- BƯỚC TỚI THẢNH
THƠI
- Giới Luật và Uy
Nghi của Các Vị Sa Di
- Thiền Sư Nhất
Hạnh
- ---o0o---
-
-
Lời nói đầu
-
Sa di nam, tiếng Phạn
là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là
tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ
đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng
trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di
cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được
nhắc nhở. Sa di cũng có nghĩa là cầu tịch, nghĩa là mong cầu đạt đến
quả vị niết bàn, chấm dứt mọi vọng tưởng, vọng động, phiền não và
khổ đau.
-
Bản chất của đời sống
một vị Sa di là sự thực tập mười giới và các uy nghi. Mười giới và
các uy nghi đều là những biểu hiện cụ thể của sự thực tập chánh niệm,
bởi vì chánh niệm là bản chất của tất cả các giới và các uy nghi, và
vì vậy giới và uy nghi cũng là chánh niệm. Nhờ có giới mà ta có Định
và có Tuệ. Sự thực tập Giới, Định và Tuệ đưa ta vào con đường Thánh,
giúp ta thực hiện an lạc, vững chãi và thảnh thơi. Thực tập mười
giới và các uy nghi đưa người Sa di tới sự tiếp nhận giới Lớn và
giới Bồ Tát.
-
Giới luật và uy nghi
không phải là những yếu tố hạn chế và bó buộc, trái lại đó là những
phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợp và an lạc cho
đoàn thể tu học mình. Bụt dạy trong năm năm đầu của đời sống xuất
gia, ai cũng phải chú tâm đặc biệt tới sự học hỏi và hành trì giới
luật và uy nghi. Năm năm ấy là nền tảng cho sự thành công của cả đời
sống một người xuất gia. Thực tập mười giới và các uy nghi, người
xuất gia trẻ sẽ nuôi dưỡng hàng ngày được tâm Bồ đề và sẽ không bao
giờ cô phụ chí hướng xuất gia cao cả của mình.
-
Sách Sa Di Luật Nghi
Yếu Lược của thầy Châu Hoằng (trú trì chùa Vến Thê, 1535-1615) viết
vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, đến nay đã tròn bốn trăm năm. Sách này
không còn đáp ứng được một cách đầy đủ những nhu yếu hiện thời của
các vị Sa di, cho nên các vị Giáo thọ của đạo tràng Mai Thôn đã
quyết định biên soạn cuốn Bước Tới Thảnh Thơi này. Ta biết rằng
trong lãnh vực sách giáo khoa, khoa học cũng như văn chương, mỗi năm
đều có nhiều tác phẩm mới ra đời để cung ứng cho nhu cầu học hỏi và
thực tập. Bốn trăm năm là một thời gian quá lâu. Các vị Sa di không
thể chờ đợi lâu hơn nữa.
-
Trong cuốn này, tất cả
những châu báu của các sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (của thiền sư
Độc Thể), Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (của thiền sư Châu Hoằng) và Quy
Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (của thiền sư Quy Sơn), vẫn còn được
trân quý và bảo tồn. Tuy nhiên, thêm vào đó, rất nhiều châu báu mới,
hoa trái của kinh nghiệm hành trì trong năm mươi năm qua đã được đưa
vào sách. Chúng tôi tin tưởng sách này sẽ được các vị Sa di nam và
nữ sử dụng, học hỏi và hành trì với rất nhiều hân hoan, vì sách đã
được hình thành ngay trong hoàn cảnh của sự thực tập, mà không phải
là đã được nghiên cứu và biên chép từ các tài liệu khác. Mong rằng
sách Bước Tới Thảnh Thơi sẽ đóng góp được một phần tích cực vào công
trình đào tạo ra một thế hệ người xuất gia trẻ có khả năng làm mới
đạo Bụt và đáp ứng được những nhu yếu học hỏi tu tập của xã hội ngày
nay.
-
Thi kệ thực tập
chánh niệm
-
Những bài thi kệ này
cần được học thuộc lòng để thực tập hàng ngày. Mỗi câu của bài thi
kệ đi theo một hơi thở, câu đầu đi với hơi thở vào, câu hai đi với
hơi thở ra, vân vân. Mục đích của sự thực tập là duy trì chánh niệm
để an trú trong giờ phút hiện tại. Ví dụ khi đánh răng, ta nên thực
tập bài thi kệ ‘‘Đánh răng và súc miệng, cho sạch nghiệp nói năng,
miệng thơm lời chánh ngữ, hoa nở tự vườn tâm’’ trong suốt thời gian
đánh răng. Ta đứng yên một chỗ để thực tập mà không đi qua đi lại,
nói chuyện, hoặc suy nghĩ tới việc gì khác. Đó là thực tập uy nghi
và chánh niệm.
