-
SỰ
TÍCH GIỚI LUẬT
-
Ni
Sư Thích Nữ Trí Hải
-
---o0o---
-
-
Phần năm
- Tám Pháp
hối
quá
- Tám
pháp "hối quá" dịch âm là Ba la đề đề xá ni, dịch nghĩa là "Đối tha
thuyết" hay "Hướng bỉ hối" là khi phạm thì cần đối trước một vị khác
mà sám hối về việc quấy mình đã làm để được thanh tịnh. Tám pháp ấy
là không bệnh mà do lòng tham ăn, đi xin một trong tám thứ: Tô, dầu,
mật, đường tán, sữa, lạc, cá, thịt.
- Cả tám
pháp đều do Lục quần Ni phạm đầu tiên, bị cư sĩ chê bai, Phật chế
giới.
- Trong
tám thứ, ba thứ tô, sữa, lạc đều là những thực phẩm chế biến từ sữa.
(Sữa tươi từ bò cái gọi là nhũ, từ nhũ có lạc, từ lạc có sinh tô, từ
sinh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ). Cùng với đường, mật, dầu
thành sáu thức ăn có tính chất dinh dưỡng cao, người xuất gia chỉ
nên xem như thuốc chữa bệnh. Cá, thịt thì liên hệ đến sinh mạng của
loài khác, dù nói gì đi nữa (như nói nguyên thủy Phật cho phép ăn
năm thứ tịnh nhục, vân vân) thì ăn vào cũng thương tổn tâm từ, mắc
nợ máu thịt khó mà giải thoát. Trừ phi bị bệnh kinh niên cần phải ăn,
hoặc không có thực phẩm nào khác, thì không nói. (Như ở Tây tạng,
trên núi cao rất ít rau cỏ mọc được, tu sĩ hầu hết theo đại thừa
giáo mà không ăn chay. Khi sang Tây phương, ngài Dalai Lama, vị Phật
vương xứ Tây tạng lưu vong, một hôm trông thấy người ta đang cắt cổ
gà để thết đãi, ngài từ chối dùng dĩa thịt gà hôm ấy mặc dù không có
món ăn nào khác ngon hơn. Từ đấy ngài ăn chay hoàn toàn như người
Trung Quốc và Việt Nam, nhưng sau 12 tháng ngày lâm bệnh vàng da rất
nặng, bác sĩ bảo ngài phải kiêng sữa, đậu phụng và phải trở lại ăn
cá thịt mới khỏi bệnh. Tuy không trường trai được, mà ngài vẫn luôn
tán thán việc ăn chay là hoàn toàn hợp lý, và cứ đến mỗi kỳ đại lễ
của Tây tạng và khi nhập thất thì ngài lại dùng chay).
- Nếu
không bệnh mà ăn các thứ trên, thì có thể sinh bệnh thừa chất đường,
chất mỡ (gọi là chứng thừa cholestérol trong máu, gây ra nhiều chứng
khó chữa như xơ cứng động mạch, tiểu đường, v.v...). Hoặc nếu may
mắn không bệnh (vì lá gan còn hoạt động tốt) thì người cũng mập phì
rất khó coi. Thứ nữa là ăn quen chất béo ngọt thì sinh cái tật tham
vị ngon, đưa đến tình trạng đọa lạc biết ngày nào mới ra khỏi biển
khổ sinh tử?
- Phần sáu
- Một
trăm pháp chúng học
- Phần
này thuộc về uy nghi chánh hạnh, thuộc loại tội nhẹ nhất trong năm
thiên, nhưng bản chất cũng đưa đến phiền não. Lại nữa những giới này
thuộc về "già tội" không phải "Tánh tội" như sát đạo dâm vọng. Trong
khi các tội trọng thuộc hai thiên đầu khó phạm mà dễ giữ, thì trái
lại các tội thuộc thiên này rất dễ phạm, khó giữ.
