-
CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
-
Thích Thiện Siêu
-
---o0o---
- Chương
01
-
Cương Yếu Giới Luật, Phần 01 - 17
- 01. Thể
Tánh Đồng Nhất.
- 02. Tám
Hạng Tỳ Kheo.
- 03. Định
Cọng Giới và Đạo Cọng Giới.
- 04. Nguyên
Nhân Phật Chế Giới Biệt Giải Thoát.
- 05. Mười
Lợi Ích Của Việc Chế Giới.
- 06. Giới
Thứ Nhất: Bất Dâm.
- 07.
Giới Thứ Hai: Bất Đạo.
- 08. Giới
Thứ Ba: Bất Sát.
- 09. Giới
Thứ Tư: Bất Vọng Ngữ.
- 10. Giới
Luật.
- 11. Bốn
Khoa Của Giới.
- 12. Biệt
Giới và Thông Giới.
- 13. Thế
Tôn Diệt Độ.
- 14. Tân
Tỳ Kheo Bạt Nan Đà Vui Mừng.
- 15. Kiết
Tập Lần I
- 16. Tôn
Giả A-Nan Chứng A-la-hán.
- 17. Tôn
Giả A-Nan Sám Hối.
-
01- Thể Tánh Đồng
Nhất
-
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
dầu tân dầu cựu về mặt giới luật, thể tánh đồng nhất.
-
02- Tám Hạng Tỳ Kheo
-
a. Danh tự Tỳ-kheo:
Là tên do thế
gian gọi, chứ không phải Tỳ-kheo, vì không thọ giới Cụ túc.
-
b. Tương tợ Tỳ-kheo:
Là cạo bỏ râu
tóc mà không thọ giới. Giả bộ hình tướng xuất gia nhưng thực chỉ là
cư sĩ trọc đầu.
-
c. Tự xưng Tỳ-kheo:
Là cạo bỏ râu
tóc rồi mặc áo ca-sa trà trộn trong hàng ngũ xuất gia, tự xưng Thích
tử. Trong Phật giáo gọi là tặc trụ. Hạng này cần phải đuổi ra khỏi
ngôi nhà Phật pháp và không cho thọ giới.
-
d. Khất thực Tỳ-kheo:
Cũng mặc áo ca-sa
khất thực, lạm xưng Thích tử, nhưng kỳ thực là ngoại đạo hay cư sĩ,
không có giới luật.
-
e. Thiện lai Tỳ kheo:
Là khi Phật còn
tại thế, bậc lợi căn đến xin xuất gia. Phật gọi “Thiện lai Tỳ-kheo”
tiến tu phạm hạnh để diệt khổ, tức thời râu tóc được phép tự rụng, y
ca-sa dính vào mình đúng Luật, trở thành Tỳ-kheo.
-
f. Trước ca-sa Tỳ-kheo:
Là 3 y của Tỳ-kheo cắt
dọc từng miếng may lại và nhuộm màu hoại sắc mà mặc, như ngoại đạo
người thế tục cũng xưng là Tỳ-kheo, kỳ thực không phải Tỳ-kheo.
g. Phá kiết sử Tỳ kheo:
Tất cả phiền
não ràng buộc, làm cho chúng sinh phải trôi lăn trong 3 cõi. Nếu
xuất gia có thể đoạn trừ được phiền não ấy thì chứng quả A-La-Hán,
liền đặng Cụ túc giới.
-
h. Bạch Tứ Kiết-Ma
Tỳ-kheo: Nếu có
người muốn xuất gia, họ đối trước chúng Tăng ba phen cầu khẩn. Chúng
Tăng mới một lần bạch, 3 lần Kiết-Ma truyền giới Cụ túc, gọi là Bạch
Tứ Kiết-Ma. Một lần thưa, ba lần hỏi (biểu quyết).
- Trong
8 hạng Tỳ-kheo nói trên, trừ Thiện lai Tỳ-kheo, là chúng Tỳ-kheo chỉ
có trong khi Đức Phật còn tại thế. Trong những năm đầu khi chưa đặc
ra giới, những thiện nam nào đến với Ngài và xin phát tâm xuất gia
thì gọi là Thiện lai Tỳ-kheo. Ngay khi Ngài gọi “Thiện lai Tỳ- kheo”
thì mặc nhiên giới thể được đầy đủ. Trong kinh còn nói rõ thêm là: Y
pháp cụ túc, tu phát tự lạc là y phục được đầy đủ, râu tóc tự rụng.
Tự rụng ở đây không phải là nó tự rụng liền đâu, nhưng nó được phép
cắt, cạo đúng Luật. Cụm từ “Thiện lai Tỳ-kheo” chỉ có trong thời Đức
Phật chưa đặt ra giới và cũng chỉ có Phật mới dùng tiếng “Thiện lai
Tỳ-kheo” mà thôi. Còn sau khi Đức Phật đặt ra giới rồi thì chỉ có
thọ giới trong giới đàn và phải bạch Tứ Kiết-Ma mới thành Tỳ-kheo.
- Bây
giờ còn lại 7 hạng Tỳ-kheo. Trong 7 hạng Tỳ-kheo đó, tùy hành giả tự
chọn. Nếu chọn hạng Danh tự Tỳ-kheo thì chỉ có cái tên suông. Nếu
chọn hạng tương tợ Tỳ-kheo thì cũng na ná như danh tự Tỳ-kheo. Tóm
lại, ai muốn chọn loại nào thì tùy ý. Nhưng ở đây, Tôi chỉ nhấn mạnh,
hạng Tỳ-kheo đoạn trừ kiết sử, tức Kiến đế Tỳ-kheo. Bậc Tỳ-kheo này
do tu hành đoạn trừ phiền não kiết sử mà trở thành Tỳ-kheo. Đây là
một trường hợp đặc biệt. Nếu người nào tu hành đoạn trừ được kiết sử
thì họ cũng gọi là Kiến đế Tỳ-kheo. Nhưng chính thức nhất là nói
hạng Bạch Tứ Kiết-Ma Tỳ-kheo.
-
Khi đã trở thành
Tỳ-kheo thì phải biết pháp của Tỳ-kheo. Nếu không biết pháp Tỳ-kheo
thì chỉ có danh mà không có thực. Nhưng pháp Tỳ-kheo nhiều lắm. Theo
Luật tạng, giữ cho đúng thì thật khó vô cùng. Nếu chúng ta để suốt
cả đời mà học Luật thì chưa chắc đã hiểu hết cái ngóc ngách, tỉ mỉ
của nó. Sở dĩ có nhiều ngóc ngách cũng chỉ để trừ tâm bệnh của
chúng sinh. Cái nghiệp của chúng sinh nó ngóc ngách như vậy nên Phật
phải đặt ra giới tỉ mỉ để trừ nó. Thí dụ, ngồi trong chúng đánh hắng
to tiếng, Phật cũng đặt giới. Cuộc sống của người đệ tử xảy ra lắm
chuyện cho nên Phật cũng đặt ra luật tương ứng. Vì vậy, học cho hết
luật cũng không dễ. Tuy vậy, mặc dầu chúng ta không thể nói nước
biển quá lớn không thể uống hết nên không uống. Phật dạy, nước trong
bốn biển là nhiều nhưng cùng một vị mặn. Luật của Phật cũng thế, dù
đa dạng nhưng chúng ta không thể không học. Học một phần trong 250
giới cũng biết được mùi vị an lạc của nó, đó là mùi vị giải thoát.
-
Muốn nếm được mùi vị
giải thoát của giới luật, nên nay Tôi xin nói tóm tắt về giới luật.