-
Thức Dậy
-
Thức dậy mỉm miệng
cười
-
Hăm bốn giờ tinh khôi
-
Xin nguyện sống trọn
vẹn
-
Mắt thương nhìn cuộc
đời
-
Quơ Dép
-
Đặt chân trên mặt đất
-
Là thể hiện thần thông
-
Từng bước chân tỉnh
thức
-
Làm hiển lộ pháp thân
-
Xuống Giường
-
Sáng, trưa, chiều và
tối
-
Mọi loài hãy giữ gìn
-
Nếu dưới chân lỡ đạp
-
Xin nguyện chóng siêu
sinh
-
Nam mô Bồ Tát Siêu Lạc
Địa
-
Mở Cửa Sổ
-
Mở cửa nhìn pháp thân
-
Đời mầu nhiệm không
cùng
-
Lòng dặn lòng tỉnh
thức
-
Giòng nước tâm trong
ngần
-
Vặn Nước
-
Nước từ nguồn suối cao
-
Nước từ lòng đất sâu
-
Nước mầu nhiệm tuôn
chảy
-
Ơn nước luôn tràn đầy
-
Rửa Tay
-
Múc nước để rửa tay
-
Xin nguyện cho mọi
người
-
Có đôi bàn tay khéo
-
Gìn giữ trái đất này
-
Đánh Răng
-
Đánh răng và súc miệng
-
Cho sạch nghiệp nói
năng
-
Miệng thơm lời chánh
ngữ
-
Hoa nở tự vườn tâm
-
Súc Miệng
-
Súc miệng lòng cũng
sạch
-
Vũ trụ ngát hoa hương
-
Ba nghiệp thường thanh
tịnh
-
Cùng Bụt chơi Tây
Phương
-
Vào Nhà Cầu
-
Không nhơ cũng không
sạch
-
Không bớt cũng không
thêm
-
Trí tuệ Ba La Mđat
-
Không có pháp nào trên
-
Tắm
-
Không sinh cũng không
diệt
-
Không trước cũng không
sau
-
Trao truyền và tiếp
thọ
-
Pháp giới tính nhiệm
mầu
-
Soi Gương
-
Chánh niệm là đài
gương
-
Gương soi hình tứ đại
-
Đẹp nhất là tình
thương
-
Và cái nhìn rộng rãi
-
Rửa Chân
-
Sự an lạc
-
Của ngón chân
-
Niềm an lạc
-
Của thân tâm
-
Mặc Áo Nhật Bình
-
Mang áo của người tu
-
Tâm tư thường khỏe nhẹ
-
Nguyện sống đời thảnh
thơi
-
Đem vui cho trần thế
-
Khoác Áo Ca Sa
-
(nâng ngang trán)
-
Đẹp thay áo giải thoát
-
Áo ruộng phước nhiệm
mầu
-
Con cúi đầu tiếp nhận
-
Đời đời nguyện mang
theo
-
Vào Thiền Đường
-
Vào thiền đường
-
Thấy chân tâm
-
Một ngồi xuống
-
Dứt trầm luân
-
Ngồi Xuống
-
Ngồi đây ngồi cội Bồ
Đề
-
Vững thân chánh niệm
không hề lãng xao
-
Điều Thân
-
Trong tư thế kiết già
-
Đóa hoa nhân phẩm nở
-
Ưu Đàm Hoa muôn thuở
-
Vẫn tỏa ngát hương
thơm
-
Điều Chỉnh Hơi Thơ
-
Thở vào tâm tĩnh lặng
-
Thở ra miệng mỉm cười
-
An trú trong hiện tại
-
Giờ phút đẹp tuyệt vời
-
Tê Chân Đổi Cách gồi
-
Khổ thọ và lạc thọ
-
Như mây trời theo gió
-
Hơi thở là giây neo
-
Thuyền về nơi bến cũ
-
Chắp Tay Chào
-
Sen búp xin tặng người
-
Một vị Bụt tương lai
-
Nâng Bình Bát
-
Bình bát của Như Lai
-
Nay được nâng trên tay
-
Nguyện hết lòng thực
tập
-
Pháp tam luân không
tịch
-
Chú Nguyện
-
Pháp Bụt thật phi
thường
-
Bảy hạt đầy mười
phương
-
Cúng dường khắp pháp
giới
-
Từ bi không biên cương
-
Án độ lợi ích tóa ha
(3 lần)
-
Xuất Sanh
-
Đại bàng Garuda
-
Quỷ thần nơi khoáng dã