- Trong
100 pháp chúng học, điều thứ 14 (lắc thân mà đi) trùng với Ba dật đề
176; số 49 (đại tiểu trên cỏ tươi) trùng với Ba dật đề 77. Còn lại
98 điều giống như giới bản của Tỳ kheo.
- Các
giới điều trong thiên này đều do Lục Quần phạm trước, bị cư sĩ chê
trách nên Phật đặt ra
giới. Có thể tóm thâu vào bảy mục:
- 1- Về
y phục
- Gồm 8
giới, từ số 1 đến số 8 như sau
- Nội y
tề chỉnh, năm y tề chỉnh, không vắt trái y mà đi, và ngồi; quấn y
nơi cổ mà đi, và ngồi, trùm đầu mà đi, ngồi nhà cư sĩ.
- 2- Uy
nghi đi đường
- Gồm 12
điều, từ 9-17 và 93-95 như sau:
- Không
lò cò vào, ngồi nhà cư sĩ, không ngồi xoạc đùi; không chống nạnh vào,
ngồi nhà cư sĩ, không lắc thân vào, ngồi nhà cư sĩ, dặt tay nhau,
trèo cao quá đầu, xâu đãy y vào đầy gậy mà vác.
- 3- Tác
phong lúc đến nhà cư sĩ
- Gồm 8
điều, từ 18-25 như sau:
- Khéo
che mình vào, ngồi nhà cư sĩ, không liếc ngó vào, ngồi nhà cư sĩ,
yên lặng mà vào, ngồi nhà cư sĩ, không giỡn cười vào, ngồi nhà cư sĩ.
- 4- Tác
phong khi ăn uống
- Gồm 23
điều, từ 26-48 như sau:
- Chú ý
khi ăn, cơm ngang miệng bát, đồ ăn ngang bát, cơm canh tương đương,
phải ăn tuần tự, không moi giữa bát, không tự đòi cơm (canh nếu
không bệnh), không lấy cơm lấp, liếc bát bên cạnh. Để ý nơi bát,
không dồn lớn miếng, há miệng đợi cơm, không ngậm cơm nói, xa ném
vào miệng, ăn còn sót cơm, phồng má mà ăn, nhai cơm lớn tiếng, hớp
cơm mà ăn, le lưỡi mà liếm, rảy tay mà ăn, lượm cơm rơi ăn, tay dơ
cầm bát, tạt nước rửa chén (vào nhà cư sĩ).
- 5- Đại
tiểu tiện
- Gồm 3
điều cấm, từ 49-51, như sau:
- Đại
tiểu hỉ nhổ trên cỏ, nước sạch, đứng mà đại tiểu.
- 6- Tác
phong thuyết pháp
- Gồm 20
điều, từ 52-59 và 86-92
- Từ
52-59 là tám trường hợp không được nói phá cho những người không
bệnh mà có tác phong thiếu cung kính như sau:
- - Vắt
áo lên vai, quấn áo nơi cổ, người đang che đầu, người đang trùm đầu,
hai tay chống nạnh, chân mang dép da, chân mang guốc gỗ, người đang
cưỡi ngựa.
- Từ
86-92 là bảy trường hợp nói pháp không đúng phép tắc, khi người nghe
không bị bệnh hoạn gì:
- Người ngồi mình
đứng, người nằm mình ngồi; người ghế mình không, ngồi cao ngồi thấp,
đi trước đi sau, kinh hành cao thấp, đạo và phi đạo.
- Từ 96-100 là năm
trường hợp cấm thuyết pháp vì người nghe thiếu cung kính không bỏ
xuống những khí giới đang mang như sau: Cầm gậy, cầm kiếm, cầm mâu,
cầm dao, che dù.