-
03- Định Cọng Giới
và Đạo Cọng Giới
-
Ngoài Biệt giải thoát
giới có Định cọng giới và Đạo cọng giới. Như ngày xưa có một Thiền
sư làm một cái cốc tu ở trên núi. Có một bà thí chủ phát tâm ủng hộ
bằng cách, hằng ngày sai cô con gái đem cơm lên cúng cho Sư suốt 3
năm. Trong thởi gian ấy, mọi sự đều tốt đẹp. Mỗi lần đem cơm cúng
dường trở về, bà đều hỏi con về sự tu hành của Sư. Người con gái trả
lời vị Sư này tu hành tinh nghiêm, bà mẹ nghe cũng thích. Tới năm
thứ 3, bà bảo con: “Này con, bữa nay phải thử lòng tu của Sư, coi có
thực tu hay không. Con đem cơm lên dâng cho Sư, thọ thực xong, con
giả bộ ôm Sư coi Sư phản ứng ra sao?”. Người con gái làm theo lời mẹ
dặn, ôm Sư, Sư trả lời: “Khô mộc hàn nham, tam niên vô lãnh noãn”,
nghĩa là: “Cây khô trên núi ba năm không biết lạnh nóng”.
-
Khi về nhà, bà mẹ hỏi
con, người con gái thuật lại cho bà nghe lời Sư thốt ra. Bà nghe
xong đùng đùng nổi giận. Tức quá, bà lên châm lửa đốt cốc của Sư.
Vừa đốt vừa dẫm chân kêu lên: “Té ra 3 năm này uổng công phí của để
cung cấp cho một cái cây khô. Thật là uổng công, uổng của quá trời?”.
Vị Sư thấy thế lấy làm xấu hổ, bèn đi tìm nơi khác. Chí nguyện tu
hành của Sư vững vàng, nên Sư đã tìm chỗ khác để tu. Khi nghe Sư làm
cốc tu lại, bà cũng phát tâm ủng hộ và Sư cũng bỏ qua chuyện cũ.
Người con gái cũng hàng ngày cơm nước cúng cho Sư. Bà hỏi con về
cách tu hành và hành động của Sư, người con trả lời cũng không thấy
có gì cả. Sau ba năm, bà biểu con cũng làm y như trước, coi Sư phản
ứng thế nào.
-
Một hôm, người con gái
lên cốc cúng dường xong và ôm Sư hôn. Sư nói với cô rằng: “Ta biết,
ngươi biết, Phật biết nhưng đừng cho bà ấy biết”. Người con về thuật
lại cho mẹ nghe. Bà mừng quá và nói: “Có thế chứ!”. Khi ấy bà khăn
áo tề chỉnh, lên cốc xin sám hối với Sư và xin ủng hộ tiếp. Đó chính
là Giới. Vì sao? Vì đó là Định cọng giới. Vị sư ấy không thọ giới
trong giới đàn bạch tứ kiết-ma, nhưng do định lực mà nhiếp tâm giới
hết sức nghiêm túc không đi Bố-tát nhưng giữ đầy đủ giới luật. Cho
nên chúng ta học luật là để giữ giới, và cũng đừng nghĩ rằng, chỉ có
những người đi bố-tát mới là người giữ luật, còn những người tu
thiền, không đi bố-tát là không giữ giới.
- Chính
những người nhờ tu thiền, họ giữ giới và trì giới hơn ai hết, đó là
Định cọng giới. Định cọng giới là nhiếp cả tam nghiệp vào định. Khi
đã nhiếp ba nghiệp rồi thì có cái nghiệp nào dư mà đi làm bậy đâu!
Thân, khẩu, ý nhiếp vào trong định thì định ấy là thân, khẩu, ý,
ngoài ra không có cái thân, khẩu, ý thứ hai để mà đi làm chuyện sai
quấy. Cho nên trong luật nói về giới, thì đó là Định cọng giới. Nên
ngày nào tu thiền định thì ngày đó có giới. Tâm được tu ngày nào thì
ngày đó có định, nếu tâm không tu mà loạn tưởng thì không có giới.
-
Có vị Tổ Sư ngày xưa
cũng đã có bài kệ phản ánh cho tâm định như sau:
- -
“Tịch tịch tinh tinh thị,
-
Vô tình tịch tịch phi,
- Tinh
tinh tịch tịch thị,
- Vọng
tưởng tinh tinh phi”.
- Nghĩa
là:
- -
“Tịch tịch tinh tinh thị: là yên lặng trong sự thức tỉnh, thì đúng.
- Vô
tình tịch tịch phi: là vô tình mà yên lặng, là sai.
- Tinh
tinh tịch tịch thị: là thức tỉnh trong yên lặng mới đúng
- Vọng
tưởng tinh tinh phi: là thức tỉnh trong vọng tưởng, là sai”.
- Câu
chuyện của bà già cho con gái ôm Sư, ba năm đầu mà Sư đáp: “Ta như
gốc cây khô dựa vào tảng đá lạnh, qua 3 mùa đông không biết lạnh
nóng”, nên bà giận. Ba năm sau, cô con gái cũng ôm Sư, Sư nói: “Phật
biết, ngươi biết, ta biết nhưng đừng cho bà ấy biết”, bà mừng rỡ. Vị
sư lúc đầu tu để thành “như gốc cây khô” đó là vô tình mà vắng lặng,
nên sai. Ba năm sau, “Phật biết, ta biết, ngươi biết” là ý nói vắng
lặng mà sáng suốt, là đúng. Nên bà già mừng rỡ.
- Khi
Đức Phật chưa đặt ra giới, các vị đệ tử tại gia và xuất gia nghe Đức
Phật thuyết pháp rồi thì tâm họ được viễn trần, li cấu (xa lìa trần
cấu mà được con mắt pháp thanh tịnh). Pháp nhãn là con mắt pháp con,
mắt ấy thấy pháp Tứ đế. Cũng cần nói thêm là, con mắt hôm trước đục
mờ, không thấy pháp Tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo; con mắt ấy chưa
thanh tịnh. Bây giờ con mắt ấy đã thấy rõ pháp Tứ đế rồi, cho nên
pháp nhãn thanh tịnh, chứng được quả vị Tu-đà-hoàn. Chính đó là Giới,
mặc dầu họ không trải qua 3 lần kiết-ma thọ giới. Giới của các vị đó
là Đạo cọng giới.
Vậy đạo cọng giới là gì? Chính là nhờ
hiểu được lý Tứ đế mà phát sinh các tâm vô lậu nên không còn làm
chuyện sai quấy. Những ai được tâm vô lậu, chính họ không nói mình
tu giới, mà họ chỉ quán pháp Tứ đế, quán vô thường, vô ngã... và
chính trong khi quán, họ ngộ được đạo, không làm những chuyện sai
quấy nên họ cũng được gọi là người giữ giới tinh nghiêm, nên gọi là
Đạo cọng giới.
- Đức
Phật Thích Ca thành đạo, 12 năm đầu, các hàng đệ tử của Phật chỉ
theo pháp mà tu hành, trong đó tu thiền định là chính, tu trí tuệ là
thứ. Đạo cọng giới thuộc về trí tuệ; Định cọng giới thuộc về thiền
định. Tu hai pháp ấy mà vẫn ngăn được tội ác để thành tựu được giới.
12 năm đầu Ngài chưa đặt ra giới, như trong luật đã nói Đức Thích-Ca
có một bài kệ, là:
-
- “Thiện hộ ư khẩu
ngôn,
-
Tự tịnh kỳ chí ý,
-
Thân mạc tác chư ác,
-
Thử tam nghiệp đạo
tịnh,
-
Năng đắc như thị hành,
-
Thị đại tiên nhân đạo”.
