Trang Chủ Thông Báo Tu Học Pháp Âm Video Kinh Sách Chùa Dược Sư Vạn Phật Hình Ảnh
                                                 Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật  

 

CHÙA DƯỢC SƯ VẠN PHẬT

Hướng Về Chùa Dược Sư

Phiếu Ủng Hộ

Biết Thêm Về Ngọc Xá Lợi

Lễ Rước Xá Lợi Sọ

 

Chùa Dược Sư Vạn Phật

[01] [02] [03] [04] [05]

[06] [07] [08] [09] [10]

[11] [12] [13] [14] [15]

[16] [17] [18] [19] [20]

[21] [22] [23] [24] [25]

[26] [27] [28] [29] [30]

[31] [32] [33] [34] [35]

[36]


  

         
 

 

CHÙA DƯỢC SƯ VẠN PHẬT

         

           Kính Gởi: Chư Phật Tử, Chư Ðồng Hương và các Ân Nhân xa gần

          Do nhân duyên đặc biệt, nên chư Phật Tử, và Chư Ni đã hiến tặng cho Chùa Dược Sư Vạn Phật một số Xá Lợi:

           - 2 viên Xá Lợi của Thiền Sư đắc đạo.

           - 1 viên Xá Lợi của Đại A La Hán

           - 4 viên Xá Lợi của đại đệ tử Đức Phật: Một của Ngài Xá Lợi Phất và ba của Ngài Mục Kiền Liên.

           - 3 viên Xá Lợi của Bích Chi Phật

           - 1 viên Xá Lợi não màu trắng đục của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

           - 12 viên Xá Lợi đầu bảy màu và rất nhiều viên Xá Lợi máu lớn hơn hạt cát của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Xá lợi đầu bảy màu của Phật Tổ (Chùa Dược Sư đang có)

 

 
Xá lợi não của Phật Tổ ở Nam Kinh, Trung Quốc(Chùa Dược Sư đang có)

 

 
Xá lợi huyết của Phật Tổ (Chùa Dược Sư đang có)
           
           - Xá lợi của Tôn Giả Sivali
         - Xá lợi Tôn Giả Bạc Câu La          
         Nhờ nhân duyên hội đủ, nên hiện tại Chùa Dược Sư & Chùa Dược Vạn Phật có tất cả là 50 bảo tháp lớn nhỏ thờ Xá Lợi Phật Bổn Sư, Chư Bích Chi Phật, chư đại đệ tử của Đức Phật, chư Thiền Sư, chư Tổ đắc đạo .... 
          CHÁNH ĐIỆN CHÙA DƯỢC SƯ VẠN PHẬT ĐÃ HÒAN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY CẤT VÀ ĐÃ CUNG THỈNH 10000 TÔN TƯỢNG PHẬT DƯỢC SƯ VÀO VỊ TRÍ. Tuy vậy công trình bảo vệ và duy trì vẫn còn dài. Ban Kiến Thiết và Đạo Tràng Chùa Dược Sư Vạn Phật ước mong mọi giới Phật Tử và chư Đồng Hương xa gần hoan hỷ góp lời cầu nguyện, ủng hộ tài chánh dưới hình thức cúng dường, hoặc phát tâm thỉnh pho tượng Phật Dược Sư cao 08 inches, KHẮC TÊN CHÍNH MÌNH, CON, CHÁU, CHẮC, TỨ THÂN PHỤ MẪU, HIỆN TIỀN HAY QUÁ VÃNG để lưu thờ tại Chánh Điện Chùa Dược Sư Vạn Phật, là nơi nhiều người đến chiêm ngưỡng lễ bái. Mỗi pho tượng cúng dường với số tịnh tài là $300.00 Mỹ Kim
          Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát
 