-
Mẹ con quỷ La Sát
-
Cam lồ đều no đủ
-
Án mục đế tóa ha
(3 lần)
-
Quán Niệm Trước Khi
Ăn
-
Bụt dạy ta khi ăn
-
Nên duy trì chánh niệm
-
Đại chúng khi nghe
chuông
-
Xin Thực Hành Năm
Quán
-
1. Thức ăn này là tặng
phẩm của đất trời và công phu lao tác
-
2. Xin nguyện sống
xứng đáng để thọ nhận thức ăn này
-
3. Xin nhớ ngăn ngừa
những tật xấu, nhất là tật tham lam
-
4. Chỉ xin ăn những
thức có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh
-
5. Vì muốn thành tựu
đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này
-
Nâng Bát Không
-
Tay nâng chiếc bát
không
-
Tôi biết rằng trưa nay
-
Tôi có đủ may mắn
-
Để có bát cơm đầy
-
Nâng Bát Đầy
-
Tay nâng bát cơm đầy
-
Tôi thấy rõ vạn vật
-
Đang dang tay góp mặt
-
Để cùng nuôi dưỡng tôi
-
Trước Khi Ăn
-
Vạn vật tranh sống
-
Trên quả đất này
-
Nguyện cho tất cả
-
Có bát cơm đầy
-
Bốn Đũa Đầu
-
Đũa thứ nhất, học hiến
tặng niềm vui
-
Đũa thứ hai, học làm
vơi nỗi khổ
-
Đũa thứ ba, học giữ
lòng hoan hỷ
-
Đũa thứ tư, học thực
tập thả buông
-
Nhìn Bát Cơm Đã Sạch
Thức Ăn
-
Bát cơm đã vơi
-
Bụng đã no rồi
-
Bốn ơn xin nhớ
-
Nguyện sẽ đền bồi
-
Tắm Bụt
-
Hôm nay được tắm cho
Như Lai
-
Trí tuệ quang minh
công đức lớn
-
Chúng sanh ba cõi đang
chìm ắđm
-
Được thấy trần gian
hiện pháp thân
-
Kệ Chuông (1)
-
Ba nghiệp lắng thanh
tịnh
-
Gửi lòng theo tiếng
chuông
-
Nguyện người nghe tỉnh
thức
-
Vượt thoát nẻo đau
buồn
-
Kệ Chuông (2)
-
Nguyện tiếng chuông
này vang pháp giới
-
Xa xôi tăm tối cũng
đều nghe
-
Những ai lạc bước mau
dừng lại
-
Tỉnh giấc hôn mê thấy
nẻo về
-
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt
Thích Ca Mâu Ni
-
Kệ Chuông (3)
-
Nguyện tiếng chuông
này vang pháp giới
-
Khắp nơi u tối mọi
loài nghe
-
Siêu nhiên vượt thoát
vòng sinh tử
-
Giác ngộ tâm tư một
hướng về
-
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt
Thích Ca Mâu Ni
-
Nghe Chuông (1)
-
Lắng lòng nghe, lắng
lòng nghe
-
Tiếng chuông huyền
diệu đưa về nhất tâm
-
Nghe Chuông (2)
-
Nghe chuông phiền não
tan mây khói
-
Ý lặng, thân an, miệng
mỉm cười
-
Hơi thở nương chuông
về chánh niệm
-
Vườn tâm hoa tuệ nở
muôn nơi
-
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt
Thích Ca Mâu Ni
-
Nghe Chuông (3)
-
Nghe tiếng chuông
-
Lòng nhẹ buông
-
Tâm tĩnh lặng
-
Hết sầu thương
-
Tập buông thả
-
Thôi vấn vương
-
Lắng nghe thấu
-
Tận nguồn cơn
-
Học nhìn lại
-
Hiểu và thương
-
Ngồi Thiền Sáng
-
Pháp thân tỏa sáng
buổi ban mai
-
Tĩnh tọa lòng an miệng
mỉm cười
-
Ngày mới nguyện đi
trong tỉnh thức
-
Mặt trời trí tuệ rạng
muôn nơi.