-
Nghĩa là khéo léo mà
giữ miệng lưỡi lời tiếng, tự mình làm sạch tâm trí của mình và thân
thể nữa cũng đừng làm ác, đó là đường sạch của ba nghiệp; khả năng
đạt được đường sạch như vậy, chính là đường đi của bậc đại tiên. Hay
nói một cách ngắn gọn là: Khéo giữ gìn thân, miệng, ý; đừng nghĩ bậy,
đừng nói bậy, đừng làm bậy. Đó là Giới Kinh của Đức Thế Tôn.
-
04- Nguyên Nhân Phật
Đặt Ra Giới Biệt Giải Thoát
- Từ đó
về sau mới phân biệt nói rộng ra là vì có một lần, Tôn giả
Xá-Lợi-Phất thưa Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để Chánh pháp của
Đức Như Lai, sau khi Như Lai diệt độ rồi, Chánh pháp ấy vẫn được tồn
tại lâu dài?” Thế Tôn dạy: “Đức Phật nào mà có nói Giới, nói Pháp
thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho Chánh pháp được cửu trú
sau khi Như Lai diệt độ”.
-
Khi ấy Tôn giả
Xá-Lợi-Phất thưa với Ngài rằng: “Bạch Thế Tôn, tại sao con không
thấy Thế Tôn đặt giới mà chỉ nói pháp?”. Ngài dạy: “Này Tôn giả, Ta
biết thời phải làm gì, nay chưa tới thời nên Ta chưa đặt ra giới.
Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì
Như Lai mới đặt giới”. Vì thế, 12 năm đầu chưa xảy ra chuyện gì cấu
uế nên Ngài chưa đặt ra giới.
-
05- Mười lợi ích của
việc đặt Giới:
- 1.
Nhiếp thủ ư Tăng: vì kiện toàn Tăng-già thành chúng thanh tịnh.
-
2. Linh Tăng hoan hỉ:
Vì tu hành phạm hạnh nên thiện tâm Tăng trưởng khiến được hoan hỉ
đối với nhau.
-
3. Linh Tăng an lạc:
vì hoan hỉ được an lạc nơi thiền định, trong tự tâm.
-
4. Linh vị tín giả tín:
khiến người chưa có lòng tin Tam Bảo, thấy chư Tăng tu hành phạm
hạnh mà sinh lòng tin.
- 5. Dĩ
tín giả linh Tăng trưởng: đối với người đã tin rồi khiến lòng tin
của họ Tăng trưởng.
- 6. Nan
điều giả linh điều thuận: người khó điều phục khiến họ được điều
thuận.
-
7. Tàm quí giả đắc an
lạc: khiến người biết hỗ thẹn được an vui.
- 8.
Đoạn hiện tại hữu lậu: vì đoạn diệt phiền não ở hiện tại.
-
9. Đoạn vị lai hữu lậu:
vì đoạn diệt hết phiền não ở vị lai.
-
10. Linh chánh pháp
cửu trú : vì tu phạm hạnh mà chánh pháp được tồn tại lâu dài.
-
Trong luật Tỳ-kheo
của Nam tông cũng y như vậy:
-
1. Samaghasutthutàya:
vì kiện toàn của Tăng-già.
-
2. Samghaphà sutàya:
vì an trụ của Tăng-già.
-
3. Dummankuman
puggalànam niggahàya: vì ức chế kẻ khác.
-
4. Pesalànam bikkùnam
phàsuvihàya: vì an trú của thiện Tỳ-kheo.
-
5. Dittha dhammikanam
asavanam samvaràya: vì đoạn phiền não hiện thế.
-
6. Samparàyikanam
àsavanam patighàtàya: vì đoạn diệt phiền não ở vị lai.
-
7. Appasannànam
pasàdaya: vì khiến chưa tin sinh tin.
-
8. Passannànam
bhiyyobhàvàya: vì người đã tin, lòng tin thêm kiên cố.
-
9. Saddhammatthiliyà:
vì Chánh pháp cửu trú.
-
10 Vinayà nuggahàya:
vì yêu chuộng, kính trọng Luật.
- Đó là
10 điều ích lợi cho việc đặt giới. Mỗi khi xảy ra một việc, Ngài đặt
ra một giới và kèm theo mười
lợi ích của nó. Đó là lý do đặt giới. Mười điều này trong Luật gọi
là Mười Cú Nghĩa.
-
06- Giới Thứ Nhất:
Bất Dâm
-
Đến năm thứ 13 Đức
Phật mới đặt ra Giới. Chuyện đặt Giới là do Tôn giả Na-Đề-Tử. Tôn
giả là một người giàu có, sau đó từ bỏ gia đình xin theo Phật xuất
gia. Trong thời gian sau, vì mất mùa, dân tình đói kém, chúng
Tỳ-kheo phải phân chia nhau đi các vùng chung quanh để khất thực.
Tôn giả Na-Đề cùng với một số Tỳ-kheo đi đến vùng Tôn giả ở để khất
thực. Khi đến, Tôn giả liền về quê và vào nhà khất thực. Bà mẹ thấy
Tôn giả trở về, mừng rỡ, níu kéo, khóc lóc, van xin Tôn giả đừng đi
xuất gia nữa. Nhưng Tôn giả không chịu. Bà mẹ khuyên lơn nhiều lần
nhưng Tôn giả cứ khăng khăng từ chối. Cuối cùng bà nói với Tôn giả:
“Con ơi, nhà ta giàu có, con đi tu rồi không ai nối nghiệp gia đình
để lo hương khói cho tổ tông ông bà. Mẹ cũng đã già rồi, không có ai
tâm sự hôm sớm. Thôi thì con có đi thì đi, nhưng hãy để lại cho mẹ
một đứa cháu rồi hãy đi”. Thương mẹ nên Tôn giả đành chìu mẹ, và
nghĩ: “cùng với vợ cũ ân ái một chút có sao đâu!”. Thế là bà dắt con
dâu tới cho Tôn giả và Tôn giả cũng thấy không có gì rắc rối cả. Tôn
giả nghĩ: “đi tu thì cứ đi, miễn là để cho bà một chút cháu nội cho
bà yên lòng là được”. Xong chuyện là Tôn giả ra đi, thậm chí sau đó
sinh con Tôn giả cũng chả hay. Từ khi xảy ra chuyện giữa Tôn giả và
vợ cũ rồi, một thời gian sau thấy các vị Tỳ-kheo khác không có
chuyện ân ái, sao mình lại để cho chuyện vợ cũ ràng buộc? Tôn giả
bức rức trong lòng và tỏ ra khó chịu, ân hận. Các vị Tỳ-kheo hỏi:
“tại sao thời gian đầu hiền giả hoan hỉ, sắc diện tươi tốt mà nay
thấy ủ rũ quá vậy?”. Tôn giả đem chuyện đó kể cho các vị Tỳ-kheo
hay. Các vị Tỳ-kheo đem chuyện của Tôn giả bạch lên Đức Thế Tôn. Thế
Tôn kêu lên quở trách. Bắt đầu từ đó Phật mới đặt ra giới thứ nhất
là hàng xuất gia thì không được dâm dục. Và trước khi đặt giới, Ngài
nó rõ mười công đức lớn của việc đặt giới.
-
07- Giới Thứ Hai:
Bất Đạo
- Nguyên
do là có một vị Tỳ-kheo Đàn-Ni-Ca, nguyên là con thợ gốm, làm cái
chòi bằng tranh trên núi để ở. Những người đi lượm củi, họ thấy chòi
vắng nên họ đến dỡ đi và lấy củi tranh về nấu cơm. Khi về thấy chòi
bị dỡ, Tôn giả bèn nghĩ là nên làm bằng vật liệu chắc chắn hơn. Suy
nghĩ như vậy, Tôn giả liền làm chòi kiên cố bằng đất nung đỏ chói.