 
Xá lợi xương sọ của Phật Tổ ở Nam Kinh, Trung Quốc
 
 
            Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa quý liệt vị;
Như quý vị đã biết, ngôi chánh Điện Chùa Dược Sư Vạn Phật đã được xây dựng và hoàn thành trong cộng đồng người Việt Nam tại Washington, Seattle. Đây là niềm vui của tất cả mọi người con Phật, nhất là những ai có tâm nguyện yêu đạo mến đời, luôn luôn mong muốn cho đạo pháp càng ngày càng thăng hoa phát triển. Chúng tôi ước mong nhà nào, và người nào trong một gia đình cũng thỉnh một vị Phật Dược Sư để thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật, vì như vậy mỗi người trong nhà đều có một nơi nương tựa và có dịp đến Chùa để lễ bái vị Phật của mình, từ đó mỗi người sẽ tự thấm nhuần tinh thần đạo học và cách sống thuần lương của đạo giải thoát. Khi đạo đức đã hiện hữu trong tâm hồn của mỗi người thì tự nhiên nếp sống gia đình sẽ sáng lên những niềm vui trong cuộc sống. Đạo giải thoát luôn luôn mang niềm vui đến cho mọi người đó là chân lý. Ngay cả những khi chúng ta đối diện với nghịch cảnh, người đã hiểu được đạo giải thoát cũng sẽ bình an hơn người không có nơi nương tựa về phương diện tinh thần. Hơn thế nữa đạo giải thoát còn là điều kiện sống đối với toàn bộ xã hội, cũng như của Phật Giáo, và cũng là cương lĩnh tu hành của mỗi người. Con người không có nơi nương tựa về cuộc sống tâm linh, thì tất cả những gì chúng ta nghĩ là cần có để làm thành bộ mặt của xã hội, của cộng đồng, của đạo giáo đến một lúc nào đó chắc chắn sẽ sụp đổ. Vì vậy đối với người Phật Tử việc khuyến khích kêu gọi nhau phát bồ đề tâm, thực hành Bồ Đề nguyện, kêu gọi mời những người thân, những bạn bè xa gần thỉnh một tượng Phật Dược Sư như một hành động tích cực hổ trợ cho ngôi Chùa chung Dược Sư Vạn Phật là một tâm nguyện thiêng liêng, một việc thiện có ý nghĩa cao cả. Dĩ nhiên chúng ta cũng mơ ước thỉnh một hay nhiều tượng Phật để tặng cho người thân cũng như bạn bè mỗi người một vị Phật, nhưng vì điều kiện tài chánh không cho phép, vì vậy chúng ta phải khuyến khích mỗi người thỉnh bằng tiền tự mỗi người để họ biết quý trọng việc làm cao cả đặc biệt nầy. Nhờ mỗi người tự thỉnh và mời gọi nhau cùng thỉnh tượng Phật Dược Sư để thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật mà Ban Kiến Thiết có tiền để tiếp tục duy trì công cuộc Phật sự lớn lao nầy.
Số tiền $300.00 ít thì cũng không phải là ít, nhưng nhiều thì cũng không phải là nhiều, có người không biết giá trị của cuộc sống tâm linh, chỉ biết tiêu xài thì không phải chỉ có $300.00 mà nhiều hơn nữa cũng hết một cách dễ dàng. Phải là những người có tâm hồn hướng thiện, có tuệ giác, biết thương đạo mến đời, có tu học mới hiểu sự quý giá mà việc làm cao thượng nầy sẽ mang đến cho con người. Và chính những người đệ tử Phật thuần thành mới có khả năng, nhiệt thành giới thiệu việc làm cao thượng nầy đến với mọi người chung quanh. Tuy nhiên để giới thiệu đến cho mọi người, chúng ta cũng cần chú ý vài điểm quan trọng trong công tác hoằng dương chánh pháp cao quý nầy:
1- Nếu tự mình và những thành viên trong gia đình phát tâm thỉnh vị Phật Dược Sư cao 8 inches để thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật xin quý vị vui lòng liên lạc trực tiếp về Chùa Dược Sư để biết thêm chi tiết.
2- Mạnh dạn khuyến khích con, cháu, chắc, và mạnh dạn giới thiệu đến với những người quen biết, vì chúng ta làm điều nầy không giống như những cuộc mua bán những đồ tầm thường khác, mà chúng ta đang đem những công đức, những may mắn, an lạc hạnh phúc đến cho mọi người.
3- Hãy xem việc khuyến khích, giới thiệu việc thỉnh một tượng Phật Dược Sư cao 8 inches thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật như một việc làm overtime, vừa làm việc thiện nguyện, vừa là cơ hội gặp gỡ trò chuyện giải trí với người quen. Người nào đã thỉnh tượng Phật là chúng ta yên tâm cho một người. Nhà nào đã thỉnh Phật là chúng ta yên tâm cho một nhà, vì việc làm phước đức đó từ từ tỏa ra những điều tốt đẹp cho chính bản thân và cả gia đình đã có tâm hướng thiện.
4- Ngay những người không phải đạo Phật, nhưng mỗi người đều có Phật Tánh, cho nên chúng ta vẫn có thể giới thiệu với họ việc làm cao cả nầy, vì chúng ta vừa mang đến cho họ một điều quý giá, vừa giúp họ gieo duyên với đạo giải thoát.
5- Chúng ta nên phát nguyện và cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư Long Thiên trợ duyên giúp chúng ta giới thiệu việc làm cao thượng nầy đến tất cả mọi gia đình, và chung quanh khu vực của chúng ta đang ở. Làm sao cho láng giềng chúng ta mỗi nhà đều có thể thỉnh một hay nhiều vị Phật thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật, để từ đó âm đức được trưởng dưỡng, và trong xóm làng sẽ dần dần tốt thêm hơn, hạnh phúc an lạc hơn. Việc tạo cho xóm làng biết sống theo đạo giải thoát, tức là chúng ta đã tạo cho hàng xóm láng giềng một môi trường trong sạch lành mạnh, và nó sẽ trở thành chiếc nôi trong lành để nuôi dưỡng con em chúng ta sống theo nề nếp đạo đức tốt đẹp.
Trong quá trình hổ trợ chúng tôi trong công cuộc hoằng dương chánh pháp tại xứ sở nầy, mà qua đó việc giới thiệu, khuyến khích những người thân, bạn bè thỉnh Phật thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật là một việc làm cụ thể, chúng tôi chúc quý vị luôn luôn chân cứng đá mềm, đồng thời mỗi người tự phát hiện khả năng riêng biệt, sự khéo léo riêng, miễn sao nhiều người đồng thuận cùng nhau hướng về Phật Pháp là việc hoằng dương Phật Pháp tại Hải Ngoại chúng ta có ý nghĩa.
Chúc quý vị luôn luôn an lành trong ánh từ quang của chư Phật. 
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát.
                                                    Trân Trọng
                                                      T. T.  Thích Ðồng Trung
                                              Viện Trưng Viện Văn Hóa Phật Giáo  
                                           Tại Vùng Tây Bắc/Trụ Trì Chùa Dược Sư