-
Ngưỡng mong đại chúng
tinh tiến nhiếp tâm thiền tập
-
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt
Thích Ca Mâu Ni
(3 lần)
-
Ngồi Thiền Tối
-
Vững thân ngồi dưới
cội bồ đề
-
Ba nghiệp lắng rồi hết
thị phi
-
Thu nhiếp thân tâm vào
chánh niệm
-
Rõ soi diện mục thoát
bờ mê.
-
Ngưỡng mong đại chúng
tinh tiến nhiếp tâm thiền tập
-
Nam mô Đức Bổn Sư Bụt
Thích Ca Mâu Ni
(3 lần)
-
Kệ Vô Thường
-
Ngày nay đã qua
-
Đời sống ngắn lại
-
Hãy nhìn cho kỹ
-
Ta đã làm gì?
-
Đại chúng hãy cùng
tinh tấn
-
Thiền tập hết lòng
-
Sống cho sâu sắc và
thảnh thơi
-
Đừng để tháng ngày
trôi đi oan uổng.
-
Xưng Tán Bụt
-
Phật bảo sáng vô cùng
-
Đã từng vô lượng kiếp
thành công
-
Đoan nghiêm thiền tọa
giữa non sông
-
Sáng rực đỉnh Linh
Phong
-
Trên trán phóng hào
quang rực rỡ
-
Chiếu soi sáu nẻo hôn
mông
-
Long Hoa hội lớn
nguyện tương phùng
-
Tiếp nối Pháp chánh
tông
-
Xin quy y thường trú
Phật Đà Gia.
-
Xưng Tán Pháp
-
Pháp bảo đẹp vô cùng
-
Lời vàng do chính Bụt
tuyên dương
-
Chư thiên trỗi nhạc
tán hoa hương
-
Pháp mầu nhiệm tỏ
tường
-
Ghi chép rõ ràng thành
ba Tạng
-
Lưu truyền hậu thế
mười phương
-
Chúng con nay thấy
được con đường
-
Nguyện hết sức tuyên
dương
-
Xin quy y thường trú
Đạt Ma Gia.
-
Xưng Tán Tăng
-
Tăng bảo quý vô cùng
-
Phước điền hạt tốt đã
đơm bông
-
Ba y một bát bước
thong dong
-
Giới định tuệ dung
thông
-
An trú đêm ngày trong
chánh niệm
-
Thiền cơ chứng đạt nên
công
-
Chúng con tất cả
nguyện một lòng
-
Trở lại với tăng thân
-
Xin quy y thường trú
Tăng Gia Gia
-
Thở (1)
-
Quay về nương tâ
-
Hải đảo tự thân
-
Chánh niệm là Bụt
-
Soi sáng xa gần
-
Hơi thở là Pháp
-
Bảo hộ thân tâm
-
Năm uẩn là Tăng
-
Phối hợp tinh cần
-
Thở vào thở ra
-
Là hoa tươi mát
-
Là núi vững vàng
-
Nước tĩnh lặng chiếu
-
Không gian thênh thang
-
Thở (2)
-
Thở vào biết thở vào
-
Thở ra biết thở ra
-
Hơi thở vào đã sâu
-
Hơi thở ra đã chậm
-
Thở vào tôi thấy khỏe
-
Thở ra tôi thấy nhẹ
-
Thở vào tâm tĩnh lặng
-
Thở ra miệng mỉm cười
-
An trú trong hiện tại
-
Giây phút đẹp tuyệt
vời
-
Thở (3)
-
Đã về
-
Đã tới
-
Bây giờ
-
Ở đây
-
Vững chãi
-
Thảnh thơi
-
Quay về
-
Nương tựa
-
Nay tôi đã về
-
Nay tôi đã tới
-
An trú bây giờ
-
An trú ở đây
-
Vững chãi như núi xanh
-
Thảnh thơi dường mây
trắng
-
Cửa vô sinh mở rồi
-
Trạm nhiên và bất động
-
Giận
-
Cái giận làm tôi xấu
-
Biết vậy tôi mỉm cười
-
Quay về thủ hộ ý
-
Từ quán không buông
lơi
-
Mở Máy Điện Toán
-
Thắp lên máy điện toán