- 7-
Kính tháp và tượng Phật
- Gồm 26
điều cấm, từ 60-85 như sau:
- Ngủ
trong tháp Phật, cất giấu của cải, mang dép da vào, cầm dép da vào,
dép da nhiễu tháp, đi ủng vào tháp, mang giày ủng vào, cầm giày ủng
vào, ăn uống xả rác, khiêng thây đi qua, chôn thây nơi tháp, đốt
thây nơi tháp, hướng tháp đốt thây, bốn phía hôi tháp, giường áo
người chết, đại tiểu gần tháp, hướng tháp mà tiểu, bốn phía xông hơi,
ảnh Phật vào cầu, tháp Phật
xỉa răng, hướng tháp xỉa răng, nhiễu tháp xỉa răng, khạc nhổ hỉ mũi,
hướng tháp hỉ khạc, duỗi chân trước tháp. Tượng Phật phòng dưới mình
ở phòng trên.
- Phần bảy
- Bảy pháp
diệt
tránh
- Phần
này là bảy phương pháp Phật dạy dùng để giải quyết những tranh chấp
trong tăng chúng, thuộc bốn phạm vi là ngôn, sự, mích, phạm:
- - "Ngôn
tránh" là cãi nhau về pháp và luật.
- - "Sự
tránh" là cãi nhau về công việc.
- - "Mích
tránh" là cãi nhau trong lúc tìm lỗi.
- - "Phạm
tránh" là cãi nhau về phạm tội nặng nhẹ.
- Bảy
phương pháp đó là:
- 1-
Hiện tiền tì ni
- Đáng
cho hiện tiền tì ni, phải cho hiện tiền tì ni.
- Phật ở
Xá vệ dạy pháp này. Nhân tôn giả Ca Lưu Đà Di, một trong Nhóm 6 Tỳ
kheo, cùng nhiều vị đi tắm sông Aciravati. Tôn giả lên trước, lấy
lộn y của vị khác mặc đi về. Vị kia lên sau tìm không thấy y mình mà
thấy y của Ca Lưu Đà Di bỏ lại, bèn kết cho vị này tội ăn trộm, làm
yết ma diệt tẩn vắng mặt. Tôn giả Ca Lưu Đà Di đến bạch Phật. Phật
hỏi tôn giả Ca Lưu Đà Di đến bạch Phật. Phật hỏi Tôn giả khi lấy y
mặc thì tâm nghĩ gì? Tôn giả đáp tưởng là của mình nên lấy mặc, thế
thôi. Phật dạy thế thì không phạm tội, nhưng lần sau phải xem kỹ
trước khi mặc. Và đại chúng cũng không được phép làm yết ma kết tội
kẻ vắng mặt. Khi làm các yết ma y chỉ, diệt tẩn, quở trách, ngăn đến
nhà cư sĩ, yết ma cử tội, v.v cần phải có mặt đương sự, gọi là "hiện
tiền tì ni". Pháp diệt tránh này gọi là "hiện tiền tì ni diệt tránh",
nghĩa là phương pháp dứt tranh cãi trong đó cần có mặt đương sự.
- 2-
Pháp diệt tránh "Ức niệm tì ni"
- Đáng
cho ức niệm tì ni, phải cho ức niệm tì ni.
- Phật ở
Xá vệ, Đạp Bà Ma La làm tri sự, chia mền chiếu xấu cho một vị trong
Lục Quần Tỳ kheo, vị này tức giận vu khống Tôn giả phạm giới dâm dục.
Phật hỏi Tôn giả có như vậy không. Tôn giả đáp từ khi xuất gia ông
chưa từng có tâm niệm ấy dù trong giấc mộng. Lục Quần cũng xác nhận
tôn giả thanh tịnh. Phật tuyên bố Đạp Bà Ma La là bậc a la hán vô
trước, không còn ý tưởng dâm dục. Nhưng các Tỳ kheo cứ tiếp tục quấy
nhiễu Tôn giả bằng cách đi theo mà cật vấn:
- - "Ông
có nhớ ông phạm tội ba la di, tăng tàn... nào không", và Tôn giả cứ
phải trả lời:
-
- "Trưởng lão, tôi
không phạm, chớ có cật vấn tôi mãi”.