 

Chánh Điện Chùa Dược Sư Vạn Phật & 10000 Tôn Tượng Phật Dược Sư

 

 

 

 

 
 
 
CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG
VẼ TƯỢNG & THỈNH TƯỢNG PHẬT
---o0o---
 
Theo kinh điển cho chúng ta biết: Hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức, nhưng ít người biết số lượng công đức đó như thế nào. Để các chúng sanh đời sau hiểu rõ phước đức, công đức tạo tượng Phật, Ngài Di Lặc Bồ Tát đã thay mặt tất cả Phàm Thánh Chúng, thưa hỏi Phật về công đức tạo tượng của vua Ưu Đà Diên, Đức Phật tuần tự nói về phước báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín thanh tịnh tạo, tạc ra tượng Phật. Kinh Pháp Hoa ghi rõ những phước báo về công đức chẳng thể nghĩ bàn ấy:
         - Nếu có người nào dùng những tơ sợi thêu thùa tượng Phật, hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ, xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo, tạc ra tượng Phật, cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là tượng Phật, phước báo người đó sẽ là vô lượng.
          Nhân đây xin được tóm tắc 10 thứ công đức:
          01. Đời đời kiếp kiếp quý vị có mắt sáng suốt thấy rõ.
          02. Quý vị không sanh vào nơi ác. Bạn bè và láng giềng đều là ngưi tốt. Quý vị sẽ chắng gặp ngưòi ác hay thú dữ.
          03. Quý vị luôn sanh trong nhà giàu sang. Sanh vào nhà giàu có được tôn kính.
          04. Thân thể quý vị màu hoàng kim.
          05. Quý vị sanh vào nhà hiền lành.
          06. Quý vị có thể được sanh làm vua.
          Ngày nay không có Hoàng Đế, nhưng quý vị có thể làm Tổng Thống. Điều đó cũng giống nhau. Hoặc nếu quý vị cứ nhất định muốn làm Hoàng Đế thì quỷ vị có thể tìm một nước quân chủ và sanh về nước đó.
          07. Quý vị có thể làm Chuyển Luân Thánh Vương. Làm Chuyển Luân Thánh Vương còn cao hơn Tổng Thống. Khi là Chuyển Luân Thánh Vương, nếu quý vị tu hành thì quý vị có thế thành Phât.
         08. Quý vị có th sanh về cõi trời Phạm Thiên và sống lâu đến một kiếp. Quý vị có thể làm vua thiên nhân.
         09. Quý vị sẽ không đọa vào đường ác. Những ngưi làm tượng Phật thì sẽ không đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
         10. Đời đời kiếp kiếp trong tương lai quý vị đều tôn kính Tam Bảo; Quy Y Tam Bảo, chẳng đọa lạc.
          Như trên là chúng tôi nói theo ý nghĩa trong kinh, nhưng trong cuộc sống hiện thực của chúng ta việc tạo, tạc tượng có hai ý nghĩa:
          - Ý thứ nhất là kỷ niệm, Phật là đạo sư ban đầu của chúng ta, chúng ta tiếp nhận sự giáo dục của Ngài, đạt được công đức lợi ích thù thắng từ sự giáo dục nầy thì đối với vị Đạo Sư sáng lập, chúng ta luôn luôn cảm ân, mỗi niệm không quên. Đây thuộc về ý kỷ niệm, gọi là trở về nguồn cội.
            - Ý thứ hai là học tập với Ngài, thấy người hiền mà noi theo. Chúng ta nhìn thấy hình tượng Ngài phải học theo Ngài. Nghe danh hiệu, cũng phải học Ngài. Chúng ta cúng dường hình tượng Phật, Bồ Tát cũng cần có tâm trạng nầy. Cho nên sự tạo tượng, tạc tượng, cúng dường tượng nhất định không phải là mê tín.
Ngoài ra, việc chúng ta cúng dường tượng Phật, cúng dường tượng Bồ Tát, dụng ý ở chỗ:
- Mượn những hình tượng này, từng giây từng phút nhắc nhở mình, nhìn thấy tượng Phật thì liền nghĩ đến lời dạy của Phật, Bồ Tát. Không nhìn thấy tượng Phật là quên mất rồi. Dụng ý của cúng tượng Phật cũng là ở chỗ này, chứ không phải xem Ngài giống như thần linh, không phải cầu mong Ngài phù hộ thăng quan phát tài, mà dùng Ngài để thường xuyên nhắc nhở mình. Nhắc nhở, điều đầu tiên là đọc Kinh, nhìn thấy tượng Phật thì nghĩ đến phải đọc Kinh, niệm Phật.
Từ đó ta thấy việc đọc Kinh, nghe pháp để chúng ta hiểu rõ nghĩa lý để xử sự trong đời sống. Qua đó những việc nào là nên làm, những việc nào không nên làm, đây gọi là Nghĩa. “Lý” là chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Nội dung của tất cả Kinh mà Phật nói ra, quy nạp lại là không ngoài hai sự việc này. “Nghĩa” chính là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, là việc quý vị nên làm. “Lý” là minh tâm kiến tánh. Không những quý vị phải học, mà còn phải giúp đỡ người khác.
Chùa là nới tôn nghiêm thờ phượng, bước vào cảnh già lam thanh tịnh, các tượng Phật trang nghiêm làm cho lòng người thanh thản. Nhất là ngày nay, cuộc sống ngày một phát triển, có người rất tài năng, giỏi giang, thành tựu sự nghiệp trên đường đời nhưng họ vẫn cảm thấy lạc lõng trong đời. Có lẽ là họ chưa tạo được nền tảng vững chắc trong cuộc sống của tự thân, nhưng khi bước chân vào chùa họ cảm thấy tâm hồn lặng đọng thanh tịnh nhẹ nhàng. Cho nên nói Chùa là nơi thanh tịnh là nơi thoa diệu những cơn nhiệt não trong cuộc đời.
          Với những điều chân thực và giản đơn thế mà đôi khi quý vị đã bỏ quên, rồi chất chứa nhiều đau khổ trong cuộc sống. Đạo Phật dạy mỗi người nhìn đời bằng trái tim mở rộng tấm lòng yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, Ý NGHĨA CÚNG DƯỜNG TƯỢNG PHẬT tại chùa tháp, am, thất,... là vô cùng to lớn để mỗi người cùng được chiêm ngắm tướng tốt của chư Phật, Bồ Tát, để tâm được thanh thản nhẹ nhàng, buông xuống những muộn phiền, lo âu của cuộc sống.
         Thỉnh một hay nhiều tượng Phật Dược Sư cao 8 inches để thờ tại Chùa Dược Sư Vạn Phật, tịnh tài cúng dường mỗi tượng là $300.00 dollars. Số tiền $300.00 dollars lớn thì cũng không hẳn là lớn, nhỏ cũng không hẳn là nhỏ. Nhưng cho dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, nếu quý vị tiêu dùng thì bao nhiêu cũng hết, nhưng nếu phát tâm thỉnh một Tôn Tượng Phật Dược Sư khắc tên cho người hiện tiền thì được bình an khỏe mạnh, trường thọ, cho người quá vãng thì được siêu thoát, sanh về cảnh giới an lành của chư Phật, thì số tiền $300.00 đó không bao giờ mất. Đã không mất mà còn tăng thêm phước, lộc và thọ.
            Cho nên việc tạo tượng, cúng dường hình, tượng Phật hoặc hình, tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao, nên làm.
            Nhân đây chúng tôi cũng chân thành tri ân chư Phật Tử, Chư Đồng Bào, Đồng Hương và Các Bạn Trẻ đã trực hoặc gián tiếp ủng hộ trên phương diện tinh thần và vật chất trong nhiều năm qua. Mọi sự ủng hộ xin liên lạc về văn phòng:
            Chùa Dược Sư Vạn Phật
            6918 42nd Ave. S.
            Seattle, WA 98118
            Điện thoại: 206-725-1070;
            Điện thơ: chuaduocsu@duocsu.org
            Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát
 