-
Ý tiếp xúc với Tàng
-
Tập khí nguyện chuyển
hóa
-
Nuôi lớn Hiểu và
Thưong
-
Trước Khi Tồ Máy Xe
-
Trước khi cho máy nổ
-
Tôi biết tôi đi đâu
-
Xe với tôi là một
-
Xe mau tôi cũng mau
-
Gắn Giây Lưng An
Toàn
-
Hai phần ba tai nạn
-
Xảy ra tại gần nhà
-
Biết vậy tôi cẩn trọng
-
Dù không đi đâu xa
-
Quán Tưởng Trước Khi
Lễ Bụt
-
Trong thể tính chân
như
-
Không chủ thể đối
tượng
-
Đệ tử kính lạy Bụt
-
Trong Tương Cảm
Nhiệm Mầu
-
Biểu hiện khắp mười
phương
-
Như Đế châu ảnh chiếu
-
Nơi nào cũng có Bụt
-
Và có con kính lạy
-
Nâng Chén Trà Lên
-
Chén trà trong hai tay
-
Chánh niệm nâng tròn
đầy
-
Thân và tâm an trú
-
Nơi này và ở đây
-
Ngồi Xuống
-
Ngồi đây ngồi cội Bồ
Đề
-
Vững thân chánh niệm
không hề lãng xao
-
Tưới Cây Trong Chậu
-
Đừng thấy mình riêng
lẻ cây ơi
-
Nước này tuôn chảy từ
mạch đất trời
-
Nước này là đại địa
-
Ta có nhau tự muôn đời
-
Nhìn Bàn Tay
-
Bàn tay là của ai
-
Chưa từng một lần chết
-
Ai ngày qua đã sinh
-
Ai ngày mai sẽ diệt
-
Nhấc Điện Thoại
-
Tiếng đi ngoài ngàn
dặm
-
Xây dựng niềm tin yêu
-
Mỗi lời là châu ngọc
-
Mỗi lời là gấm thêu
-
Tưới Cây
-
Nước mát và mặt trời
-
Cùng làm nên màu xanh
-
Cam lộ của Bồ Tát
-
Rưới xuống nơi sa mạc
-
Thành biển xanh
-
Mông mênh
-
Thiền Hành
-
Ý về muôn vạn nẻo
-
Thiền lộ tâm an nhiên
-
Từng bước gió mát dậy
-
Từng bước nở hoa sen
-
Bật Đèn
-
Thất niệm là bóng đêm
-
Chánh niệm là ánh sáng
-
Đưa tỉnh thức trở về
-
Cho thế gian tỏa rạng
-
Lặt Rau
-
Mặt trời xanh rờn một
rổ rau tươi
-
Vạn pháp nương nhau
làm nên cuộc đời
-
Làm Vườn
-
Đất đưa ta ra đời
-
Rồi đất ôm ấp ta
-
Sinh diệt trong hơi
thở
-
Sinh diệt như hằng sa
-
Trồng Cây
-
Tôi gửi tôi cho đất
-
Đất gửi đất cho tôi
-
Tôi gửi tôi nơi Bụt
-
Bụt gửi Bụt nơi tôi
-
Chùi Cầu Tiêu
-
Đẹp thay sự quét dọn
-
Tịnh nghiệp ngày thêm
lớn
-
Quét Tước
-
Siêng năng quét đất
Bụt
-
Cây tuệ nẩy mầm xanh
-
Dọn thiền đường
-
Nơi thiền đường im mát
-
Quét dọn không thấy
mệt
-
Đổ Rác
-
Một thùng rác bẩn
-
Một bông hồng thơm
-
Muôn vật chuyển hóa
-
Thường trong vô thường
-
Cắt hoa
-
Xin cắt một cành hoa
-
Tặng phẩm của đất trời
-
Hoa là vị Bồ Tát
-
Làm đẹp cho cuộc đời
-
Cắm Hoa
-
Trang nghiêm Tịnh Độ
-
Nơi cõi ta bà
-
Đất tâm thanh tịnh
-
Hiển lộ ngàn hoa
-
Thay Nước Bình Hoa
-
Nước giữ hoa tươi
-
Hoa nở cho người
-
Hoa thở tôi thở
-
Hoa cười tôi cười
-
Đốt Nến
-
Thắp lên một ngọn đèn
-
Cúng dường vô lượng
Bụt
-
Một tâm niệm an lành
-
Làm rạng ngời mặt đất