Đức Phật trông thấy hỏi, các Tỳ-kheo khác bạch cho Ngài hay. Ngài
liền sai người kêu vị Tỳ-kheo ấy lại và hỏi có việc thầy làm chòi
kiên cố trên phải không? Vị Tỳ-kheo ấy xác nhận. Đức Phật bảo thầy
nên dỡ bỏ đi, nhưng Tôn giả trù trừ không muốn dỡ bỏ. Đức Phật sai
các Tỳ-kheo đến dỡ bõ căn chòi đó. Tôn giả không phản ứng gì nhưng
lại có ý làm cái cốc khác. Tôn giả bèn đến nhà người giữ cây cho vua
và nói rằng: Này anh kiểm lâm, vua Bình Sa có hứa cho tôi dùng cây
này để lôi làm cốc tu. Anh kiểm lâm nói: nếu đã có lệnh vua thì thầy
cứ lấy. Thế là Tôn giả vác rìu đến đốn cây và xả lung tung. Cây bị
đốn ngã nghiên thành từng khoảnh. Hôm sau có quan triều đình đi kiểm
tra thấy cây cối chặt bỏ lung tung, kêu anh kiểm lâm đến hỏi duyên
cớ, anh kiểm lâm bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Quan triều đình
cho mời Tôn giả lên và hỏi về tội đốn cây quý của nhà vua mà không
được phép của quan triều đình. Tôn giả bèn trả lời rằng: “Trước khi
lên ngôi vua, nhà vua có nói rằng, những gì có trong nước chúng tôi,
các vị xuất gia tu hành biết thiểu dục tri túc nếu có cần dùng thì
cứ lấy dùng”. Vua có tuyên bố như vậy nên tôi mới lấy dùng. Quan
triều đình nói rằng: “Vua chúng tôi có nói vậy thật, nhưng mà những
vật không có chủ giữ kia, còn những đồ vật có chủ, thì vua chúng tôi
không cho phép”. Câu chuyện rắc rối được các Tỳ-kheo về bạch Phật.
Phật mới đặt ra giới “bất dữ nhi thủ”, (người ta không cho thì không
lấy). Khi ấy Thế Tôn quay qua hỏi một vị Tỳ-kheo, trước khi xuất gia,
nguyên là quan triều đình rành pháp luật của vua, theo luật vua, lấy
đến ngang nào thì bị tội và ngang nào thì không bị tội? Tôn giả đáp:
“Theo con biết, thì như luật pháp trong nước này, nếu lấy độ năm
tiền thì bị tử hình, còn nếu dưới thì tùy đó xét xử dưới mức tù tội”.
Từ đó Phật đặt ra giới: “nếu ăn cắp, lấy trộm của người khác 5 tiền
thì bị trọng tội”.
-
08- Giới Thứ Ba: Bất
Sát
- Phật
dạy các Tỳ-kheo tu phép quán bất tịnh để dứt lòng ái dục. Một số
Tỳ-kheo ở tại vườn bên sông Bà Cừu chuyên tu theo phép quán bất tịnh.
Khi quán thân bất tịnh, thấy thân thể của mình hôi hám chịu không
nổi, là một ổ vi trùng sống nhung nhúc lại càng nhàm chán hơn, cho
nên muốn hủy diệt thân, mới nói: “ai giúp cho tôi giải thoát thân
này thì được phước lớn”. Tỳ-kheo Vật-Lực Già-Nan-Đề nghe nói vậy
liền cầm dao sát giúp. Khi sát xong rồi, ông ta liền cầm dao xuống
sông rửa. Khi rửa dao, thấy bóng mình phản chiếu dưới nước dữ tợn
quá nên ông ta đâm ra ân hận nghĩ rằng: “mấy vị Tỳ-kheo kia có tội
tình gì mà mình ra tay tàn sát các ông, mặc dầu có lời yêu cầu”. Lúc
ấy Ma vương biết ý liền hiện lên đứng trên nước và ca ngợi rằng: “Ồ
Hiền giả, lành thay, Hiền giả đã làm cho người chưa độ được độ; Hiền
giả đã làm một việc đại phước đức, đó là một công đức lớn. Hiền giả
hãy ra tay cứu độ cho những ai muốn giải thoát thân ngũ uẩn hôi hám
này, công đức thật vô lượng”. Nghe vậy ông yên tâm, xách dao về và
hô to: “Hỡi các Hiền hữu, ai muốn lìa thân ngũ uẩn để giải thoát,
muốn độ thoát sinh tử, đến đây tôi độ cho”. Thế là ông phơ luôn một
số nữa!
- Thường
lệ, sau mùa an cư, các vị Tỳ-kheo kéo nhau về vấn an sức khỏe Đức
Thế Tôn, như con về thăm cha sau 3 tháng xa nhà. Khi về hầu Phật,
bao giờ Phật cũng niềm nở đón tiếp đệ tử và Ngài hỏi an cư có an lạc
không, có hòa hợp không, đi đường có trở ngại gì không... như cha
thân mật hỏi con. Nhưng mùa an cư này, Ngài thấy đệ tử các nơi về
thưa thớt quá. Ngài đợi mãi đợi hoài không thấy họ trở về. Phật sai
các vị Tỳ-kheo đi thăm dò nghe ngóng coi họ có bị gì không? Các vị
Tỳ-kheo đi ra khỏi tinh xá, thì ở ngoài đường, thiên hạ đồn ầm cả
lên rằng: - “Không biết mấy ông thầy tu theo pháp môn nào mà giết
nhau nằm la liệt cả khu rừng, hôi thối không ai chịu nổi”.
- Các vị
nghe nói liền đến nơi xem thì thấy có chuyện như vậy. Các Tỳ-kheo về
bạch Phật. Phật bảo, Ta dạy chánh pháp, họ hành tà pháp. Từ đó Ngài
khuyên các vị Tỳ-kheo đổi pháp quán bất tịnh ra quán sổ tức để dẹp
trừ phiền não, chứ không nên quán bất tịnh đâm ra bi quan mà hủy
hoại thân mình như các Tỳ-kheo kia đã làm. Từ đó Ngài đặt ra giới
bất sát. Tóm lại, học Phật pháp, hành Phật pháp, nếu làm không đúng,
hiểu không đúng cũng dễ đưa đến kết quả tai hại.
-
Trái lại, không hiểu
Phật pháp, không áp dụng Phật pháp vào cho bản thân và xã hội, cũng
là một thiệt thòi lớn. Ví như người bắt rắn trong kinh Xà Dụ có kể:
-
- “Một người bắt rắn
mà không biết cách bắl nó, cứ cố bắt đằng đuôi, hay giữa thân rắn,
nó có thể quay đầu lại cắn và có thể gây tử vong. Muốn bắt rắn, cần
phải lấy cái nạng đôi đè đầu cho cứng là rắn chịu phép, mặc cho đuôi
quẫy sao đó thì quẫy, không ảnh hưởng gì. Cũng vậy, tu học Phật Pháp
cũng phải biết phương pháp, như cách bắt rắn vậy”.
-
Hoặc như trong kinh
Bách Dụ kể chuyện: “Ăn trộm áo vua". Có một anh chàng nghèo ăn trộm
áo vua. Triều đình cho quan quân đi lùng sục khắp nơi và bắt được nó.
Nó kêu oan và nói là áo của tổ tiên để lại. Quan nói nếu áo của tổ
tiên anh để lại thì anh mặc vào xem. Áo vua quá rộng nên nó không
biết mặc. Thấy tay áo rộng như ống quần, nó liền đưa chân vào hai
tay áo. Mặc hoài không xong nên lòi ra nói láo. Quan hỏi:
-
- “Áo tổ tiên sao anh
không biết cách mặc?”.