 
Biết Thêm Về Ngọc Xá Lợi
            
Thân xác con người, dù nam hay nữ, lớn hoặc nhỏ, lúc quá vãng sau khi thiêu xong đều để lại xương và răng, không nhiều thì ít. Nhưng đó chỉ là xương thông thường mà không đổi màu, chỉ một màu trắng chứ không có màu sắc nào khác. Riêng về ngọc xá lợi chỉ có người tu giữ giới nghiêm tịnh mới có, mà qua đó trong Kinh Tạng thường nhắc đến xá lợi xương, răng và xá lợi ngọc của Phật là phần di thể của Ngài sau khi trà tỳ còn lại. Nói một cách khác, ngọc xá lợi là thành quả của những năm tháng tu hành, giữ giới luật nghiêm minh và công năng tu tập thiền quán cao thâm của những bậc tu hành. Xá lợi có thể chia thành hai loại:
- Thân xá lợi, và
- Pháp xá lợi.
A- Thân Xá Lợi:
Là những gì liên quan đến đồ dùng, pháp khí hoặc nhục thân của Phật, Bồ Tát, A La Hán, hoặc các vị cao tăng đại đức chứng đạo. Trong Kinh Tạng có nhắc đến Xá Lợi khi nói về những phần như tóc, móng tay, răng, xương, và ngọc xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng Đức Phật đã lưu rất nhiều xá lợi gồm có:
- Răng & Xương xá lợi,
- Ngọc xá lợi,
- Toàn thân xá lợi
1- Răng & Xương Xá Lợi:
Như có lẫn đã đề cập, răng và xương là hai phần rắn chắc nhất của cơ thể còn lại sau khi trà tỳ. Trong số các xá lợi, xá lợi răng đặc biệt là đôi răng nanh được xem là quý giá nhất, đẹp nhất và sáng nhất. Cũng theo Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi lại, Vua Trời Đế Thích cầu thỉnh Đức Phật trước khi nhật diệt, khi nào nhật lưu xá lợi xin cho Ngài một chiếc răng nanh sau khi lễ trà tỳ để ông ta đem về thờ tại điện phạm thiên.
 Liên quan đến việc tôn thờ xá lợi, tại Tích Lan có một ngôi tháp nổi tiếng nhất hiện nay đang thờ xá lợi răng, không phải răng thường mà là răng nanh của Đức Phật do hoàng tử Mahinda con của Vua A Dục đem tặng. Xá lợi răng nầy hiện nay được coi là quốc bảo của Tích Lan. Do vậy mà ngày xưa là các vị vua, và ngày nay là các vị Tổng Thống của Tích Lan mỗi lần nhậm chức đều phải đến lễ Xá Lợi Răng nầy.
Bên cạnh Tích Lan, tại Trung Quốc ở Bắc Kinh, Chùa Linh Quang cũng có thờ Xá Lợi Răng của Phật gọi là Nha Xá Lợi hiện nay được xem là quốc bảo, và ở Huyện Bảo Kê thuộc ngoài thành thành phố Bảo Kê, cách thành phố Tây An tức là Trường An khoảng 300km, Chùa Pháp Môn có thờ xá lợi xương đốt lóng tay của Đức Phật gọi là Ngọc Chỉ Xá Lợi. Tất cả các ngôi Chùa ở Trung Quốc chỉ có Chùa Linh Quang và Chùa Pháp Môn có xá lợi xương răng và đốt lóng tay của Đức Phật, còn các ngôi Chùa khác thì thờ ngọc xá lợi.
2- Ngọc Xá Lợi:
Ngọc Xá Lợi là phần tủy kết tinh lại thành những viên ngọc có hình thể tròn và cứng, hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Có viên lớn như hạt bắp, có viên lớn như hạt đậu, có viên như hạt mè hạt cát ... Ngọc xá lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường xá lợi có từ ba đến năm màu chính đó là:
- Trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng
Ngoài các màu chính còn có các màu phụ, trong các màu có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, có thứ màu sắc tươi nhuận như san hô, có thứ màu xanh lá cây, có thứ màu xanh biếc, có thứ màu nâu .... Liên quan đến việc tôn thờ xá lợi, trong kinh Đại Bát Niết Bàn cũng diễn tả rằng:
- Sau khi lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần cho đại diện tám nước đem về thờ tại tám bảo tháp tại kinh đô của tám nước.
Sử ghi rằng, sau đó trên hai trăm năm sau khi đức Phật nhập niết bàn, hoàng đế A Dục thống nhất toàn cõi Ấn Độ và trở thành vị vua phật tử hộ đạo, vì muốn làm lợi ích và truyền bá chánh pháp rộng rãi, nên Vua A Dục đã ra lệnh gom tất cả Xá Lợi của Phật đã được thờ tại tám quốc gia trước đây lại và chia thành 84,000 phần tôn thờ trong 84,000 ngôi tháp báu nhỏ và ban bố đi khắp các nơi trong và ngoài nước Ấn Độ. Trong số những tháp được vua A Dục gởi đi, có ba tháp hiện thờ tại Trung Quốc, đó là:
- Bạch Tháp ở Ngũ Đài Sơn, tỉnh Sơn Tây,
- Một ngôi tháp tại Chùa A Dục Vương thuộc Ninh Ba, tỉnh Triết Giang.
- Tháp còn lại thờ tại Chùa Lục Dung, tỉnh Quảng Châu.
Tương truyền ngọc xá lợi của Phật có thể biến hoá từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và toả sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu nầy phải do tâm chí thành lễ bái của người có tâm đạo. Tuy nhiên nếu thờ mà không chuyên tâm lễ bái thì xá lợi sẽ biến mất. Có lẽ đây là lý do giải thích tại sao các nước Phật Giáo Nam Tông có xá lợi nhiều như:
- Tích Lan, Thái Lan, Lào, Miến Điện ...
Đặc biệt là miến điện có đến 10,000 bảo tháp thờ ngọc xá lợi. 
Như đã có lần đề cập, xá lợi răng và xương của Phật còn lại rất ít vì không biến hóa ít thành nhiều, do vậy bảp tháp thờ răng và xương rất hiếm. Riêng tháp thờ ngọc xá lợi thì rất nhiều. Tại Việt Nam, Phật Giáo Việt Nam, trước năm 1975 chỉ có một số chùa thờ xá lợi Phật, điển hình là Chùa Xá Lợi tại Sài Gòn. Viên ngọc Xá lợi thờ tại Chùa Xá Lợi Sài Gòn do Giáo Hội Phật Giáo Tích Lan cúng dường vào đầu năm 1960. Tuy nhiên sau năm 1975 cho đến ngày nay có lẽ tại Việt Nam cũng có khá nhiều chùa có xá lợi Phật.
3- Toàn Thân Xá Lợi:
Nói về toàn thân xá lợi là chỉ cho nhục thân bất hoại, hoặc chân thân bất hoại của các vị cao tăng đắc đạo để lại. Theo các nhà Phật Học Trung Hoa giải thích rằng, nhục thân của các vị tăng được hoả táng thì sẽ để lại xá lợi răng xương và ngọc. Lọai xá lợi nầy gọi là Toái Thân Xá Lợi. Toái nghĩa là vở từng mảnh nhỏ, chỉ cho răng rời từng chiếc, xương vở từng mảnh, và tủy kết thành từng viên nhỏ. Còn nếu các vị cao tăng sau khi mất để lại nhục thân bất hoại thì gọi là Toàn Thân Xá Lợi vì hình hài không hư nát, và giữ được với thời gian. Tuy thế nhục thân bất hoại của một số vị bị nhỏ theo thời gian.
Thân bất hoại của cá vị thiền sư đôi lúc được giát vàng lá, hoặc tô một lớp dầu sơn mài đặc biệt ở bên ngoài. Theo Cao Tăng Truyện thì khi mới viên tịch, thân thể các vị Thánh Tăng nầy tỏa ra hương thơm đặc biệt lâu ngày mới tan. Nhục thân nầy không bị thối nát theo thời gian, đây là nét đặc thù của Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam
a- Tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc hiện nay có trên 10 nhục thân bất hoại của các vị thánh tăng, trong số đó tiêu biểu như là:
- Lục Tổ Huệ Năng
- Thiền Sư Đan Điền
- Thiền Sư Hám Sơn ...
b- Tại Việt Nam
Tại Việt Nam cũng có các vị thiền sư để lại nhục thân bất hoại như Ngài:
- Chuyết Công Thiền Sư là người Trung Hoa là vị tổ truyền thừa phái Lâm Tế ở đàng ngoài, và nhục thân của Ngài thờ tại Chùa Phật Tích Bắc Ninh.
- Ngài Đạo Chân(Vũ Khắc Minh)
- Ngài Đạo Tâm(Vũ Khắc Trường)
Hai vị thiền sư nầy vốn là hai thầy trò mà cũng là hai chú cháu để lại hai nhục thân bất hoại tại Chùa Thành Đạo mà người Điạ phương gọi là Chùa Đậu ở huyện Thường Tích cách Hà Nội 23 Km.
B- Pháp Xá Lợi
1- Tâm Đại Nguyện Xá Lợi:
Ngoài hai loại xá lợi, toái thân xá lợi và nhục thân xá lợi, còn có một loại xá lợi đặc thù khác tạm gọi là: Tâm Đại Nguyện Xá Lợi. Loại xá lợi nầy là một bộ phận trong thể của các vị thánh tăng để lại làm chứng cho lời đại nguyện của các ngài. Loại xá lợi nầy hiện có tại Việt Nam, mà qua đó trái tim bất diệt của Hòa Thượng Quảng Đức là một thí dụ cụ thể. Tại Trung Quốc cũng có Ngài Cưu Ma La Thập Thánh Tăng(344-413) dịch giả hàng đầu đã để lại cho đời xá lợi lưỡi để chứng minh lời dịch của Ngài là chơn thật.
2- Thơ Văn Xá Lợi:
Một đặc thù khác của Pháp Xá Lợi, là nhiều vị thiền sư không để lại nhục thân bất hoại vì xác thân của ngài nhập tháp. Khi đã nhập tháp có nghĩa là không trà tỳ, mà đã không trà tỳ thì không để lại Toái Thân Xá Lợi. Đối với thiền tôn các nhà nghiên cứu học Phật giải thích rằng các bài thơ chứng đạo, thị tịch, hoặc các hiện tượng lạ trước khi vị tăng hoặc ni qua đời là bằng chứng cho thành quả tu hành, mà qua đó bài thơ thị tịch của Mãn Giác Thiền Sư là một thí dụ:
- Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch là:
- Xuân đã qua thời tiết đổi thay
Trăm hoa tàn úa rụng rơi đầy
Định luật tuần hoàn luân lưu mãi
Rồi lại xuân về trăm hoa khai
Kiếp người ngắn ngủi với thời gian
Trẻ đi già đến thật ngỡ ngàng
Đường tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua mai nở trước hành lang.
Và của Ngài Vạn Hạnh Thiền Sư
- Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô uý thí
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Nghĩa là:
- Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xanh tươi Thu nãi nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hải
Giống như ngọn cỏ giọt sương Đông.
Như trên là chúng ta đã biết qua những loại và giá trị của xá lợi, do vậy có thể nói ai là người có phước duyên mới được nghe, và được thấy xá lợi.

 

                                                                                 Về Đầu Trang >>

 
 

 

CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC

 

 

HÌNH ẢNH

 

Hương Sắc Các Mùa
Tu Học
Tu Học Phật Đản
Xuân
Quán Niệm

Những Tấm Lòng Vàng

Chùa Dược Sư Vạn Phật