ngã và do vậy,
chịu đựng bao nhiêu phiền lao nhiệt não. Trái lại, các hàng đa
văn Thánh đệ tử, thường yết kiến các bậc thánh, các bậc chân
nhân, tu tập pháp các bậc Thánh, các bậc chân nhân, không chấp
thủ sáu kiến xứ này là tự ngã, và như vậy thoát ly các lo âu
phiền muộn.
- Đến đây, Thế
Tôn trả lời các câu hỏi của vị Tỷ-kheo, hỏi rằng có thể có cái
không thực có ở ngoài có thể gây ra phiền mụôn. Thế Tôn đáp có.
Nếu có người suy nghĩ như sau: "Cái này chắc chắn đã là của tôi
nay chắc chắn không còn là của tôi nữa. Cái gì chắc chắn có thể
là của tôi chắc chắn tôi không được cái ấy, Suy nghĩ như vậy, vị
ấy sầu muộn, than vãn, đập ngực, đi đến bất tỉnh. Như vậy có cái
không thực có ở ngoài, có thể gây ra lo âu phiền muộn".
- Vị Tỷ-kheo
hỏi tiếp: "Có cái không thực có ở ngoài mà không gây ra lo âu
phiền muộn?" Thế Tôn đáp: "Có cái không thực có ở ngoài mà không
gây ra lo âu phiền muộn. Ở đây có người không suy nghĩ như sau:
'Cái này chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của
tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không
được cái ấy'. Do không suy nghĩ như vậy, nên người ấy không sầu
muộn than vãn, khóc lóc, đập ngực đi đến bất tỉnh. Như vậy, có
cái không thực có ở ngoài, mà không gây ra lo âu phiền muộn".
- Vị Tỷ-kheo
hỏi tiếp: "Có cái gì không thực có ở trong, có thể gây ra lo âu
phiền muộn?" Thế Tôn đáp: "Có thể có. Ở đây, có người có tà
kiến: 'Đây là thế giới, đây là tự ngã. Sau khi chết, ta sẽ
thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển'. Khi
được nghe Thế Tôn hay đệ tử Thế Tôn thuyết pháp để để bạt trừ
tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên kiến, tùy miên, làm tịnh chỉ tất
cả hành, từ bỏ các sanh y, diệt trừ tham ái, đưa đến ly tham,
đoạn diệt, Niết-bàn; thời người ấy suy nghĩ: 'Chắc chắn ta sẽ bị
đoạn diệt, sẽ bị hoại diệt, sẽ không tồn tại'". Như vậy vị ấy
sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực đi đến bất tỉnh. Như vậy
có cái không thật có ở trong, nhưng có thể gây ra lo âu phiền
muộn. Nếu người ấy không có tà kiến nghĩ rằng sau khi chết sẽ
tồn tại, mãi mãi, không biến hoại, thì dầu có nghe Thế Tôn hay
đệ tử Thế Tôn có thuyết pháp để bạt trừ khát ái, thời vị ấy
không có nghĩ sau khi ta chết ta sẽ bị đoạn diệt, sẽ bị hoại
diệt. Do không suy nghĩ như vậy, nên vị ấy không sầu muộn, than
vãn, than khóc, đập ngực đi đến bất tỉnh. Như vậy là có cái
không thực có ở bên trong không gây nên sầu muộn, than vãn, khóc
lóc, đập ngực đi đến bất tỉnh..."
- Như vậy,
chúng ta có thể nói, nhờ không rơi vào sáu kiến xứ, không chấp
nhận các kiến xứ là của ta, là ta, tự ngã của ta, nên chận đứng
được các phiền lao nhiệt não, khiến chúng khôgn khởi lên.
- Tiếp đến, đức
Phật trình bày rất rõ ràng, phàm sở hữu gì được nắm giữ, sở hữu
ấy không thể thường còn, thường hằng mãi mãi mà phải hoại diệt.
Như vậy mọi tà kiến chấp sáu kiến xứ là của ta, là ta, là tự ngã
của ta, là nguồn gốc của mọi đau khổ, sầu muộn than vãn. Tiếp
đến, đức Phật xác nhận với các Tỷ-kheo, phàm có ngã luận thủ gì,
nếu chấp thủ ngã luận thủ ấy, thời khởi lên sầu bi khổ ưu não.
Phàm y chỉ kiến y gì, thời cũng khởi lên sầu bi khổ não. Hơn
nữa, thật là ngu si ám độn, khi đã thấy ngã và ngã sở thuộc đều
không thể chấp nhận là thường còn, thường hằng, mà còn chấp kiến
xứ. "Đây là thế giới, đây là tự ngã. Sau khi chết, ta sẽ sống
thường hằng, thường tồn." Thật là tối thượng ngu si mới chấp các
kiến xứ tự ngã.
- Không những
chấp sáu kiến xứ là ngu si và là nguồn gốc phát sinh đau khổ vô
lượng vô biên; và vì muốn cho chúng sinh thoát khỏi mê hồn trận
này, đức Phật dạy, cần phải chánh quán năm thủ uẩn là vô thường,
là khổ... cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không
phải tự ngã của tôi. Và cuối cùng đức Phật trải rộng thuyết vô
ngã đối với toàn thể sự vật như sau: "này các Tỷ-kheo, bất cứ
sắc pháp nào... bất cứ cảm thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ
hành nào... bất cứ thức nào quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là:
"Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này
không phải tự ngã của ta".
- Đến đây, Thế
Tôn khuyên các vị Tỷ-kheo: "Nên từ bỏ cái gì không phải của ta,
từ bỏ như vậy sẽ đưa lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho các ngươi.
Sắc không phải của các ngươi,... Thọ không phải của các
ngươi,... Tưởng không phải của các ngươi,... Hành không phải của
các ngươi,... Thức không phải của các ngươi. Hãy từ bỏ năm thù
uẩn. Từ bỏ năm thù uẩn sẽ đưa lại hạnh phúc cho các ngươi. Như
trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ lá cành cây
lại rồi đốt chúng. Làm như vậy, không phải thâu lượm chúng ta và
đốt chúng ta. Vì sao vậy? Vì chúng ta không phải tự ngã hay
không phải sở thuộc của ngã. Cũng vậy, cái gì không phải của các
ngươi, hãy từ bỏ chúng. Năm uẩn thủ không phải của các ngươi.
Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc an lạc cho các
ngươi".
- Cần phải như
thật quán với chánh trí tuệ. Và chính nhờ chánh quán như vậy, vị
Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm
chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với
thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát.
Trong sự giải thoát có trí khởi lên biết được đã giải thoát.
"Sanh đã tận. Phạm hành đã thành. Những gì nên làm đã làm. Không
còn trở lui tại đây với một đời sống khác".
- (Trung
Bộ I, số 22)
--o0o--
|
|