-
Như vậy, nếu không
biết sử dụng thì dầu có áo vua đi nữa cũng mang họa vào thân mà thôi.
Pháp và Luật của Phật có vi diệu đến đâu, nếu không biết tu tập và
hành trì đúng thì cũng chả có ích lợi gì!
-
09- Giới Thứ Tư: Bất
Vọng Ngữ
- Tại
sao Phật đặt ra giới này? Trong thời Đức Phật, Ấn Độ chưa phải là
nước đã đầy đủ luơng thực cho dân chúng hết đâu. Gặp lúc mất mùa hạn
hán, chư Tăng khất thực khó khăn nên đành phải phân tán nhỏ để khất
thực. Tại một thôn nọ, có một nhóm Tỳ-kheo, bàn bạc và tìm cách
đánh lừa tín chủ bằng cách, một người nói mình đã chứng A-la-hán,
được thượng nhân pháp, thần thông tự tại, còn người kia phụ họa vào
nói đó là việc tôi đã biết ông ta có thần thông... nếu cúng dường
cho ông thì được phước vô lượng. Thế là họ ca ngợi nhau, nên bổn đạo
thi nhau cúng dường. Một mùa hạ trôi qua được no đủ. Sau mùa an cư,
đệ tử lần lượt về hầu Phật, ai cũng xanh xao, duy có nhóm mấy thầy
Tỳ-kheo thôn nọ, khi về hầu Phật thì béo tốt, Phật hỏi:
- - “Các
thầy an cư có an lạc không?”.
- Họ trả
lời:
- - “An
lạc”.
- - “Còn
khất thực ra sao?”.
- Họ trả
lời:
- -
“Khất thực dễ lắm”.
- Ngài
ngạc nhiên hỏi:
- - “Tại
sao Thế Tôn thấy mấy thầy đến trước về thăm Ta, Ta hỏi khất thực thì
họ trả lời khó lắm, nhưng vẫn giữ thiểu dục tri túc, còn các thầy
sao lại khất thực dễ quá vậy?”.
- Thế là
họ đành phải thú nhận sự nói dối của mình. Thế Tôn quở trách nhóm đệ
tử nọ và Ngài đặt ra giới này:
- - “Cấm
các hàng Tỳ-kheo đệ tử của Như Lai đại vọng ngữ; chưa chứng nói
chứng, chưa thấy nói thấy pháp”.
- Cứ như
thế, hễ xảy ra một chuyện, Phật đặt ra một giới và Ngài đã đặt ra
250 giới cho Tỳ-kheo, 350 giới cho Tỳ-kheo-ni, kết thành bộ Luật gọi
là Luật tạng. Những giới của Phật đặt ra cũng gọi là Biệt giải thoát
giới hay Ba-la-đề-mộc-xoa. Vì sao gọi là Biệt giải thoát? Vì ai thọ
giới nào thì có sự giải thoát của giới đó, có sự lợi ích của việc
thọ giới ấy. Thí dụ, cư sĩ tại gia thọ 5 giới thì sẽ đem lại lợi ích
của 5 giới do mình thọ. Mười giới có lợi ích của mười giới, 250 giới
có lợi ích của 250 giới, nên gọi là Biệt giải thoát.
- Khác
với định cọng giới, định cọng giới tức là biệt biệt giải thoát giới,
tức là giới Ba-la-đề-mộc-xoa. Chính Ba-la-đề-mộc-xoa kết lại thành
một bộ Luật, gọi là tạng Luật.
-
10- Giới Luật
- Chữ
“Giới Luật” thường thường được dành cho hàng xuất gia và tại gia đệ
tử của Đức Phật thọ trì để đem đến an lạc cho bản thân và cho xã hội,
công đức của nó vô lượng. Vậy nghĩa của nó là gì?
- Chữ
Luật có 4 tên gọi:
- 1. Tỳ-Ni
(tức Tỳ-nại-da-Vinaya), dịch là Luật hay điều phục. Điều phục những
sự sai trái nơi thân, khẩu, ý. Nó cũng có nghĩa là diệt phiền não.
“Diệt” có nghĩa là nhờ giới này mà chứng được diệt đế, diệt quả.
- 2.
Mộc-xoa, tức Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràti-moksa), dịch là Biệt giải thoát.
- 3. Thi-la
(Sìla), dịch là Giới.
- 4.
Upalaksa, dịch là Luật.
- Thường
thường ta hiểu giới là luật, luật là giới. Nhưng tại sao một chữ mà
nói ra hai như thế? Nếu giới là luật, luật là giới, sao không gọi là
Giới tạng mà lại gọi là Luật tạng? Vì giới chưa hẳn có luật mà luật
thì phải có giới. Giới luật y như là một thang thuốc là vì giới là
dược tánh, luật là phương thang. Bất sát như là thục địa, bất đạo là
kiết cánh, bất dâm là đổ trọng... mỗi giới như là một vị thuốc. Dược
tính có tính cách đắng, màu của nó đen, có mùi thơm, có tính cách
dàn hòa, có tính công phá và bồi bổ từng bệnh riêng, đó là dược tính
của nó. Trong đạo, đó chính là giới, còn luật là phương thang. Chính
luật tạo ra từng phương thang một, có thang ngũ vị để dành cho cư sĩ
uống (năm giới), có thang bát vị để cư sĩ tu thêm (Bát quan trai
giới), có thang thập vị để mấy vị Sa-di dùng (mười giới dành cho Sa-di),
có thang 250 vị để cho mấy vị Tỳ-kheo dùng (250 giới của Tỳ-kheo).
Nếu uống thuốc đó vào mà trở bệnh thì sao? Xử lý cách nào? Tóm lại,
giới là dược tánh, luật là phương thang. Giới là điều răn, luật là
qui luật thi hành giới. Không có luật thì giới không có cách thi
hành.
-
11- Bốn Khoa Của
Giới
- Giới
có 4 khoa lớn: giới pháp, giới thể, giới hạnh và giới tướng.
-
a. Giới Pháp:
- Giới
cũng là một pháp do Đức Phật đặt ra nên giới cũng gọi là Pháp, luật
cũng là Pháp; do Phật đặt nên đó là Pháp của Phật. Vì vậy khi ta nói
Phật pháp là gồm cả giới trong đó nữa, chứ không phải nói pháp là
pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo... mà thôi đâu. Pháp
có nghĩa như vậy nên gọi là giới pháp.
-
b. Giới Thể (nạp thọ
pháp thành thể):
- Khi
Pháp có được tam sư, thất chứng, bạch tứ kiết-ma, đưa nó vào trong
người giới tử thì nó biến thành giới thể của người giới lử, gọi là
giới thể.
- Thí dụ:
Như là trong khi thọ giới, vị thầy kiết-ma bạch tứ kiết-ma rằng, tôi
xin hỏi các vị ngày hôm nay, có vị đó tên như vậy, như vậy... xin
theo Hòa thượng tên như vậy, như vậy thọ Cụ túc giới. Nếu Tăng chúng
ai bằng lòng cho vị ấy thọ giới Cụ túc thì cứ im lặng, ai không bằng
lòng thì nói lên. Ba lần kiết-ma như thế là giới thể được thành tựu
nơi ông giới tử. Đó là thọ thể, tức thọ nhận cái giới thể nên gọi là
thọ thể giới, giới được thành tựu nơi ông giới tử.
