|
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
-
ĐẠO ĐỨC PHẬT
GIÁO
-
&
HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
-
Hòa Thượng Thích Minh Châu
---o0o---
-
-
23
-
- KINH
SÁU SÁU
-
- Đây là một
kinh được xem là rất đặc biệt, vì sau khi đức Phật thuyết pháp
kinh này, có 60 vị Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.
- Như thường
lệ, đức Phật tổng thuyết phân biệt 36 pháp cần phải được hiểu
biết, tức là sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc
thân, sáu thọ thân và sáu ái thân cần phải được biết.
- Rồi đức Phật biệt thuyết 36 pháp
này là gì:
- - 6 nội xứ là mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân và ý.
- 6 ngoại xứ là sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp.
- 6 thức thân là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân
thức và ý thức.
- 6 xúc thân là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc
và ý xúc.
- - 6 thọ thân là thọ do nhãn xúc
sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc
sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
- - 6 ái thân là ái do nhãn xúc
sanh, ái do nhĩ xúc sanh, ái do tỷ xúc sanh, ái do thiệt xúc
sanh, ái do thân xúc sanh, ái do ý xúc sanh.
- Như vậy có
tất cả là 36 pháp, rồi đức Phật giải thích 36 pháp ấy là vô ngã,
không thể xem là tự ngã, vì 36 pháp này có sanh, có diệt. Nếu
nói 36 pháp này là tự ngã thời xác nhận tự ngã có sanh có diệt
là một điều không hợp lý. Và như vậy phải đi đến kết luận 36
pháp này là vô ngã. Tiếp đến, đức Phật trình bày con đường đưa
đến sự tập khởi của thân kiến (sakkàyaditti). Đối với ai quán 36
pháp này là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, thời như vậy là
sự tập khởi của thân kiến. Trái lại, những ai quán 36 pháp này
không của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi,
thời như vậy là sự đoạn diệt của thân kiến.
- Đến đây, đức
Phật mới hướng dẫn con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ.
- Trước hết,
đức Phật lấy ví dụ con mắt (nội xứ) duyên với các sắc (ngoại
xứ), khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do
duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy
do cảm giác lạc thọ, khởi lên hoan hỷ tán thán, lạc ấy xâm nhập
tâm và an trú. Do vậy tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy
cảm giác khổ thọ, sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi
vào bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy cảm giác
bất khổ bất lạc thọ, không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn
diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy. Do
vậy vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Chính vì do không đoạn
tận tham tùy miên, đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy
miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với
bất khổ bất lạc thọ. Không đoạn tận vô minh, không làm cho minh
khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ,
sự kiện như vậy không xảy ra. Tiến trình tương tự như vậy sẽ xảy
ra đối với năm căn và năm trần còn lại, tức là tai và tiếng, mũi
và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và các pháp.
- Chính tại nơi
đây, đức Phật chỉ rõ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, được
giải thoát và giác ngộ. Do duyên mắt, do duyên các sắc, khởi lên
nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc khởi
lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc
thọ, không hoan hỷ tán thán, không để lạc ấy xâm nhập tâm và an
trú. Do vậy tham tùy miên không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác khổ
thọ, không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, đi đến bất
tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác
bất khổ bất lạc thọ, như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị
ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy
miên của vị ấy không có tùy tăng. Chính do đoạn tận tùy miên,
chính do nhổ lên vô minh tùy miên, đoạn tận vô minh, làm cho
minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là chấm dứt khổ đau,
sự kiện như vậy có xảy ra. Tiến trình giải thoát như vậy cũng
đến với các nội xứ và ngoại xứ khác.
- Giảng đến
đây, đức Phật mới trực tiếp khuyên các vị Tỷ-kheo là những vị
Thánh đệ tử, nhàm chán mắt, nhàm chán sắc, nhàm chán nhãn thức,
nhàm chán xúc, nhàm chán thọ, nhàm chán ái; cũng vậy đối với năm
nội xứ và ngoại xứ khác. Nhờ nhàm chán ái nên ly tham; nhờ ly
tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát vị ấy tụê tri: "Sanh đã
tận. Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở
lui trạng thái này nữa".
- Như đã nói ở
trên, kinh này kết thúc với 60 vị Tỷ-kheo chứng ngay quả
A-la-hán.
- Một vài
nhận xét:
- Chúng ta nhận
thấy từ trong bản kinh quý giá này là trước tiên người Đa văn
Thánh đệ tử phải nghe nhiều và hiểu biết sự sanh khởi và sự đoạn
diệt của các pháp, và các pháp đây liên hệ đến thế giới con
người và thế giới con người đang sống. Ở đây, đức Phật đã khéo
léo tán thán các pháp ấy trong 36 pháp được đề cập đến trong
kinh này. Và việc đầu tiên của vị Thánh đệ tử là phải quan sát
36 pháp ấy là vô ngã. Quán các pháp là vô ngã mới thấy sự sanh
khởi thân kiến (sakkàyaditthi) là do chấp 36 pháp này là "Của
tôi, là tôi, là tự ngã của tôi". Và muốn tiến bước vào con đường
tu hành đi đến giải thoát và giác ngộ, đưa đến sự đoạn diệt thân
kiến là phải quán 36 pháp này là "Cái này không phải của tôi,
cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Chỉ có khi đoạn trừ được thân kiến rồi, người tu hành mới thật
sự tiến dần đến đích giác ngộ và giải thoát.
- Vị Tỷ-kheo
thấy được 36 pháp là không phải tự ngã, là vô ngã, nên sanh nhàm
chán đối với 36 pháp; do nhàm chán nên ly tham; do ly tham vị ấy
giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy tuệ tri được rằng Ta đã
giải thoát. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành,
những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này
nữa".
- (Trung
Bộ Kinh III, Kinh số 148, tr, 522.)
--o0o--
|
|