- Các Tỳ
kheo vẫn theo hỏi dai, tôn giả bạch Phật. Phật cho tăng bạch tứ yết
ma làm pháp "ức niệm tì ni". Yết ma xong thì phải để cho đương sự
yên ổn, không được theo hỏi lần đân.
- Đương
sự đủ uy nghi tác bạch:
- - "Xin
đại đức tăng nghe cho. Tôi tên Đạp Bà Ma La không phạm trọng, các Tỳ
kheo lại bảo tôi phạm, và cứ theo hỏi tôi: "Ông có nhớ ông phạm
trọng không?". Tôi đã nhớ mình không phạm tội, và đã xin các trưởng
lão chớ thường xuyên cật vấn tôi. Thế mà các vị ấy vẫn theo vấn nạn
không thôi. Nay xin tăng cho tôi pháp "ức niệm tì ni". Xin tăng
thương xót". (nói ba lần).
- Tăng
sai một vị làm yết ma nói như trên để hỏi ý kiến đại chúng, nếu bằng
lòng thì im lặng. Hỏi ba lần đều im lặng có nghĩa là yết ma đã thành,
- Sau
khi yết ma, thì tội ấy không được cử lại. Nếu đương sự thực có phạm
giới mà làm yết ma như trên, thì đó là yết ma phi pháp.
- 3-
Pháp diệt tránh "Bất si tì ni"
- Đáng
cho bất si tì ni, thì cho bất si tì ni.
- Phật ở
Xá vệ;Tỳ kheo Nan Đề trong thời gian bị bệnh điên cuồng tâm loạn đã
phạm nhiều tội, mất uy nghi. Về sau khi ông ấy hết bệnh, các vị khác
vẫn theo hỏi:
- - "Ông
có nhớ ông đã làm vậy vậy hay không?".
- Nan Đề
xấu hổ nói:
- - "Trước
đây tôi đã phạm nhiều tội vì điên cuồng tâm loạn chứ không cố ý. Xin
chư vị đừng theo hỏi tôi hoài".
- Các vị
khác cứ lần đân theo hỏi, đương sự bạch Phật. Phật cho bạch tứ yết
ma làm pháp "Bất si tì ni" nghĩa là xác nhận đương sự đã hết điên,
từ nay không được nhắc lại những chuyện đương sự đã làm trong lúc
điên.
- 4-
Pháp diệt tránh "Tự ngôn trị"
- Phật ở
Chiêm bặc, vào một ngày rằm bố tát, tăng chúng nhóm họp đông đủ
nhưng Đức Thế Tôn vẫn không thuyết giới. Mãi cho đến nửa đêm, Phật
vẫn ngồi bất động. Tôn giả A Nan đến nhắc mấy lần, Đức Thế Tôn vẫn
im lặng. Cuối cùng ngài mới dạy rằng, đức Như Lai không thể nói giới
khi mà trong chúng có Tỳ kheo không thanh tịnh. Khi ấy tôn giả Mục
Kiền Kiên dùng thiên nhãn quán sát và biết kẻ phạm giới đang ngồi
cách Thế tôn không xa. Tôn giả bèn đến túm y vị ấy mà lôi ra khổi
pháp đường. Đức Thế Tôn dạy:
- - "Mục
Liên, lần sau ông không được làm như vậy, mà phải làm yết ma cử tội.
Từ nay về sau, hãy làm pháp "tự ngôn trị" để diệt tranh cão”.
- “Luật
Tứ phần” quyển 48 nói: Phật dạy A Nan, khi tranh cãi về sự phạm giới
tội, thì phải dùng ba pháp là "hiện tiền", "tự ngôn" và "như thảo
phú địa" để giải quyết, không được dùng vũ lực mà trị tội. "Tự ngôn"
là để cho đương sự tự phát lộ tội lỗi của mình rồi mới xử.