-
c. Giới Hạnh:
- Từ nơi
giới thể mà phát ra cử chỉ, hành động, nói năng đều y như pháp, tức
là tùy thuận giới thể mà các hành vi của 3 nghiệp thân, khẩu, ý đều
hành động y như pháp. Chúng ta quan sát kỹ, một người khi họ chưa
thọ giới thì nói năng, hành động khác; khi họ đã thọ giới rồi, hành
động, nói năng lại càng khác hơn. Là vì do có giới hạnh nên hình
tướng và oai nghi khác đi, gọi là giới hạnh.
-
d. Giới Tướng:
- Hành
trì giới luật có oai nghi hiện tướng ra bên ngoài, ai trông thấy
cũng biết được, đó gọi là người có giữ giới.
- Nói về
giới thể thì có 3 quan điểm:
- 1.
Theo quan điểm của các bộ phái Phật giáo ngày xưa, chỉ quan niệm
giới thể chung chung thế thôi. Phái Nhất thiết hữu bộ chủ truơng
giới thể thuộc sắc pháp, lấy sắc pháp làm giới thể; bởi lẽ, một
người thành tựu được giới là phải đối trước tam sư, thất chứng,
chính tự mình thân quỳ lạy, miệng nói, trả lời câu hỏi mới thành
được. Nếu không lạy, không quỳ, không dùng cái thân nàỵ tỏ bày cái
tướng lãnh thọ giới điều thì không thành giới thể được. Mà thân này
là gì? Là tứ đại sắc thân. Lấy tứ đại sắc thân đối trước tam sư,
thất chứng mà thọ giới thể, cho nên giới thể đó thuộc về sắc pháp.
Đó là quan điểm của Hữu bộ. Vì vậy, quan điểm của Hữu bộ cho giới
thể thuộc về Vô biểu sắc. Vô biểu sắc là một thứ sắc không biểu hiện
cho người ta thấy được, nó là một pháp vô hình nhưng thuộc về sắc.
Theo Hữu bộ, nó thuộc về sắc ấm, sắc uẩn chứ không phải thuộc các
uẩn khác. Giới thể theo Hữu bộ là sắc pháp.
- 2.
Theo Đại thừa Duy thức thì giới thể thuộc về tâm pháp, vì sao? Vì
theo Duy thức, người ta có hai thứ nghiệp, là tư nghiệp và tư dĩ
nghiệp. Tư nghiệp là nghiệp của ý. Thí dụ, mình nghĩ phải bố thí cho
kẻ nghèo, sự suy nghĩ đó nó đang còn trong tâm chứ chưa hiện ra
ngoài. Chính sự suy nghĩ đó cũng là cái nghiệp sau khi suy nghĩ, nó
phát ra miệng nói, tay cầm vật cho kẻ nghèo, như vậy gọi là tư dĩ
nghiệp. Tư có ba là Thẩm lự tư, tức suy nghĩ, tính toán; Quyết định
tư, tức đã quyết định, và Phát động tư, là từ quyết định phát động
ra ngoài, gọi là Phát động tư. Vì vậy, theo Đại thừa Duy thức thì
khi một người nào đó đã phát động ra trước tam sư, thất chứng, ví dụ
nói: Tôi xin giữ được giới ấy... cái phát động ấy chính là do cái tư,
cái mà anh suy nghĩ và nói ra, nếu không có cái tư ấy thì làm sao
anh nói tôi xin giữ được? Cho nên, Đại thừa Duy thức nói giới thể
thuộc về tâm pháp chứ không thuộc về sắc pháp.
- 3.
Phái Thành thật luận cho rằng, giới thể phi sắc phi tâm, bởi nó
không trông thấy, làm sao nói là sắc? Thứ nữa, nó không có duyên lự,
làm sao nói tâm được, nên nói là phi sắc phi lâm. Nó chỉ là một cái
năng lực ngấm ngầm bên trong, có tác dụng ngăn chặn việc làm sai
trái của người định làm. Thí dụ, người thọ giới Cụ túc rồi, mỗi năm
đến mùa an cư phải nhập hạ, song có lúc có người không muốn an cư,
nhưng sức mạnh ngấm ngầm của giới biểu họ phải an cư, đó là chuyện
nên làm. Tóm lại, đó là một năng lực phi sắc phi tâm. Dù nói cách
nào, như chủ trương nó thuộc sắc pháp, dầu thuộc tâm pháp, dầu thuộc
phi sắc phi tâm thì cũng là một cái năng lực vô hình có năng lực
phòng phi chỉ ác, ngăn điều quấy, dứt điều ác.
- Tóm
lại, 250 giới nhìn thì nhiều, nhưng chỉ có nghĩa là phòng phi chỉ ác.
Nói cách khác, muốn áp dụng giới trong đời sống hàng ngày thì phải
hiểu cách thực hành của nỏ, đó là chỉ trì và tác trì. Chỉ trì giới
là giới ngăn dứt, không làm. Thí dụ, phát nguyện giữ 5 giới, đó là
do tự phát nguyện. Nếu không sát sinh hại mạng thì đã là trì giới,
ngược lại, sát sinh là phạm. 250 giới của Đức Phật đặt ra, trừ chúng
học pháp ra, có một phần trì, một phần chỉ. Tác trì giới tức là
những điều đáng phải làm mà làm thì gọi là trì; ngược lại không làm
là phạm. Ví dụ: Khi đến mùa an cư mà an cư là trì, không an cư là
phạm, nên gọi là tác trì.
-
12- Biệt Giới, Thông
Giới
- Giới
của Phật đặt ra có biệt giới và thông giới.
- a.
Biệt giới: là giới của hàng xuất gia, giới của hàng Thanh văn. Thí
dụ: Hàng xuất gia nếu là Tỳ-kheo thì phải thọ 250 giới, Sa-di là 10
giới, còn cư sĩ là thọ 5 giới... Có phân biệt rõ ràng như vậy gọi là
biệt giới. Cư sĩ không thể thọ 250 giới. Riêng đối với Ni cũng vậy.
Sa-di-ni cũng thọ 10 giới, không được quá. Thức-xoa-ma-na 6 giới,
không được quá. Tỳ-kheo-ni 350 giới mà thôi, nên gọi là biệt giới.
- b.
Thông giới: tức là Bồ-tát giới, ai thọ cũng được. Sa-di, cư sĩ,
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa, Sa-di-ni, có bệnh không bệnh, dù thân
căn không hoàn chỉnh thọ cũng được. Điều kiện để thọ là nghe tiếng,
hiểu nghĩa Pháp sư truyền là được thọ; trái lại, trong luật Tỳ-kheo,
nếu bị dị tật thì không được thọ. Vì vậy, Bồ-tát giới gọi là thông
giới, còn luật Tỳ-kheo, Sa-di... gọi là biệt giới. Thông giới có
tính cách vĩnh cữu, còn biệt giới chỉ có tận hình thọ mà thôi. Giả
sử hoặc có chết, hoặc thay đổi nam thành nữ tánh thì tự nhiên mất
giới, mặc dù tâm không mất, nhưng hình tướng đã mất thì giới cũng
mất, đó là không kể xả giới. Còn giới Bồ-tát thì tùng kim thân cho
tới Phật thân, tức cho đến thành Phật, giới đó không mất. Chỉ mất
giới khi nào bỏ Bồ-đề tâm, bỏ Bồ-tát hạnh, phạm trọng giới mới mất.
Còn có phạm khinh giới vẫn được sám hối. Vì vậy, người giữ Bồ-tát
giới dầu có đọa địa ngục, có lên thiên đường, có phạm năm lần bảy
lượt đều có thể sám hối, miễn là chủng trí Bồ-đề tâm vẫn còn.
- Lúc
Đức Phật sắp Niết-bàn, các hàng đệ tử tỏ ý lo lắng, sợ Đức Thế Tôn
nhập Niết-bàn rồi không ai dìu dắt chúng đệ tử. Đức Phật mới dạy
rằng, Pháp và Luật mà Ta đã dạy cho các ngươi, chính đó là đạo sư
của các ngươi. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy:
-
- “Nhữ đẳng Tỳ-kheo,
-
Ư ngã diệt hậu,
-
Đương tôn trọng trân
kính Ba-la-đề-mộc-xoa,
-
Như ám ngộ minh,
-
Như bần nhân đắc bảo.
-
Đương tri thử tắc thị
nhữ đẳng đại sư.
-
Nhược ngã trú thế,
-
Vô dị thử dã”.
-
Nghĩa là:
-
- “Các thầy Tỳ-kheo,
sau khi Ta diệt độ, các thầy phải tôn trọng tôn kính tịnh giới, như
ở chỗ mù tối mà được ánh sáng; nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải
biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Ta ở đời thì
cũng không khác gì vậy”.
-
Đó là lời dạy thứ hai.
Lời dạy thứ ba là:
-
- “Các ngươi hãy tinh
tiến lên để giải thoát”.
- Nói về
lời dạy Pháp và Luật trong giáo lý Đức Phật, chúng ta phải biết Pháp
là gì và Luật là gì? Pháp tức là giáo pháp. Thí như Ngài dạy về lý
“Vô thường”, “Vô ngã”, “Tứ đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh
đạo”, “Giới, Định, Tuệ...”, gọi là “Pháp”. Pháp ấy có mục đích hướng
dẫn cho chúng sinh tu hành để thành đạo, để giác ngộ. Luật là gì?
Luật là những điều răn cấm, những quy tắc, những luật lệ để hành trì,
áp dụng cho đời sống cá nhân và tập thể. Pháp kết tập lại thành Kinh
tạng, Luật kết tập lại thành Luật tạng.
- Sau
khi Đức Phật nhập diệt, lần kiết tập đầu tiên là kiết tập Kinh tạng
và Luật tạng. Bây giờ chúng ta nói kiết tập Tam tạng là nói chung,
nhưng lúc đầu chủ ý kiết tập là thành Kinh tạng và Luật tạng, hai
chữ này nó mang một ý nghĩa rất lớn. Cả Kinh tạng tóm lại trong một
chữ “Pháp” mà thôi; cả Luật tạng thành một chữ “Luật” mà thôi. Cho
nên Ngài không nói:
- - “Ta
để lại Kinh tạng Luật tạng cho các ngươi”; mà Ngài nói:
- - “Ta
để lại Pháp và Luật cho các ngươi. Các ngươi hãy lấy đó làm bậc Đạo
sư của mình. Ta có ở đời cũng không khác”.
-
13- Đức Thế Tôn Diệt
Độ
- Khi
Đức Phật nhập Niết-bàn ở tại rừng Kusinara giữa Ta-la song thọ, Tôn
giả Ma-ha Ca-diếp cùng một số Tỳ-kheo rất đông đang đi du hóa và
hành đạo ở phương xa. Số đệ tử này do Phật độ sau 45 năm hành đạo và
thuyết pháp, một số khác do các đệ tử Ngài thâu nhận vào nhập chúng
cũng khá đông. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp mọi nơi. Riêng Tôn
giả Ma-ha Ca-diếp với một số Tỳ-kheo ở phương khác như xứ Pava, nhân
ngày đó cùng đi về thành Kusinara. Giữa đường, gặp một người ngoại
đạo cầm một cái hoa nơi tay, Tôn giả liền hỏi:
- -
“Hiền giả từ đâu đi lại?”
- Ông
trả lời:
- - “Tôi
từ Kusinara đến”.
- - “Vậy
Hiền giả có biết Như Lai, Thế Tôn của chúng tôi ở đâu không?”
- - “Như
Lai, Thế Tôn của các ông đã nhập diệt rồi. Chính tôi ở nơi chỗ nhập
diệt của Ngài mà lượm cái hoa này đây”.
- Nghe
nói như vậy, các vị A-la-hán thì bình tĩnh yên lặng, nhưng các vị
chưa đạt đến quả vị A-la-hán tâm lý xúc động mạnh. Có vị ưu phiền,
có vị ré lên, đấm ngực khóc lóc.
-
14- Tân Tỳ-Kheo
Bạt-Nan-Đà Vui Mừng
- Trong
số này có một thầy Tỳ-kheo tên là Bạt-Nan-Đà khi nghe tin Thế Tôn
diệt độ, mừng rỡ liền nói:
- - “Này
các Hiền giả, lý đáng ra khi nghe tin này, các Hiền giả phải vui
mừng, sao lại khóc lóc? Khi ông Đại Sa-môn còn sống, ta cứ bị ràng
buộc theo ông. Ông cứ bảo nên làm như thế này, thế nọ; không nên làm
như thế này, như thế nọ. Ông Đại Sa-môn cứ nhắc nhở hoài, phiền toái
quá ? Bây giờ ông Đại Sa-môn quá vãng rồi, thì chúng ta được sống tự
do. Cái gì ta ưng thì ta làm, cái gì ta không thích thì ta không làm.
Chúng ta được sống tự do theo ý chúng ta”.
- Tôi
đọc cuôn Văn minh Ấn Độ của Durand, ông có nhắc chuyện Tỳ-kheo
Bạt-Nan-Đà và có nhận xét thêm: “Tương lai trong hàng đệ tử của Phật,
những người tu theo Bạt-Nan-Đà đông hơn theo Phật, có lẽ cũng đúng!”.
-
15- Kiết Tập Lần I
- Chứng
kiến chuyện như vậy, nên khi về thành Kusinara dự lễ Trà tì kim thân
Đức Thế Tôn xong, Tôn giả Đại Ca-Diếp mới nảy ra một ý để giáo pháp
của Phật khỏi bị rơi rớt, để cho chúng Tăng sau này ghi nhớ mà hành
trì, nên Tôn giả mời các vị A-la-hán mở một cuộc “Kiết Tập Kinh và
Luật”. Cuộc kiết tập lần thứ nhất do Tôn giả chủ trì được mở ra ngay
trong năm Đức Phật diệt độ. Ngay trong 3 tháng hạ này, cuộc kiết tập
lần thứ nhất được bắt đầu gồm có 500 vị A-la-hán ở thành Tỳ-Xá-Li
dưới sự bảo trợ của vua A-Xà-Thế. Trong số dự kiến 500 vị A-la-hán,
đã có 449 vị, còn thiếu một vị nữa. Tôn giả A-Nan là một vị đệ tử
hầu hạ Đức Thế Tôn 25 năm, nên có vị đề nghị mời Tôn giả vào cho đủ
số 500 vị A-la-hán, nhưng Tôn giả Đại Ca-Diếp chưa nhất trí. Tôn giả
Đại Ca-Diếp nói:
- - “Tôn
giả A-Nan tuy đa văn nhưng chưa dứt hết nhiễm ái. Ai còn ái, nhuế,
bố, si thì chưa được nhập vào hàng ngũ thánh Tăng để kiết tập”.
Nhưng, cho dù các vị A-la-hán khác có lý luận rằng: “Thưa Tôn giả,
tuy Tôn giả A-Nan chưa chứng A-la-hán, nhưng Tôn giả đã hầu Phật 25
năm, nghe Phật dạy, nhớ nhiều bài giảng, có thể giúp cho đại hội
kiết tập này lắm chứ. Nếu trong khi kiết tập, có điều nào còn nghi
thì hỏi Tôn giả A-Nan, Tôn giả nói rõ ràng hơn”. Vì vậy, chúng Tăng
hiện tiền thiết tha đề nghị mời Tôn giả được dự đại hội kiết tập này.