- 5- "Đa
nhân ngữ tì ni"
- Khi
một cuộc tranh chấp trong đó tăng chúng chia thành hai phe, thì nên
bốc thăm để xem bên nào thắng, gọi là đa nhân ngữ. Nếu bên đúng pháp
số thăm lại ít hơn bên phi pháp, thì tăng nên tìm cớ giải tán cuộc
họp; nếu bên phi pháp biết mình thắng thế cứ ngồi lì, thì nên sang
chùa bên cạnh mời thêm những vị như pháp vào họp.
- 6-
Pháp diệt tránh "Mích tội tướng tì ni"
- Phật ở
Thích Sí sấu, Tỳ kheo Tượng Lực ưa tranh luận, khi thua bèn nói
ngược lại những gì đã nói. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật dạy tăng hãy
bạch tứ yết ma làm pháp "mích tội tướng" đối với Tỳ kheo ấy. Nghĩa
là khi một người phạm tội nặng (ba la di) mà nói dối, thì tăng cứ
bạch tứ yết ma kết tội ba la di, chờ đến khi họ thú tội mới giải yết
ma.
- 7-
Pháp diệt tránh "Như thảo phú địa tì ni"
- Phật ở
Xá vệ, các Tỳ kheo nhân một việc nhỏ mà gây gổ chia thành hai phe
cãi nhau không dứt (một bên là phe của một thượng tọa luật sư, phe
kia của Luật sư), Phật can không được cuối cùng ngài phải bỏ vào
rừng an cư với một con voi chúa, có bầy khỉ dâng trái cây mỗi ngày.
Cư sĩ sau đó không đến vườn Cấp cô độc để cúng dường nữa vì vắng
Phật, chúng tăng bèn lên rừng thỉnh Phật trở về. Phật dạy hai phe
hãy giảng hòa bằng pháp "Như thảo phú địa" (trải cỏ che lấp) là một
cách xí xóa tất cả cho nhau, vì hai bên đều có lỗi.
- Nhân
đấy Phật kể câu chuyện để chứng minh những kẻ oan gia nhiều đời mà
cuối cùng còn sống với nhau được, tại sao Tỳ kheo lại không hòa nhau
để tu học.
- Ngày
xưa giữa vua Phạm Chí và vua Trường Sinh có mối thù từ nhiều đời
kiếp. Vua Phạm Chí cất quân sang đánh chiếm nuớc của vua Trường sinh,
bắt vua và hoàng hậu đem đi xử trảm. Thái tử còn nhỏ được người
trung thần ẵm mang đi thoát được, mai danh ẩn tích trở thành một trẻ
bụi đời kiếm sống bằng nghề hát rong. Một hôm đi ngang hoàng cung
bấy giờ đã bị vua Phạm Chí chiếm đoạt, nghe giọng hát hay, hoàng hậu
của vua Phạm Chí bèn gọi đứa trẻ vào cung để mua vui. Đứa trẻ được
hoàng hậu yêu mến, cho ở luôn trong cung cấm. Một hôm xâu ngọc quý
của hoàng hậu không cánh mà bay mất. Nhà vua, hoàng và đình thần đều
nghi đứa bé ăn cắp, vì ngoài nó ra không người nào được vào ra trong
cung. Khi bị bắt, đứa trẻ bèn nhận tội ngay không chối cãi. Hỏi cung,
nó khai ra thêm bốn người liên lụy trong vụ này là thái tử, quan tể
tướng, ông tỷ phú trong thành, và nữ danh ca được yêu chuộng nhất.
Cả bốn người đều bị bắt vào tù. Quản tể tướng hỏi:
- - "Này
con, tại sao con biết rõ là ta không lấy, mà lại khai ẩu?".
- Nó bảo:
- - "Vì
quan thông minh, đa mưu túc trí, thế nào cũng tìm ra manh mối vụ này".