-
16- Tôn giả A-Nan
Chứng A-La-Hán
- Về
phần Tôn giả A-Nan, khi đi từ rừng Kusinara về chỗ kiết tập, Tôn giả
suy nghĩ rằng: “một con bò nghé không bao giờ rời vú mẹ”. Hôm nay ta
đi giữa hàng 449 vị A-la-hán này, ta cũng tương tợ như vậy. Trong
khi vừa đi vừa suy nghĩ như vậy thì có Tỳ-kheo Bạt-Kỳ-Tử đã chứng
được thần túc thông và tha tâm thông, nhìn thấy A-Nan đi trong đó.
Đối với các vị chứng A-la-hán rồi, đi trong đoàn thì thấy đã rõ,
nhưng Tôn giả A-Nan đã chứng A-la-hán chưa, đã sạch hết dục lậu và
vô minh lậu chưa thì chưa thấy rõ, nên thầy liền quán sát kỹ và thấy
rõ Tôn giả A-Nan chưa sạch hết hữu lậu và vô minh lậu. Với lòng từ
tâm, thầy tới khích lệ: “Này Hiền giả, Hiền giả hãy nhiếp tâm về
Niết-Bàn, tư duy về tịch tịnh. Nếu không như vậy thì đa văn cũng
không ích lợi gì”. Nghe lời khuyên ấy, Tôn giả A-Nan chú tâm mãnh
liệt hướng về Niết-Bàn, tư duy suốt cả đêm và kinh hành không nghỉ.
Khi tướng sáng (bình minh) xuất hiện thì Tôn giả thấy trong mình mệt
mỏi quá, định ngồi xuống nghỉ một lát. Vừa ngồi xuống, Tôn giả nghĩ
thôi ta nên nằm một chút. Tôn giả vừa đưa cái đầu xuống, đầu chưa
tới gối thì tâm đã bừng sáng, chứng được vô lậu. Từ đó, Tôn giả
chính thức được dự vào trong hội nghị kiết tập.
-
17- Tôn Giả A-Nan
Sám Hối
- Tuy đã
chứng A-la-hán, được tham dự hội nghị kiết tập, nhưng Tôn giả cũng
bị Tôn giả Đại Ca-Diếp vấn nạn, hạch tội. Tôn giả Đại Ca-Diếp nói:
-
- “Tôn giả tuy chứng
A-la-hán, các lậu đã tận, được dự vào trong hàng đại A-la-hán để
kiết tập Tam tạng, nhưng bị các lỗi trong thời hầu Đức Thế Tôn nên
phải sám hối trước đã”.
-
Thứ nhất:
-
- “Tôn giả là người
đầu tiên xin Phật cho hàng nữ nhân xuất gia, thế là phạm tội Đột
kiết-la, Tôn giả có nhận không?”.
- A-Nan
đáp:
- - “Tôi
xét việc đó không có lỗi gì, bởi lẽ, tôi thấy Di mẫu rất có công lao
đối với Thế Tôn cho nên tôi thưa với Thế Tôn, nhắc Thế Tôn nhớ công
lao ấy của Di mẫu và xin cho bà xuất gia là có nguyên do như vậy,
chớ không vô cớ. Nhưng Tôn giả Đại Ca-Diếp bảo Tôi như vậy, Tôi tuân
theo lời Đại Ca-Diếp xin sám hối”.
- Thứ
hai:
-
- “Có một lần, Tôn giả
may y Tăng-già-lê cho Thế Tôn và Tôn giả đã dẫm chân lên trên y, thế
là Tôn giả bất kính, phạm tội Đột-kiết-la. Tôn giả có nhận không?”.
- -
“Thưa Tôn giả, Tôi không phải bất kính đối với Thế Tôn mà dẫm chân
lên y đang may cho Thế Tôn. Nhưng vì lúc đó gió to quá mà không có
ai đỡ giúp, cho nên Tôi buộc lòng phải dẫm lên mé y để giữ cho gió
khỏi tung vải lên. Nhưng mà Tôn giả đã nói thế thì Tôi xin sám hối”.
-
Thứ ba:
-
- “Có một lần Đức Thế
Tôn sai Tôn giả đi lấy nước để Ngài uống. Tôn giả mang bát ra đi
nhưng lại mang bát không trở về. Tôn giả nói rằng khúc sông đó vừa
có 500 cỗ xe đi ngang qua, nước đục quá không thể dùng được. Tôn giả
không biết rằng, nếu yêu cầu Chư Thiên họ dùng phép lực thì có thể
làm cho nước trong để đem về cho Thế Tôn dùng hay sao? Tại sao Tôn
giả không làm? Phạm tội Đột-kiết-la”.
- -
“Thưa Tôn giả, khi ấy Chư Thiên thì chưa hiện đến, nhưng Thế Tôn thì
Ngài đang cần nước, cho nên Tôi quên khẩn cầu Chư Thiên, nên đã quay
về trình với Thế Tôn sự kiện nước đục vì bị 500 cỗ xe vừa đi qua
không thể dùng được. Nhưng Tôn giả đã bảo vậy thì Tôi xin sám hối”.
-
Thứ tư:
-
- “Khi Đức Thế Tôn
tuyên bố 3 tháng nữa là Như Lai nhập Niết-Bàn, lẽ đáng Tôn giả hầu
Thế Tôn, Tôn giả phải năn nỉ Thế Tôn cửu trú thế gian để lợi lạc hữu
tình, nhưng tại sao Tôn giả không xin? Như vậy là phạm tội
Đột-kiết-la”.
-
- “Tôn giả nói là Tôi
không muốn xin Đức Thế Tôn cửu trú chứ gì? Thú thật, tâm Tôi lúc đó
như bị ma ám nên Tôi không nhận ra, khi nhận ra thì sự đã rồi, Tôi
rất ân hận. Tôn giả nói Tôi phạm tội Đột-kiết-la, Tôi xin sám hối”.
- Thứ
năm:
- - “Khi
Đức Phật nhập Niết-Bàn, có một bà già nghe tin đến hầu Phật. Bà
thương mến Phật quá và đã để rơi nước mắt trên chân Phật, in dấu
trên chân Ngài. Sao Tôn giả không can ngăn bà, lại để giọt nước mắt
ấy làm ô nhiễm chân Phật. Như vậy là phạm tội Đột-kiết-la”.
- -
“Thưa Tôn giả, là người thị giả, khi ấy tôi thấy bà cụ có một lòng
cung kính Thế Tôn quá nên tôi không dám can ngăn bà. Nhưng Tôn giả
đã bảo có lỗi thì tôi xin sám hối”.
-
Thứ sáu:
-
- “Trước khi Phật nhập
Niết-Bàn, Ngài có dạy rằng: “Thế Tôn đã dạy giới luật cho hàng tại
gia và xuất gia. Riêng hàng Tỳ-kheo thì Ngài có dạy tùy nơi, tùy lúc
có thể xả bớt tiểu tiểu giới, nghĩa là có thể bỏ đi những giới điều
vụn vặt. Tại sao Tôn giả không thưa Phật, xả tiểu tiểu giới là những
tiểu tiểu giới nào? Thế là phạm Đột-kiết-la”.
-
- “Thưa Tôn giả, lúc
đó Tôi cũng quên thưa Phật về chuyện ấy, bây giờ Tôn giả nói Tôi mới
nhớ. Nay Tôn giả bảo Tôi sám hối, Tôi cũng xin sám hối”.
- Khi
sám hối xong rồi, Tôn giả mới được tham dự vào trong đại hội kiết
tập để tụng đọc về Pháp.