- Thái
tử cũng hỏi nó một câu tương tự, nó đáp:
- - "Tại
vì ngài là con vua, vua sẽ không nỡ giết. Không lẽ cha mà lại đi
giết con?".
- Ông tỷ
phú vào tù gặp nó, bứt đầu bứt tai bảo:
- - "Trời
đất quỷ thần ơi, sao cháu nỡ nào khai oan cho bác vậy?"
- Thì nó
tỉnh bơ đáp rằng:
- - "Tại
vì bác có thể bỏ tiền ra chuộc mạng để khỏi ở tù".
- Và khi
cô ca sĩ khóc lóc hỏi nó:
- - "Em
ơi, tại sao em nỡ vu khống cho chị lấy xâu chuỗi ngọc trong khi chị
chẳng biết ất giám gì?"
- Nó trả
lời:
- - "Vì
thiên hạ đều hâm mộ chị, nên thế nào người ta cũng tìm cách đưa vụ
này ra ánh sáng càng sớm càng tốt, để cứu chị thoát nạn lao tù".
- Quả
nhiên sau đó một người đầu đảng khét tiếng tài danh về nghề trộm
cướp được đưa vào khám đường đối chất. Gặp nó, người chuyên nghề
trộm cướp hỏi:
- - "Trong
cung, ngoài đức vua, hoàng hậu và bé ra, còn có con vật nào được ra
vào không?"
- - "Có
một con khỉ thường theo chơi với hoàng hậu".
- Kẻ
trộm nổi danh đi về, rồi trở lại đem theo vào nội cung một bầy khỉ.
Ông cũng xin cho đem con khỉ của hoàng hậu đến. Sau khi mượn tạm
những xâu chuỗi của các cung nữ đang đeo, y phân phát cho mỗi con
khỉ một chuỗi, rồi tự đeo vào cổ một xâu. Cả bầy khỉ đều làm theo y,
con nào cũng tròng chuỗi trang sức vào cổ. Con khỉ của hoàng hậu
trông thấy liền bắt chước đi lấy xâu chuỗi ngọc quý nó đã ăn cắp ra
đeo. Thế là nội vụ đã ra manh mối.
- Khi
nhà vua hỏi tại sao nó không lấy cắp mà chịu nhận tội, lại khai thêm
những người vô tội khác. Nó trả lời:
- - "Con
chỉ là một tên bụi đời, dù con có nói mình không lấy cũng chẳng ai
tin. Con không có chứng cớ gì để minh oan nếu không nhận tội sẽ bị
vua trừng trị. Do vậy con cứ nhận đại, rồi khai thêm mấy người mà
con biết có bị tống vào ngục cũng không sao. Họ là những người danh
tiếng, có thể nhờ họ mà người ta sẽ ra công điều tra vụ án này".
- Vua
công nhận thằng bé thông minh, và từ đấy càng thêm yêu mến, cho hầu
cận luôn bên mình. Một hôm theo vua đi săn lạc giữa rừng sâu, cậu bé
bây giờ tuổi đã thành niên, đang canh cho vua ngủ. Thấy nhà vua ngủ
say li bì, cậu tuốt gươm khỏi vỏ toan giết để báo thù cho cha, nhưng
bỗng nhớ lời cha dặn:
- - "Lấy
oán báo oán, oán ấy chất chồng; lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan"
- Cậu
tra gươm vào vỏ. Đúng lúc ấy, nhà vua trở dậy kể lại giấc chiêm bao:
- - "Vừa
rồi ta mộng thấy con vua Trường Sinh đến báo mối thù giết cha ngày
trước".
- Cậu bé
liền thú thực với vua tông tích của mình, vốn là thái tử. Nhà vua
cảm động, trả lại ngai vàng cho thái tử con vua Trường Sinh, lại gả
con gái cho chàng. Mối thù giữa hai nhà từ đấy chấm dứt, hai nước
láng giềng trở thành bạn hữu.